• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Harley Quinn

Người nổi tiếng
Thanh Hóa nên học tập Ninh Bình làm mô hình phố cổ Hoa Lư tại Hồ Kỳ Lân, đoạn phố chỉ khoảng 100m nhưng tôi thấy rất ấn tượng.
Các điểm có thể làm được tương tự
1. Gần Lam Kinh
Dựng đoạn phố thương gia thời Lê tại phố Đầm, khôi phục phố Đầm
2. thành nhà Hồ
Dựng đoạn phố cổ thời Trần-Lê
3. TPTH
Dựng đoạn phố, làng cổ, tuyến đi bộ tại Làng cổ Đông Sơn.
Cải cách ruộng đất, dân Thanh Hóa là hăng hái phá chùa chiền, đền miếu tợn nhất, phá không sót thứ gì, rất nhiều cụ già kể lại xưa kia nhiều Đền Chùa, Miếu Mạo lắm toàn các công trình cổ, đơn giản vì Thanh Hóa là quê của vua chúa nên tầng lớp quý tốc rất đông

Các Vua ,Chúa rồi các Hoàng Hậu, các Phi, các Hoàng Tử, rồi các Quận Công còn các Chúa đông vô cùng, nên đúng ra ở Thanh Hóa phải đến cải vài nghìn di tích chứ không phải bây giờ còn mỗi Lam Kinh, Thành Nhà Hồ, Phủ Trịnh, Gia Miêu........

ở Thọ Xuân gần như xã nào cũng có Chùa Cổ, đặc biệt là Rùa cõng bia đá, vì đều là con cháu của các vị khởi nghĩa thời Hậu Lê, ở xá Thọ Hải quê em có cái Chùa từ tận thời Lý mà phá thành cái sân đình, giờ thì lại khôi phục thành Chùa thì muộn rồi

Đúng ra chính Thanh Hóa mới là nơi nhiều Lễ Hội, di tích bậc nhất VN, vì các lễ hội ngoài Bắc bây giờ các cụ cao niên ở TH kể lại là mới nổi lên từ cấp địa phương lên thành cấp QG trong vài chục năm gần đây, dân khắp nơi tứ phương mới ồ ạt kéo đi

Chứng kiến người đân Thanh Hóa đi đền Trần, Chợ Viềng, Bà Chúa Kho, Yên Tử, Tây Thiên thật nực cười....... thực sự xấu hổ với tiên tổ
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Cải cách ruộng đất, dân Thanh Hóa là hăng hái phá chùa chiền, đền miếu tợn nhất, phá không sót thứ gì, rất nhiều cụ già kể lại xưa kia nhiều Đền Chùa, Miếu Mạo lắm toàn các công trình cổ, đơn giản vì Thanh Hóa là quê của vua chúa nên tầng lớp quý tốc rất đông

Các Vua ,Chúa rồi các Hoàng Hậu, các Phi, các Hoàng Tử, rồi các Quận Công còn các Chúa đông vô cùng, nên đúng ra ở Thanh Hóa phải đến cải vài nghìn di tích chứ không phải bây giờ còn mỗi Lam Kinh, Thành Nhà Hồ, Phủ Trịnh, Gia Miêu........

ở Thọ Xuân gần như xã nào cũng có Chùa Cổ, đặc biệt là Rùa cõng bia đá, vì đều là con cháu của các vị khởi nghĩa thời Hậu Lê, ở xá Thọ Hải quê em có cái Chùa từ tận thời Lý mà phá thành cái sân đình, giờ thì lại khôi phục thành Chùa thì muộn rồi

Đúng ra chính Thanh Hóa mới là nơi nhiều Lễ Hội, di tích bậc nhất VN, vì các lễ hội ngoài Bắc bây giờ các cụ cao niên ở TH kể lại là mới nổi lên từ cấp địa phương lên thành cấp QG trong vài chục năm gần đây, dân khắp nơi tứ phương mới ồ ạt kéo đi

Chứng kiến người đân Thanh Hóa đi đền Trần, Chợ Viềng, Bà Chúa Kho, Yên Tử, Tây Thiên thật nực cười....... thực sự xấu hổ với tiên tổ
Chuẩn
Một thời cán bộ ít học cầm quyền!
Giờ tiền tấn cũng ko đủ để tôn tạo di tích
 
D

DongSonTH

Khách vãng lai
mà nếu không sát nhập được thì tôi mong nó dừng luôn đề án này đi cũng được.
Cứ để Đông Sơn tự phát triển lên, sau này lên thị xã, rồi thành phố độc lập. Đất Thiệu Hóa chia đôi cho Đông Sơn và TPTH.
Phương án này là đẹp!
Em đang làm sổ đỏ mảnh đất ở quê, các cán bộ nói may vẫn kịp làm xong trước khi vào Thành Phố mà
 

Harley Quinn

Người nổi tiếng
Chuẩn
Một thời cán bộ ít học cầm quyền!
Giờ tiền tấn cũng ko đủ để tôn tạo di tích
Bác vào Huế thấy di tích nhiều quanh thành phố Huế và các Huyện xung quanh nhưng chưa là gì so với Thanh Hoá cả, ngay ở TP TH còn một đống bia đá, mộ đá sừng sững ở đường Nguyễn Trãi ngay cạnh khu Liên Sở vv..vv

Hay ngã 3 Nguyễn Trãi - Dương Đình Nghệ trước cửa nhà em ông Ngoại kể là cái Chùa cổ rất thiêng, lúc phá để mở rộng đường Nguyễn Trãi thập niên 80 cứ ông nào cưa là bị gãy tay, sau làm lễ mãi mới xin bốc đi vv..vv

Nhiều công trình xưa kia quý lắm, như Chùa ở Thọ Hải quê nội em các cụ kể kiến trúc giữ lại gần như nguyên vẹn, còn có cả Thạp Đồng cổ, xong phá sạch, nói không phải mê tín mấy tay làm công tác Thanh Niên thời đấy bẻ tay tượng Phật dìm xuống áo giờ con cháu dở dại hết

Đất Thanh Hoá giờ ít Vua, Quan so với quá khứ có lẽ vì vậy nếu xét về mặt tâm linh, ngoài Bắc phải nói là họ bảo tồn và phát huy các lễ hội di tích quá tốt luôn
 
Last edited:

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thanh Hoá làm du lịch phải nói là rất kém
Việc khách du lịch đông không phải do lãnh đạo giỏi mà là do điều kiện vị trí địa lý cách Hà Nội chỉ 150km và giáo miền Bắc trong khi biển miền Bắc nhiều phù sa lắng đọng ko tắm nổi thì họ đi Thanh Hoá
Nếu những tài nguyên du lịch như : thành nhà Hồ, điện Lam Kinh, Làng cổ Đông Sơn, Phủ Trịnh, Nguyên miếu Triệu Tường, Đền Bà Triệu; Lê Hoàn…. mà vào tay Ninh Bình thì chắc chắn họ đã làm rực sáng tất cả các di tích này và đón nhận hàng chục triệu khách du lịch
Có thể nói Thanh Hoá là số 1 của quốc gia về tài nguyên du lịch khi vừa có các kinh thành cổ, di sản văn hóa thế giới; vừa có hàng chục km bờ biển có thể làm bãi tắm; vừa có vùng rừng núi có điểm khí hậu mát mẻ quanh năm như Son bá mười của Pù Luông để làm du lịch sinh thái…
Tóm lại: du lịch Thanh Hoá vừa giống Đà Nẵng( biển) lại có thể giống Huế( Thành nhà Hồ; Lam Kinh, Phủ Trịnh,Miếu Triệu Tường); lại có thể giống Ninh Bình( lang cổ Đông Sơn, danh thắng Kim Sơn Vĩnh Lộc, động Từ Thức….); giống du lịch Hà Giang; Lào Cai( Pù Luông)
Lại có biên giới với Lào để kết nối du lịch xuyên quốc gia
Tiềm năng du lịch đa dạng số 1 của quốc gia nhưng quả thật quản lý du lịch còn rất đụt
 
C

chelamphuquang

Khách vãng lai
Đó là sự thật mà sách vở báo chí không bao giờ nhắc tới, chỉ qua lời kể của những thế hệ đương thời mà nghe lại vẫn còn xót xa uất hận
Trước cải cách ruộng đất thì Thanh Hóa có vô số di tích thời phong kiến cũng như đền chùa miếu mạo..... có thể nói cứ ra ngoài ngõ là có dấu tích xưa rồi, ngay cả trong khu vực txth bấy giờ cũng vô số chứ chưa cần đến các làng xã xung quanh và các huyện......
Ngay khu vực làng Hạc thôi ngày đó đã tồn tại bao nhiêu di chỉ cổ, sau cải cách họ phá bỏ gần hết để làm sân kho, nhà trẻ... nhưng những hiện vật cổ bằng đá vẫn còn la liệt ven đường, bụi rậm, góc vườn
Không hiểu sao hồi đó họ lại hăng hái phá bỏ lịch sử một cách cuồng loạn như vậy, chưa kể những màn đấu tố khiến bao người chết oan, gia đình dòng họ rơi vào thảm cảnh còn những kẻ vô học vô đạo đức thì lại được tôn vinh và là nỗi khiếp sợ của xã hội.
Phá bỏ đến điên cuồng từ những kẻ ngu cuồng sẵn sàng lôi bố mẹ ae chòm xóm ra đình đấu tố để lập công
Và như một nhân quả, suốt một thời gian dài sau đó là thiên tai dịch họa ập xuống, đói khát nghèo nàn lạc hậu, ra ngoài bị kỳ thị khinh ghét.....
Còn những người đã tìm được miền đất mới thì không có ý muốn trở về, không ít người còn ác cảm khi nhắc đến vùng đất mà họ đã ra đi
 
2

2Q Vlog

Khách vãng lai
Đó là sự thật mà sách vở báo chí không bao giờ nhắc tới, chỉ qua lời kể của những thế hệ đương thời mà nghe lại vẫn còn xót xa uất hận
Trước cải cách ruộng đất thì Thanh Hóa có vô số di tích thời phong kiến cũng như đền chùa miếu mạo..... có thể nói cứ ra ngoài ngõ là có dấu tích xưa rồi, ngay cả trong khu vực txth bấy giờ cũng vô số chứ chưa cần đến các làng xã xung quanh và các huyện......
Ngay khu vực làng Hạc thôi ngày đó đã tồn tại bao nhiêu di chỉ cổ, sau cải cách họ phá bỏ gần hết để làm sân kho, nhà trẻ... nhưng những hiện vật cổ bằng đá vẫn còn la liệt ven đường, bụi rậm, góc vườn
Không hiểu sao hồi đó họ lại hăng hái phá bỏ lịch sử một cách cuồng loạn như vậy, chưa kể những màn đấu tố khiến bao người chết oan, gia đình dòng họ rơi vào thảm cảnh còn những kẻ vô học vô đạo đức thì lại được tôn vinh và là nỗi khiếp sợ của xã hội.
Phá bỏ đến điên cuồng từ những kẻ ngu cuồng sẵn sàng lôi bố mẹ ae chòm xóm ra đình đấu tố để lập công
Và như một nhân quả, suốt một thời gian dài sau đó là thiên tai dịch họa ập xuống, đói khát nghèo nàn lạc hậu, ra ngoài bị kỳ thị khinh ghét.....
Còn những người đã tìm được miền đất mới thì không có ý muốn trở về, không ít người còn ác cảm khi nhắc đến vùng đất mà họ đã ra đi
Các bác cứ xót xa chê trách cái gì, chẳng riêng gì TH mà tình hình lúc đó khắp cả nước này đều giống nhau cả thôi. Tôi dân gốc Hà Nam Ninh, nghe ông bà bố mẹ kể lại thì chuyện đập phá chùa chiền miếu mạo, đấu tố lẫn nhau ở quê tôi cũng thế. Khi ta phán xét nhân vật lịch sử phải đặt trong bối cảnh lịch sử, nếu như chúng ta ở thời đó thì cũng hành động như các vị tiền nhân thôi.
 

Hungda

Người nổi tiếng
Bác vào Huế thấy di tích nhiều quanh thành phố Huế và các Huyện xung quanh nhưng chưa là gì so với Thanh Hoá cả, ngay ở TP TH còn một đống bia đá, mộ đá sừng sững ở đường Nguyễn Trãi ngay cạnh khu Liên Sở vv..vv

Hay ngã 3 Nguyễn Trãi - Dương Đình Nghệ trước cửa nhà em ông Ngoại kể là cái Chùa cổ rất thiêng, lúc phá để mở rộng đường Nguyễn Trãi thập niên 80 cứ ông nào cưa là bị gãy tay, sau làm lễ mãi mới xin bốc đi vv..vv

Nhiều công trình xưa kia quý lắm, như Chùa ở Thọ Hải quê nội em các cụ kể kiến trúc giữ lại gần như nguyên vẹn, còn có cả Thạp Đồng cổ, xong phá sạch, nói không phải mê tín mấy tay làm công tác Thanh Niên thời đấy bẻ tay tượng Phật dìm xuống áo giờ con cháu dở dại hết

Đất Thanh Hoá giờ ít Vua, Quan so với quá khứ có lẽ vì vậy nếu xét về mặt tâm linh, ngoài Bắc phải nói là họ bảo tồn và phát huy các lễ hội di tích quá tốt luôn
Tiêu thổ kháng chiến hồi 1945-1946, đến cải cách RĐ thí điểm ở Thái Nguyên và Thanh Hóa, cho nên triệt để lắm thành ra chẳng còn gì.
Cán bộ văn hóa cũng chán. Họ nhà mình có cái sắc phong, cán bộ Ty Văn hóa về mượn xong quên luôn. Sau này hỏi các cụ sự thể, mình gọi cho cán bộ thì bảo bác không nhớ gì, có thể trong kho của thư viện tỉnh.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tiêu thổ kháng chiến hồi 1945-1946, đến cải cách RĐ thí điểm ở Thái Nguyên và Thanh Hóa, cho nên triệt để lắm thành ra chẳng còn gì.
Cán bộ văn hóa cũng chán. Họ nhà mình có cái sắc phong, cán bộ Ty Văn hóa về mượn xong quên luôn. Sau này hỏi các cụ sự thể, mình gọi cho cán bộ thì bảo bác không nhớ gì, có thể trong kho của thư viện tỉnh.
Ninh Bình họ quyết cái tên TP Hoa Lư từ năm 2011 và đến giờ vẫn vậy
Thanh Hóa thì có ý tưởng TP Đông Sơn cũng từ 2017 đấy nhưng không dám làm truyền thông và không biết có nên cơm cháo gì không hay lại làm mất luôn cái tên giá trị nhất của tỉnh và đất nước.
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
Thanh Hóa dạo gần đây thi HSG QG kém đi khá nhiều, năm 2022-2023 có 3 nhất, 15 nhì, 22 ba, 21 khuyến khích, tổng 61 giải. Tổng số thí sinh dự thi là 78, tỷ lệ đạt giải đạt 78,2%, nếu chỉ tính Nhất Nhì Ba thì tỷ lệ là 51%
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thanh Hóa dạo gần đây thi HSG QG kém đi khá nhiều, năm 2022-2023 có 3 nhất, 15 nhì, 22 ba, 21 khuyến khích, tổng 61 giải. Tổng số thí sinh dự thi là 78, tỷ lệ đạt giải đạt 78,2%, nếu chỉ tính Nhất Nhì Ba thì tỷ lệ là 51%
Quan trọng là có giải olimpic quốc tế và giải châu á TBD hay không thôi.
HSG QG không cần quá hoành tráng.
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
Quan trọng là có giải olimpic quốc tế và giải châu á TBD hay không thôi.
HSG QG không cần quá hoành tráng.
Với các môn thi Olympic quốc tế là Toán, Vật Lý, Hóa học, Tin học và Sinh học, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ triệu tập một số thí sinh cho vòng tuyển chọn đội tuyển quốc gia vào tháng 4.
Điều kiện để vào vòng này là những thí sinh đạt từ 23 điểm môn Toán; môn Vật lý từ 17,23 điểm; môn Hóa học từ 26,625 điểm; môn Sinh học từ 26 điểm; môn Tin học từ 22,6 điểm trở lên.
Thanh Hóa môn Toán sẽ có 2 thí sinh (24,5 và 24), Vật Lý có 2 (24,25 và 18), Sinh 1 (28,25), Tin 1 (24,39) đủ điều kiện vào vòng 2
 
K

Kim Jong Un

Khách vãng lai
Thanh Hóa dạo gần đây thi HSG QG kém đi khá nhiều, năm 2022-2023 có 3 nhất, 15 nhì, 22 ba, 21 khuyến khích, tổng 61 giải. Tổng số thí sinh dự thi là 78, tỷ lệ đạt giải đạt 78,2%, nếu chỉ tính Nhất Nhì Ba thì tỷ lệ là 51%
Việc giải QG không chỉ năm nay mà 10 năm gần đây số lượng thí sinh tham dự lẫn số giải QG khá kém so với giai đoạn trước 2010 không rõ là do định hướng của Thanh Hóa hay là năng lực kém đi

Nhưng giai đoạn 10 năm gần đây là giai đoạn TH đạt được nhiều HC Olympic Quốc Tế nhất, năm 2021-2022 Thanh Hóa thậm chí còn không có Giải Nhất các môn Tự Nhiên nào nhưng khi chọn đội tuyển vẫn đạt HC Bạc IMO 2022, trong khi đấy thi chọn đội tuyển rất nhiều Giải Nhất rụng

Nói chung do định hướng của các Trường chuyên tỉnh thôi, Lam Sơn giờ lũy kế hơn 2.000 giải QG rồi, giải Nhất cũng sấp xỉ 200 giải, lấy VD như : Chuyên Ams chưa bao giờ thấy lên Top này kia ở giải QG nhưng khi chọn đội tuyển thi quốc tế gần như là Out trình cùng chuyên KHTN, các ông giải Nhất tỉnh về chuồng Gà hết
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Việc giải QG không chỉ năm nay mà 10 năm gần đây số lượng thí sinh tham dự lẫn số giải QG khá kém so với giai đoạn trước 2010 không rõ là do định hướng của Thanh Hóa hay là năng lực kém đi

Nhưng giai đoạn 10 năm gần đây là giai đoạn TH đạt được nhiều HC Olympic Quốc Tế nhất, năm 2021-2022 Thanh Hóa thậm chí còn không có Giải Nhất các môn Tự Nhiên nào nhưng khi chọn đội tuyển vẫn đạt HC Bạc IMO 2022, trong khi đấy thi chọn đội tuyển rất nhiều Giải Nhất rụng

Nói chung do định hướng của các Trường chuyên tỉnh thôi, Lam Sơn giờ lũy kế hơn 2.000 giải QG rồi, giải Nhất cũng sấp xỉ 200 giải, lấy VD như : Chuyên Ams chưa bao giờ thấy lên Top này kia ở giải QG nhưng khi chọn đội tuyển thi quốc tế gần như là Out trình cùng chuyên KHTN, các ông giải Nhất tỉnh về chuồng Gà hết
Giải quốc tế mới khẳng định được đẳng cấp các trường chuyên
 

Harley Quinn

Người nổi tiếng
Có lạ gì đâu, như năm 2019 Thanh Hóa có cu Dũng thủ khoa Giải Nhất QG môn Toán, Thủ khoa luôn khi thi 2 vòng chọn đội tuyển nhưng đến lúc thi IMO cũng được HCV nhưng điểm không phải cao nhất, điểm cao nhất là một bạn đến từ Vũng Tàu

Nói chung bản chất Chuyên là luyện gà nòi, trong đống gà nòi chọn ra tinh hoa, tùy mục đích từng trường, nhưng nói bỏ bê giải QG để tập trung cho Oympic cũng không hẳn đúng, mà có thể duy trì số gà nỏi đủ để tham dự các vòng thi chọn đội tuyển Tinh Hoa đi Olympic Quốc Tế
 

Harley Quinn

Người nổi tiếng
Giải quốc tế mới khẳng định được đẳng cấp các trường chuyên
Thì Chuyên mục đích tạo ra là để luyện Gà đi thi đấu, mà đấu trường Olympic Quốc Tế là cái đỉnh cao nhất càn chinh phục

Giải Quốc Gia là điều kiện cần để được tham gia chọn đội tuyển thi QT, có thể học sinh Lam Sơn chỉ bung sức để đủ điểm, đủ điều kiện tham gia chọn đội tuyển, rõ ràng HCB, HCV Oympic Quốc Tế nó danh tiếng vô cùng

Xin học bổng toàn phần các trường ĐH TOP đầu TG cũng lợi thế vô cùng lớn
 
B

Bodoi

Khách vãng lai
Lạ đéo gì cu cháu Ngô Quý Đăng HCV Toán điểm tuyệt đối 42/42, 2 năm liên tiếp HCV toán quốc tế mà thi HSG QG 2019 - 2020 chỉ là Giải Nhì

Cái giải QG giờ làm đéo gì đâu, mấy thằng chuyên mới nổi, hoặc là mấy thằng chuyên không cạnh tranh được để đi thi Quốc Tế thì tập trung Spam cái giải QG cho nó có tên tuổi, xong lên báo khoe tỉnh tôi học hành tốt lắm =))
 
N

Ngocdung

Khách vãng lai
Ninh Bình họ quyết cái tên TP Hoa Lư từ năm 2011 và đến giờ vẫn vậy
Thanh Hóa thì có ý tưởng TP Đông Sơn cũng từ 2017 đấy nhưng không dám làm truyền thông và không biết có nên cơm cháo gì không hay lại làm mất luôn cái tên giá trị nhất của tỉnh và đất nước.
thành phố thanh hóa nghe cũng hay mà bác
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
thành phố thanh hóa nghe cũng hay mà bác
Phương án nhập huyện Đông Sơn vào TPTH không hợp lý khi có khả năng làm mất danh xưng Đông Sơn.
Phương án đẹp nhất là cho Đông Sơn thêm tý đất của Triệu Sơn, Nông Cống và Thiệu Hóa để đủ chuẩn thị xã rồi nâng cấp nó ngay lập tức lên thị xã.
Tiến tới 2030 nâng cấp lên thành phố Đông Sơn độc lập với TP Thanh Hóa.
TP Thanh Hóa 144km2 là rộng rồi, không cần mở rộng nữa, để đất đấy cho Hoằng Hóa, Quảng Xương, Thiệu Hóa sau này tiến lên thị xã.
Thậm chí Hoằng Hóa và Quảng Xương còn có tiềm năng tiến lên thành phố khi đều có yếu tố du lịch. Riêng Hoằng Hóa còn có quy hoạch nhiều KCN lớn không xa cao tốc Bắc Nam
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thanh Hóa sắp có tuyến đường Vành đai 3 đầu tư hơn 3.300 tỉ đồng
Ngày 13/3, thông tin từ UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, vừa có văn bản chỉ đạo các ngành nghiên cứu xây dựng dự án tuyến đường Vành đai 3.

Trước đó, đầu tháng 3/2023, sau khi kiểm tra thực tế một số dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn, trong đó có dự án đường Vành đai 3 nối huyện Hoằng Hóa và Quảng Xương, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn đã yêu cầu Sở GTVT chủ trì, phối hợp với các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện: Hoằng Hóa, Quảng Xương và TP Thanh Hóa nghiên cứu, tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tuyến đường Vành đai 3 dài 15,2km.
Thanh Hóa sắp có tuyến đường Vành đai 3 đầu tư hơn 3.300 tỉ đồng 1

Bình đồ hướng tuyến đường Vành đai 3 nối huyện Hoằng Hóa và Quảng Xương
Trong đó, đối với cầu Hoằng Đại bắc qua sông Mã có chiều dài 2,4km, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở GTVT làm báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lên phương án kiến trúc cầu theo hướng đảm bảo yếu tố mỹ thuật cảnh quan, tạo điểm nhấn cho TP Thanh Hóa.
Các ngành liên quan chủ động phối hợp, cân đối nguồn kinh phí cho dự án vào giai đoạn vốn đầu tư trung hạn.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng yêu cầu các đơn vị liên quan xây dựng phương án khai thác quỹ đất hai bên tuyến đường vành đai và đề xuất phương án tài chính trên từng địa bàn huyện, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 15/8/2023.
Thanh Hóa sắp có tuyến đường Vành đai 3 đầu tư hơn 3.300 tỉ đồng 2

Đầu tháng 3/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh khảo sát thực tế thực hiện dự án cầu vượt sông Mã trên tuyến đường Vành đai 3
Trước đó, tại kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVII đã thông qua kế hoạch đầu tư tuyến Vành đai 3 nhánh Đông đoạn từ huyện Hoằng Hóa đến huyện Quảng Xương.
Việc kết nối mở thêm tuyến đường hướng tâm Vành đai 3 trong vùng không chỉ khắc phục tình trạng quá tải về giao thông trên tuyến QL1A qua trung tâm TP Thanh Hóa, mở rộng không gian, nguồn lực phát triển mà còn tăng khả năng liên kết, giao thương hàng hóa của Thanh Hoá với các tỉnh lân cận.
Thông tin ban đầu, dự án đường Vành đai 3 dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2022-2025 với tổng mức đầu tư khoảng 3.300 tỉ đồng.
Tuy nhiên, theo đại diện Sở GTVT Thanh Hóa, trong danh mục chuẩn bị đầu tư công thì dự án đường Vành đai 3 có chiều dài tuyến 15,2km nối huyện Hoằng Hóa và huyện Quảng Xương đang trong quá trình khảo sát, thiết kế, quy mô đầu tư nên chưa có số liệu chính thức về tổng mức đầu tư dự án.
Được biết, dự án xây dựng tuyến đường Vành đai 3 được xem là một trong những động lực cho sự phát triển kinh tế của tỉnh và TP Thanh Hoá trong 5 năm tới. Điều này cũng đồng nghĩa với việc 2 địa phương có đường Vành đai 3 đi qua là Hoằng Hoá và Quảng Xương sẽ là khu vực đầu tàu tiên phong đón nhận nguồn lợi vô cùng lớn từ việc thông tuyến Vành đai 3.
 

Facebook Comment

Bài viết mới

Chủ đề được quan tâm nhất

Top