MỘT SỐ NÉT CHÍNH CỦA QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ THANH HÓA ĐẾN 2040.
Định hướng phát triển không gian:
Phát triển không gian đô thị tập trung, lan tỏa kết nối với ý tưởng chủ đạo là: tựa núi (Ngàn Nưa) - bên sông (sông Mã) - hướng biển (vịnh Bắc Bộ), lấy dãy Ngàn Nưa làm chỗ dựa, phát triển đô thị hai bên bờ sông Mã, kết nối mạnh về phía Đông, hưởng ra biển.
a) Mô hình, cấu trúc không gian đô thị:
Phát triển đô thị Thanh Hóa theo mô hình “ tập trung, đa tâm"; điều chỉnh mô hình “ vành đai – xuyên tâm “ thành mô hình “vành đai mở kết hợp mạng lưới mềm". Lấy trục Đại lộ Lê Lợi kéo dài làm trục trung tâm, lấy sông Mã làm trục cảnh quan của đô thị; tăng cường các dải đô thị song song với trục cảnh quan sông Mã; hình thành vành đai số 3 kết nối các dải đô thị. Lấy trung tâm đô thị hiện hữu làm hạt nhân, hình thành khung cấu trúc đô thị “03 trục phát triển - 06 trung tâm – 01 hành lang sinh thái tự nhiên” như sau:
(1) Các trục phát triển chính gồm 03 trục như sau:
Trục truyền thống: Theo hướng Bắc - Nam dọc Quốc lộ 1A cũ, nổi các khu vực phát triển truyền thống của đô thị gồm khu vực Hàm Rồng; khu vực Hạc Thành và khu vực cầu Quản Nam.
- Trục phát triển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam: theo các trục đường QL45, QL47, Đại lộ Đông - Tây, Đại lộ Nam sông Mã; nổi các khu vực phát triển đô thị hiện đại từ Nút giao đường bộ cao tốc Đông Xuân, qua Trung tâm hiện hữu của thành phố, kết nối với thành phố du lịch biển Sầm Sơn.
- Trục phát triển mới theo hướng Tây Nam – Đông Bắc: từ đường Trung tâm thành phố đi Cảng hàng không Thọ Xuân qua Đại lộ Lê Lợi, Đại lộ Nguyễn Hoàng đi biển Hải Tiến, kết nối các khu vực có vai trò động lực phát triển mới.
(2) Các trung tâm tích hợp gồm 06 trung tâm, gồm:
- Trung tâm hiện hữu: chức năng trọng tâm là trung tâm hành chính, chính
trị của thành phố và của cả tỉnh Thanh Hóa.
- Trung tâm Hàm Rồng – Núi Đọ: chức năng trọng tâm là trung tâm du lịch, văn hóa lịch sử và cảnh quan sinh thái.
-Trung tâm Đông Nam: chức năng trọng tâm là trung tâm thể dục thể thao cấp tỉnh, trung tâm dịch vụ khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực và trung tâm đô thị mới theo hướng liên kết Thành phố Thanh Hóa Thành phố Sầm Sơn.
-Trung tâm Đông Bắc: chức năng trọng tâm là dịch vụ thương mại khu vực Bắc sông Mã và trung tâm đô thị mới; liên kết Thành phố Thanh Hóa với vùng đô thị hóa huyện Hoằng Hóa và vùng phía Bắc tỉnh Thanh Hóa.
-Trung tâm phía Tây: chức năng trọng tâm là công nghiệp, dịch vụ vận tải, logistics, dịch vụ đầu mối nông lâm sản; liên kết Thành phố Thanh Hóa với các huyện Triệu Sơn, Thiệu Hóa và vùng phía Tây tỉnh Thanh Hóa.
- Trung tâm phía Tây Nam: chức năng trọng tâm là nông nghiệp đô thị và trung tâm dịch vụ y tế chất lượng cao; liên kết với các huyện Quảng Xương, Nông Cống và vùng phía Nam tỉnh Thanh Hóa.
(3) Hành lang sinh thái tự nhiên hai bên bờ sông Mã: hình thành các công viên sinh thái dọc sông Mã phù hợp với thủy văn và cảnh quan bên sông.
b) Định hưởng phát triển các khu vực:
Các khu vực đô thị gắn với trung tâm hiện hữu:
- Khu vực 1: Diện tích tự nhiên khoảng 1.035ha, quy mô dân số đến năm 2040 khoảng 105.000 người, gồm các phường Đông Thọ, Điện Biên, Trưởng Thi, Lam Sơn, Ba Đình, Ngọc Trạo, Tân Sơn, một phần phường Đông Vệ (phía Bắc sông Nhà Lê). Là lõi trung tâm thành phố hiện hữu gắn với trung tâm hành chính chính trị, kinh tế, văn hóa hiện nay của tỉnh.
- Khu vực 2: Diện tích tự nhiên khoảng 1.275ha, quy mô dân số dân năm 2040 khoảng 40.000 người, gồm các phương Nam Ngạn, Đông Hương, Đông Hải. Là khu vực đô thị mới phía Đông lõi trung tâm hiện hữu, gắn với trung tâm hành chính chính trị, văn hóa, thể thao và dịch vụ thương mại của thành phố. Hình thành khu vực hấp dẫn gồm các trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí và các khu đô thị mới chất lượng cao dọc các Đại lộ Lê Lợi, Đại lộ Nguyễn Hoàng, đường Nam sông Mã, gắn với cảnh quan ven sông Mã
- Khu vực 3: Diện tích tự nhiên khoảng 1.427ha; quy mô dân số đến năm
2040 khoảng 55.000 người, thuộc các phường Đông Sơn, Quảng Thịnh, một phân phường Đông Vệ (phía Nam sông Nhà Lê), một phần phường Quảng Thành (phía Tây Đại lộ Hùng Vương). Là khu vực đô thị đang phát triển phía Đông Nam lõi trung tâm hiện hữu gắn với trung tâm y tế, giáo dục hiện có của tỉnh. Hình thành không gian trung tâm mới phía Nam kết hợp cải tạo chỉnh trang dân cư hiện có và các không gian hỗn hợp với các hạt nhân là các trường đại học. bệnh viện hiện có; các công trình dịch vụ hai bên Đại lộ Võ Nguyên Giáp, đường Quang Trung, đường CSEPD, đại lộ Hùng Vương.
Khu vực 4: Diện tích tự nhiên khoảng 1.633ha; quy mô dân số đến năm 2040 khoảng 110.000 người, thuộc các phương An Hưng, Quảng Thắng, Đông Tân, Phủ Sơn. Là khu dân cư và vùng cảnh quan phía Tây Nam lõi trung tâm hiện hữu. Tổ chức không gian khu ở sinh thái giữa vùng cảnh quan được tạo bởi cum Núi Mật Sơn, Núi Nhồi, Núi Vức và sông Nhà Lê. Hoàn nguyên môi trường khu vực mỏ đá sau khai thác thành các khu cây xanh, dịch vụ, vui chơi giải trí và du lịch gắn với Khu Di tích danh thắng Núi Nhồi và hệ thống sông Nhà Lê, kênh Bắc.
Các khu vực đô thị gắn với trung tâm Hàm Rồng – Núi Đọ, chức năng trọng tâm là du lịch, văn hóa lịch sử và cảnh quan sinh thái, gồm:
- Khu vực 5: Diện tích tự nhiên khoảng 1.959ha; quy mô dân số đến năm 2040 khoảng 65.000 người, thuộc các phường Hàm Rồng, Đông Cương, Đông Lĩnh. Là khu vực bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa, thẳng canh thiên nhiên, phát triển đô thị mật độ thấp gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng dồng, dịch vụ vui chơi giải trí và thể thao. Tổ chức không gian du lịch với hạt nhân là Khu di tích danh thắng Hàm Rồng và các khu hỗ trợ gồm trung tâm nghiên cứu, giới thiệu và trưng bày khảo cổ, khu khách sạn, nhà hàng tại phường Đồng Cương. Tổ chức các khu vực đô thị tại Đông Cương, Đông Lĩnh theo dạng các khu dân cư sinh thái mật độ thấp kết hợp với cải tạo, chỉnh trang dân cư làng xóm hiện hữu.
- Khu vực 6: Diện tích tự nhiên khoảng 1.473ha, quy mô dân số đến năm 2040 khoảng 55.000 người, thuộc các phương Thiệu Dương, Thiệu Khánh, xã Thiệu Vân. Là khu vực đô thị sinh thái ven sông Mã nằm giữa Núi Đọ và núi Hàm Rồng. Bố trí các khu nhà ở dạng sinh thái kết hợp với các làng xóm ven dễ khu vực Thiệu Dương. Thiệu Khánh và dọc kênh tiêu Văn Khánh. Bảo tồn, tồn tạo và phát huy giá trị di chỉ khảo cổ Núi Độ, di tích Đền thờ Dương Đình Nghệ, Chùa Vềm và các công trình văn hóa, tín ngưỡng trong khu vực. Duy trì cảnh quan ven sông Mã và cảnh quan nông nghiệp của khu vực và hình thành các công viên ven sông Mã với các chủ đề về vườn thực cảnh, khảo cổ và danh nhân văn hóa lịch sử.
* Khu vực đô thị gắn với trung tâm Đông Bắc tại Bắc sông Mã, gồm:
Khu vực 7: Diện tích tự nhiên khoảng 2 .237ha; quy mô dân số đến năm 2040 khoảng 145.000 người, thuộc các phường Tào Xuyên, Long Anh và các xã Hoằng Quang, Hoằng Đại. Là khu vực phát triển đô thị mới xanh, thông minh, hiện đại gắn với dịch vụ thương mại cấp đô thị và là khu đô thị mới hiện đại. đồng bộ theo hướng đô thị thông minh tại cửa ngõ phía Đông Bắc. Tổ chức trục cảnh quan Bắc sông Mã, tạo lập hình ảnh khu đô thị sinh thái gắn với cảnh quan thiên nhiên ven bờ sông Mã với điểm nhấn tại khu vực cửa ngõ phía Bắc cầu Nguyệt Viên.
* Khu vực đô thị gắn với trung tâm Đông Nam
- Khu vực 8: Diện tích tự nhiên khoảng 3.338ha; quy mô dân số đến năm 2040 khoảng 215.000 người, thuộc các phường Quảng Hưng, Quảng Phú, Quảng Tâm, Quảng Đông, Quảng Cát và 1 phần phưởng Quảng Thành (phía Đông đại lộ Hùng Vương). Là khu vực phát triển đô thị mới về phía Đông Nam, kết nối với Thành phố Sầm Sơn.Phát triển các công trình dịch vụ thương mại cấp đô thị dọc QL47, Đại lộ Nam sông Mã, đại lộ Hùng Vương, đại lộ Võ Nguyên Giáp, và các tuyến quy hoạch đường Vành đai số 2 phía Đông, quy hoạch đường Quốc lộ 10; khu Cảng Lễ Môn và bến thủy tổng hợp Quảng Hưng.
Phát triển các dịch vụ giáo dục đào tạo, dịch vụ kỹ thuật như: Trưởng đại học Công nghiệp TPHCM tại phường Quảng Tâm; Khu đô thị giáo dục quốc tế tại phường Quảng Phủ. Khu R&D và dịch vụ khoa học kỹ thuật tại phường Quảng Đông.
Bố trí Khu liên hợp Thể thao cấp tỉnh và các dịch vụ khai thác kinh tế thể thao tại trung tâm Khu đô thị Đông Nam. Tổ chức các công viên vui chơi giải tri gắn với khu liên hợp thể thao và dải xanh ven sông Mã, hai bên đoạn sông cụt Lễ Môn, sông Thống Nhất. Bố trí cây xanh cách ly đảm bảo tiêu chuẩn khi mở rộng Nghĩa trang Chợ Nhàng.
* Các khu vực đô thị gắn với Trung tâm phía Tây:
Khu vực 09: Diện tích tự nhiên khoảng 1693ha; quy mô dân số đến năm 2040 khoảng 40.000 người, thuộc thị trấn huyện lỵ Đông Sơn và các xã Đông Tiến, Đông Thanh. Là khu vực đô thị mở rộng gắn với Thị trấn Đông Sơn hiện nay. Cải tạo chỉnh trang dân cư hiện có và phát triển dân cư mới kết hợp với các công trình hỗn hợp dịch vụ tại các khu vực 2 bên QL45, QL47. Bảo vệ cảnh quan sinh thái, bảo tồn và khai thác di tích thắng cảnh Rừng Thông
- Khu vực 10: Diện tích tự nhiên khoảng 2.419ha; quy mô dân số đến 2040 khoảng 35.000 người, thuộc các xã Đông Khê, Đông Minh, Đông Ninh, Đông Hoảng. Đông Hòa. Phát triển đô thị sinh thái gắn với dịch vụ vận tải đầu môi,
kho tăng xung quanh nút giao Đông Xuân; phát triển vùng sinh thái và du lịch trai nghiệm nông nghiệp phía Tây huyện Đông Sơn.
Khu vực 11: Diện tích tự nhiên khoảng 2.21 thả quy mô dân số năm 2040 khoảng 115.000người, thuộc các xã Đông Thịnh, Đông Yên, Đồng Văn, Đông Phú. Là khu vực phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ phía Tây thành phố Thanh Hóa. Bố trí Khu đô thị dịch vụ thương mại, nhà ở và KCN phía Tây gắn với trục phát triển từ thành phố đi CHK Thọ Xuân.
Khu vực đô thị gắn với Trung tâm Tây Nam
Khu vực 12: Diện tích tự nhiên khoảng 2.118ha; quy mô dân số đến năm 2040 khoảng 20.000 người, thuộc các xã Đông Nam, Đông Quang, Đông Vinh. Là khu vực đô thị sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và sản xuất nông nghiệp chất lượng cao.
Tổ chức các khu đô thị sinh thái kết hợp trang trại hữu cơ và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đô thị du lịch nghỉ dưỡng gắn với khu di tích lịch sử Hoàng Nghiêu; bố trí quỹ đất dự trữ để xây dựng Khu đô thị dịch vụ Y tế chất lượng cao. Tổ chức bảo vệ môi trưởng và khai thác cảnh quan dọc sông Mã, sông Nhà Lê, kênh Trưởng Tuế và các kênh tưới, tiêu lớn trong khu vực; bố trí các hồ nước và các vùng giữ nước để tránh úng ngập trong quá trình đô thị hóa.