• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

thanhniencung

Người nổi tiếng
Thường vụ Tỉnh ủy dự kiến Kế hoạch tổ chức khánh thành và khởi công các dự án chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.
Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đề xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét 2 dự án do Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức lễ khánh thành gồm:

Đường từ quốc lộ 1A đến điểm đầu tuyến đường Đông Tây 4 đi cảng Nghi Sơn thuộc tuyến đường từ Quốc lộ 1A đi cảng Nghi Sơn với tổng mức đầu tư 1.479 tỷ đồng;

Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp với phát triển vùng nguyên liệu cây gai tại xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy với tổng mức đầu tư 634 tỷ đồng.


Cùng với đó, có 3 dự án do Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức lễ khởi công gồm:

Đường từ TP Thanh Hóa đi Cảng hành không Thọ Xuân với tổng mức đầu tư 3.068 tỷ đồng;

Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn với tổng mức 1.473 tỷ đồng (kết hợp tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt – Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Sầm Sơn);

Dây chuyền 1- Nhà máy xi măng Đại Dương với tổng mức đầu tư 4.368 tỷ đồng.
Đường từ thành phố thanh hóa đi cảng hàng không thọ xuân không phải là đường từ thành phố thanh hóa đi đường nối nghi sơn thọ xuân à bác
 

THAH_THAH

Người nổi tiếng

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Hay ho gì giải bóng đá phong trào để mà lao tâm khổ tứ. TH mình giờ chỉ ngóng các dự án lớn như Sun SS, Sun Bến En, Sun Đông Nam TP, Vin Hồ Thành, Vin Cẩm Thuỷ, Euro Windowns Bắc Sông Mã, Lọc dầu NS GĐ2, NM thép, Điện khí...
Chuẩn
Giải Vleague tôi bỏ xem lâu rồi
Giải tán luôn đội bóng Thanh Hoá luôn cũng dc
 

Firework

Thành viên tích cực
T

thanhhoaonline.

Khách vãng lai
Bị hâm à bác hạc
Cái này thì Hac.thanh không hâm đâu
Để ý mấy mùa thấy bóng đá Thanh hoá lởm khởm thấy mẹ, đội hình đang ngon cầu thủ nhiệt tình cống hiến thì lại bán đi, rước về một mớ hàng thải...........đá như vậy ngang với phản bội cđv, thiên hạ họ chửi, họ coi thường cũng phải thôi.
Nghỉ mẹ nó đi cho xong
 
T

thanhhoaonline.

Khách vãng lai
Chuẩn
Giải Vleague tôi bỏ xem lâu rồi
Giải tán luôn đội bóng Thanh Hoá luôn cũng dc
Chuẩn, cái Vleague đã nát ngày càng nát muốn đá sạch bằng thực lực cũng không xong với chúng nó
Thế lực ngầm thao túng bóng đá VN, bọn quan chức thì thối nát, đội ngũ trọng tài thì trắng trợn can thiệp kết quả trận đấu...........
Dốc tiền cống hiến làm mẹ gì cho bọn lợi ích nhóm nó ngồi hưởng, giải tán mẹ nó đi cho đỡ phí tiền thuế của dân của doanh nghiệp.
 

Quechoa

Người nổi tiếng
Bài 3: Chuyến tàu cao tốc mang tên “Khát vọng thịnh vượng”


Lời tòa soạn:
Thế hệ lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa ngày nay không chỉ kế tục xứng đáng những thành quả của các thế hệ lãnh đạo đi trước mà còn tận tâm, tận lực cùng với đồng bào Thanh Hóa, làm nên kỳ tích trên tất cả các lĩnh vực. Quả thật không ngoa khi nói rằng, với những thành quả đó, chưa bao giờ Thanh Hóa có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế như ngày hôm nay. Trong đó, nhiệm kỳ 2015 - 2020 tạo ra nền tảng vững chắc giúp Thanh Hóa vững vàng trên thế và lực mới nhằm hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng.
Reatimes đã có cuộc chuyện trò với thế hệ các lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, đăng trong tuyến bài "Thanh Hóa: Một nhiệm kỳ nhìn lại", nhằm giúp độc giả có cái nhìn bao quát và sâu sắc về nhiệm kỳ đã qua của địa phương này.
Trân trọng giới thiệu cùng độc giả!
Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” được xem như nguồn động lực vô cùng to lớn để Thanh Hóa "cất cánh" trong tương lai. Nghị quyết một lần nữa khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của mảnh đất này đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước nói chung, Thanh Hóa nói riêng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thanh Hóa là tỉnh đất rộng, người đông. Trong lịch sử chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, chống bành trướng, quân và dân Thanh Hóa đã vừa chiến đấu, vừa phục vụ chiến đấu, chi viện sức người, sức của cho các mặt trận, các chiến trường, đóng góp xứng đáng vào thắng lợi chung của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, với chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ, Thanh Hóa mãi mãi xứng đáng với lời khen của Bác Hồ khi Người về thăm tỉnh: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó... tiếng Điện Biên Phủ tới đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó...”. Đây quả là niềm tự hào của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa.
Hòa bình lập lại, tỉnh Thanh Hóa đối diện với muôn vàn khó khăn. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người thấp hơn mức trung bình của cả nước. Nhưng bằng sự nỗ lực, cố gắng của của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã có những sự phát triển bứt phá trên mọi mặt, đặc biệt là khoảng 20 năm trở lại đây. Ngày nay, thế và lực của Thanh Hóa đã không ngừng lớn mạnh.
Với những đóng góp to lớn của Thanh Hóa trong kháng chiến cũng như công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Trung ương Đảng mà trực tiếp là Bộ Chính trị đã nhìn thấy tiềm năng, vị trí chiến lược của Thanh Hóa, nên đã giao cho các cơ quan tham mưu của Đảng mà trực tiếp là Ban Kinh tế Trung ương cùng với các cơ quan của Chính phủ nghiên cứu, trình, ban hành Nghị quyết về xây dựng và phát triển Thanh Hóa.
Tôi cho rằng, Nghị quyết số 58 NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, là đúng đắn, phù hợp và xứng đáng đối với những nỗ lực, phấn đấu của đối với Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa; Nghị quyết cũng thể hiện lòng mong mỏi của Trung ương Đảng, nhân dân cả nước đối với sự phát triển của Thanh Hóa. Đây là thời cơ, vận hội để Thanh Hóa bứt phá.
Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết xây dựng và phát triển Thanh Hóa cũng là niềm vinh dự, tự hào cho tỉnh nhà, đồng thời có ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với sự phát triển của Thanh Hóa trong tương lai.
Tuy nhiên, vinh dự càng lớn, trách nhiệm càng cao.

Để thực hiện thành công nghị quyết này, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thanh Hóa cần phải vượt qua những khó khăn nội tại. Khó khăn đó là, Thanh Hóa là một tỉnh lớn, với 11 huyện miền núi, diện tích đất đai lớn hơn nhiều tỉnh phía Bắc. Dân trí, đời sống nhân dân, thu nhập còn thấp, hạ tầng còn chậm phát triển... đòi hỏi cần có chính sách mạnh mẽ trong thu hút, đầu tư, phát triển.
Đến nay, Thanh Hóa đã có đầy đủ hạ tầng kinh tế, nhưng chất lượng cần phải nâng lên để đáp ứng được yêu cầu phát triển trong tương lai. Tỉnh Thanh Hóa đã có cảng biển, sân bay, nhưng để đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời gian tới cần phải có sự đầu tư lớn và sự quan tâm, chỉ đạo của Trung ương, các Bộ, ngành...
Bên cạnh đó, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh cần đoàn kết, nỗ lực, phấn đấu hơn nữa để thực hiện nhiệm vụ chung. Hiện nay, lãnh đạo nằm trong bộ máy từ cơ sở đến tỉnh đã được đào tạo bàn bản, có năng lực, chuẩn về trình độ chuyên môn. Chính yếu tố này đã giúp Thanh Hóa có mức độ tăng trưởng vượt bậc trong 20 năm qua. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 thì cán bộ phải không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức...
Tỉnh Thanh Hóa cần quan tâm đào tạo lao động có chất lượng để đáp ứng yêu cầu đổi mới. Chúng ta đã có nhà máy lọc hóa dầu, nhưng thử hỏi chúng ta đã có bao nhiêu lao động là người Thanh Hóa, đặc biệt là lao động chất lượng cao, để nắm bắt khoa học kỹ thuật trong việc vận hành kỹ thuật? Đây là khó khăn thách thức đòi hỏi tỉnh Thanh Hóa phải khắc phục, đồng thời đưa ra kế hoạch đào tạo bài bản, gắn liền đào tạo với sử dụng, đáp ứng được công việc được giao. Tập trung đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật, công nhân lành nghề có khả năng làm việc trong những môi trường công nghệ cao ở các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
Mặt khác, cần quan tâm đào tạo được đội ngũ cán bộ có năng lực, có chuyên môn, trình độ (kể cả ngoại ngữ) để tiếp cận với thành tựu khoa học mới. Nếu làm tốt những điều này, chắc chắn tỉnh Thanh Hóa thực hiện thành công Nghị quyết 58.
Tôi đồng ý với quan điểm rằng, với việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 58, Thanh Hóa đã đi trên chuyến tàu cao tốc không cho phép dừng lại. Đó là chuyến tàu của sự phát triển, chuyến tàu hướng tới tương lai tốt đẹp và thịnh vượng. Tôi tin tưởng Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thanh hóa có đủ điều kiện thực hiện thành công Nghị quyết này. Bởi lẽ, Thanh Hóa là mảnh đất có truyền thống cách mạng vẻ vang, lịch sử oai hùng. Người dân Thanh Hóa đoàn kết trong kháng chiến và cần cù, sáng tạo trong phát triển kinh tế và đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực, khiến bạn bè tỉnh ngoài ngưỡng mộ.
Nền tảng ấy sẽ giúp tỉnh biến khó khăn, thách thức thành thuận lợi để Thanh Hóa hướng tới khát vọng thịnh vượng. Dứt khoát chuyến tàu cao tốc mang tên "khát vọng thịnh vượng" của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh sẽ đưa Thanh Hóa tới đích của sự thịnh vượng, hùng cường.

Nghị quyết số 58 là mốc son lịch sử, có ý nghĩa hết sức to lớn mà Đảng, Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt cho Đảng bộ, chính quyền, quân dân tỉnh Thanh Hóa trong tiến trình xây dựng, phát triển Thanh Hóa nói riêng, cả nước nói chung với tinh thần “cả nước vì Thanh Hóa - Thanh Hóa vì cả nước”.
Có thể nói, trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, từ khi có Đảng lãnh đạo, tỉnh Thanh Hóa luôn đóng góp sức người, sức của cùng đồng bào cả nước làm nên những chiến công vang dội. Trong hòa bình, dựng xây đất nước, quân dân Thanh Hóa vượt qua muôn vàn khó khăn của một địa phương đất rộng người đông, tìm mọi biện pháp cải thiện đời sống nhân dân và xây dựng quê hương.
Tôi đã công tác ở xứ Thanh gần 40 năm, được biết và làm việc qua 10 vị lãnh đạo cao nhất của địa phương này từ thời cố Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa Hoàng Văn Hiều cho đến hiện nay là Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến. Trong suy nghĩ và hành động của lãnh đạo Thanh Hóa, trăn trở lớn nhất là làm sao để nhân dân Thanh Hóa thoát được nghèo, tiến tới ấm no hạnh phúc. Lớp lãnh đạo sau kế tục lớp lãnh đạo trước, cùng nhau vượt khó đi lên.
Từ chỗ gần như Trung ương phải “bao” 100% nguồn chi thường xuyên cho Thanh Hóa, đến nay Thanh Hóa đã cân đối ngân sách được trên dưới 90%. Trong tương lai gần, Thanh Hóa sẽ tự cân đối thu chi (khoảng 35.000 tỷ đồng). Điều này vô cùng có ý nghĩa trong việc giảm gánh nặng ngân sách cho Trung ương, đồng thời kinh phí đó được chuyển cho địa phương khác đang khó khăn hơn.

Khoảng gần 10 năm trở lại đây, Thanh Hóa có sự tăng trưởng vượt bậc. Chỉ đơn cử một trong những chỉ tiêu tăng trưởng ấn tượng là việc thu ngân sách. Năm 2010 mới thu ngân sách được 4.000 tỷ đồng, thì 9 năm sau (2019) Thanh Hóa đã thu ngân sách được 28.817 tỷ đồng, tốc độ tăng thu gấp 7 lần. Đặc biệt là nguồn thu nội địa, năm 2010 mới thu được 1.800 tỷ đồng thì kết thúc năm 2019, thu nội địa của Thanh Hóa đã cán đích 18.000 tỷ đồng (gấp 10 lần năm 2010). Con số biết nói này đặc biệt có ý nghĩa đối với địa phương có số dân đông thứ 3 cả nước.
Đã 90 năm kể từ ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (29/7/1930), đến nay, tỉnh Thanh Hóa luôn được Đảng và Bác Hồ đánh giá rất cao về sự cống hiến sức người, sức của cho đất nước, cũng như đức tính cần cù chịu thương chịu khó trong lao động sản xuất và chiến đấu. Một vùng đất được ví như một Việt Nam thu nhỏ với nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển.
Lần đầu tiên sau 90 năm kể từ ngày thành lập Đảng bộ Thanh Hóa, với sự quan tâm đặc biệt, Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết “về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 tầm nhìn 2045”. Đây được xem như nguồn động lực vô cùng to lớn, một lần nữa khẳng định tiềm năng, trí tuệ, nguồn tài nguyên, nhân lực, vật lực của mảnh đất này đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước nói chung, Thanh Hóa nói riêng.
Chính vì vậy mà trong lần làm việc mới đây, khi bàn về đề án xây dựng, phát triển Thanh Hóa, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Thanh Hóa có vị trí chiến lược về kinh tế - xã hội, đối ngoại và quốc phòng, an ninh của tổ quốc. Việc Bộ Chính trị lần đầu tiên ban hành nghị quyết về xây dựng và phát triển Thanh Hóa, có ý nghĩa mở đường cho tỉnh phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới, trở thành “tỉnh kiểu mẫu” như Bác Hồ từng căn dặn".
Với vinh dự hết sức to lớn ấy, trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền, quân dân Thanh Hóa càng cao. Trước hết phải bằng chính nội lực của mình để “điều khiển sắp đặt” con người thật công tâm “vừa hồng vừa chuyên”; sắp đặt công việc một cách sáng tạo, khoa học, để mục tiêu “khát vọng thịnh vượng” thành hiện thực trong một tương lai gần…

Tôi đánh giá cao những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội của Thanh Hóa thời gian vừa qua, trong đó phải kể đến sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương qua các thời kỳ và đương nhiệm.
Tôi tin tưởng, “Nghị quyết lịch sử” (Nghị quyết 58) sẽ đưa Thanh Hóa lên tầm cao mới, vị thế mới, đặc biệt là việc xác định Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng của “Tứ giác” kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Thanh Hóa. Điều này cũng có nghĩa rằng, mức tăng trưởng kinh tế của Thanh Hóa phải cao, thu nhập bình quân đầu người phải vượt trội, có đóng góp vào ngân sách nhà nước... Mặt khác, Nghị quyết 58 với những chính sách phát triển đặc thù cho địa phương sẽ là cơ hội để Thanh Hóa vươn lên mạnh mẽ, đặc biệt là trong thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Để làm được điều này, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Thanh Hóa phải cố gắng hơn 100 phần trăm sức lực, phát huy tốt nội lực, tranh thủ tối đa ngoại lực để tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế xã hội, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Hay nói cách khác, từ người dân tới lãnh đạo, ai cũng phải cố gắng, tạo ra sản phẩm thu nhập, vì sự phát triển chung, chứ không ỉ lại, trông chờ người khác làm hộ mình.

Vấn đề đặt ra là, để đưa Nghị quyết 58 vào cuộc sống và phát huy được hiệu quả, cần quan tâm bố trí người có tâm, có tài, vào những vị trí quan trọng, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền. Chúng ta đã có những thế hệ lãnh đạo tài, giỏi, có tâm, có tầm đưa Thanh Hóa phát triển như hôm nay. Nhiệm kỳ mới, tôi hy vọng, tin tưởng tỉnh Thanh Hóa sẽ có đội ngũ kế cận xứng đáng với sự kỳ vọng của nhân dân.
Để đạt được những thành tựu mới như nhiệm vụ của Nghị quyết 58 đề ra, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương phải đề cao trách nhiệm nêu gương, bỏ qua suy nghĩ lợi ích cá nhân, cố gắng nỗ lực vì sự phát triển chung. Sự gương mẫu của người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền địa phương là cơ sở tạo nên sức mạnh đoàn kết, cùng chung ý chí thực hiện mục tiêu chung.
Bên cạnh đó, trong phát triển kinh tế, phải tạo môi trường đầu tư lành mạnh, minh bạch, thông thoáng trong việc thu hút đầu tư. Muốn làm được điều này, cần lựa chọn đội ngũ cán bộ có trình độ, liêm chính, công tâm với tư duy phục vụ. Mặt khác, cần tăng cường công tác giám sát quyền lực để chống tha hóa quyền lực. Nếu cán bộ vi phạm hoặc không đáp ứng được yêu cầu đổi mới thì phải thay thế ngay kể cả lãnh đạo hay nhân viên.



Lãnh đạo cấp ủy, chính quyền cần thể hiện rõ vai trò của lãnh đạo trong việc đưa nghị quyết vào cuộc sống. Người đứng đầu phải luôn làm mới, tự hoàn thiện mình để thích ứng với thời cuộc. Chúng ta không còn thời gian để thể chậm trễ, bởi cả nước đang nhìn vào Thanh Hóa.
Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” nêu rõ:
Mục tiêu đến năm 2030, Thanh Hoá là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; nông nghiệp giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu và văn hoá, thể thao; một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; nơi người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước, các giá trị di sản văn hoá và lịch sử được bảo tồn, phát huy; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; các tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Tầm nhìn đến năm 2045, Thanh Hóa là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước.
 
T

Thanhhoaonline.net

Khách vãng lai
Thanh Hoá thêm 1 thứ trưởng !
Tầm thứ trưởng theo cơ cấu giờ nhiều nhan nhản, có quyết được cái mẹ gì đâu mà show lên đây
Cỡ bộ trưởng còn chả ăn thua nữa là, khi nào có trong bộ ít người thì hẵng nhắc đến
 

Willy

Người nổi tiếng
Nghe anh em nói thế hệ lãnh đạo trước không cho các trường đại học về đóng ở thanh hóa. Không lẽ giờ lại đi chửi các bác. Buồn quá
Một thời ấu trĩ. Âu cũng là cái đói cái nghèo làm con người ta cũng chẳng nghĩ được điều gì lớn lao cả.
Thời ông Hà Trọng H.. Trở về trước. Có nhiều vấn đề về nội bộ nghiêm trọng dẫn đến việc TH bị bỏ lại tụt hậu về phía sau của cả nước.
TW phải đưa Lê Huy Ng.. Lúc ấy là Bí thư Vĩnh Phú về mới dần ổn định tình hình ...
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Chủ đề được quan tâm nhất

Top