Tp.Thanh Hóa Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Thanh Hóa

Luatblue

Thành viên
Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức khác nhau, mỗi hàng hóa, dịch vụ đều phải đăng ký nhãn hiệu, có thể là từ ngữ, hình ảnh hay cả hai kết hợp với màu sắc để trở thành nhãn hiệu độc quyền.
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Thanh Hóa
Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục đăng ký để xác lập quyền sở hữu và bảo hộ đối với các dấu hiệu nhận biết của sản phẩm/dịch vụ.
Quý khách hàng tại Thanh Hóa đang có nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu cho cá nhân hay doanh nghiệp của mình nhưng chưa nắm rõ hồ sơ thủ tục cũng như không có thời gian để thực hiện. Sau đây, luật Blue sẽ giới thiệu tới quý khách hàng thủ tục để tham khảo và tư vấn và dịch vụ của luật Blue như sau:
Về chủ thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
  • Tổ chức;
  • Cá nhân
Quy định của pháp luật về Quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:
Căn cứ pháp lý: Điều 87 Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2005:
“Điều 87. Quyền đăng ký nhãn hiệu
  1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
  2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
  3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
  6. a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
  7. b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
  8. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
  9. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.”
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bao gồm:
  • Mẫu nhãn hiệu xin đăng ký.
  • Danh mục sản phẩm cần đăng ký (Liệt kê sản phẩm, dịch vụ cần đăng ký).
  • Tên và địa chỉ của chủ sở hữu nhãn hiệu (nếu đăng ký dưới tên Công ty thì tên/ địa chỉ của Công ty phải trùng khớp với Giấy đăng ký kinh doanh)
Thời gian đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Theo quy định của pháp luật, thời gian đăng ký một nhãn hiệu kể từ khi nộp đơn đến khi được cấp văn bằng bảo hộ là 13-15 tháng. Tuy nhiên, trên thực tế thời hạn này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tuỳ thuộc vào số lượng đơn nộp vào Cục tại thời điểm xét nghiệm. Theo quy định, quy trình thẩm định đơn nhãn hiệu trải qua các giai đoạn sau:
(i) Thẩm định hình thức (1-2 tháng),
(ii) Công bố Đơn trên Công báo (2 tháng);
(iii) Thẩm định nội dung (9-12 tháng);
(iiii) Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).
Dịch vụ tư vấn của Luật Blue về bảo hộ nhãn hiệu tại Thanh Hóa như sau:
  • Tiếp nhận thông tin từ khách hàng;
  • Kiểm tra thông tin nhãn hiệu;
  • Thông báo kết quả nhãn hiệu có hợp lệ hay không;
  • Soạn thảo hồ sơ và tiến hành nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Theo dõi quá trình xử lý và nhân kết quả.
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Thanh Hóa
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Thanh Hóa
Liên hệ ngay tới luật Blue để được tư vấn và sử dụng dịch vụ tốt nhất tại Thanh Hóa. Trân trọng./
 

Facebook Comment

Bài viết mới

Chủ đề được quan tâm nhất

Top