Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho Khu Kinh tế Nghi Sơn

News.THOL

Thành viên
Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho Khu Kinh tế Nghi Sơn
(THO) - Sáng 7-11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị bàn về công tác đào tạo nghề cho Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS) đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Đồng chí Vương Văn Việt, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì hội nghị.​

Báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) nêu rõ: Tính đến thời điểm này, trên địa bàn huyện Tĩnh Gia có 135 dự án đã triển khai thực hiện, số diện tích đất bị thu hồi là 3.100 ha, 1.589 hộ phải di chuyển chỗ ở, 18.504 hộ với 11.287 người bị ảnh hưởng.
Chiếm số đông trong các hộ bị ảnh hưởng đều có công việc chính là nông, ngư nghiệp; phần lớn lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, số lao động từ 36 tuổi trở lên có thói quen lao động, trình độ học vấn, khả năng tiếp thu hạn chế, khó đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng...
Về công tác đào tạo nghề cho KKTNS giai đoạn 2015 – 2020: Mục tiêu đặt ra là 100% số lao động trong độ tuổi thuộc các hộ có hộ khẩu thường trú tại các xã bị ảnh hưởng có nhu cầu sẽ được đào tạo chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm. Hiện tại, toàn tỉnh có 5 trường cao đẳng nghề và 54 cơ sở khác đăng ký hoạt động dạy nghề; hàng năm đào tạo cho khoảng 60.000 người; tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2013 của tỉnh ước đạt 49%, trong đó đào tạo nghề đạt 34,6%, bước đầu đáp ứng yêu cầu lao động của các khu kinh tế, khu công nghiệp trong tỉnh. Riêng địa bàn huyện Tĩnh Gia hiện có 2 trường nghề là Trường Cao đẳng nghề Licogi (chưa đi vào hoạt động) và Trường Trung cấp nghề Nghi Sơn có quy mô 800 học sinh hệ trung cấp/năm và 700 học sinh sơ cấp/năm, đã thực hiện đào tạo từ năm 2009 đến nay; ngoài ra, huyện cũng đã đào tạo được 753 lao động theo Quyết định 1956 và các nguồn vốn khác.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vương Văn Việt nhấn mạnh: Đào tạo nghề, giải quyết việc làm, ổn định sinh kế cho người dân vùng thu hồi đất, tái định cư là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, đòi hỏi nhiều cấp, nhiều ngành cùng vào cuộc. Đồng chí yêu cầu Ban Quản lý KKTNS cần sớm hoàn thiện đề án đào tạo nguồn nhân lực cho KKTNS và các khu công nghiệp trong tỉnh; phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp đã và đang thực hiện đầu tư để kịp thời nắm bắt nhu cầu sử dụng lao động. Đối với việc chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm, đồng chí yêu cầu Sở LĐTB&XH tiếp thu ý kiến các ngành và đơn vị tư vấn để hoàn thiện phương án chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho người dân tại Khu C, Dự án Liệp hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn; yêu cầu UBND huyện Tĩnh Gia căn cứ phương án mẫu của Sở LĐTB&XH để xây dựng phương án chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho người dân các khu B, E, G. Đối với 14 trường nghề được Bộ LĐTB&XH chọn đào tạo các nghề trọng điểm quốc gia và ASEAN, Sở LĐTB&XH cần đánh giá lại thực trạng, năng lực để có sự ưu tiên hợp lý cho đầu tư và nhiệm vụ đào tạo...
.Hoàng Xuân​
 

Facebook Comment

Bài viết mới

Chủ đề được quan tâm nhất

Top