• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Kỳ họp thứ 8, Hội đồng nhân dân huyện Tĩnh Gia khóa XIX, nhiệm kỳ 2016 - 2021
Đăng ngày 28 - 12 - 2018
Trong 3 ngày 26, 27 và 28/12, HĐND huyện Tĩnh Gia đã tổ chức kỳ họp thứ 8 - HĐND huyện khóa XIX. Để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2018, phương hướng nhiệm vụ năm 2019 và một số nội dung quan trọng khác.




Các đại biểu tham dự kỳ họp thứ 8 - HĐND huyện khóa XIX, nhiệm kỳ 2016-2021.

Tại kỳ họp, các đại biểu HĐND huyện Tĩnh Gia đã tập trung thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2018, phương hướng, nhiệm vụ năm 2019 và một số nội dung quan trọng khác.
Năm 2018, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng bằng sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, chính quyền đoàn thể và các tầng lớp nhân dân...nên tình hình kinh tế - xã hội năm trên địa bàn huyện tiếp tục ổn định, phát triển. Tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 59,39% (tính cả trong Khu kinh tế Nghi Sơn) và đạt 6,9% tăng trưởng nội huyện. Các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ duy trì tốc độ tăng trưởng khá, giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng ước đạt 32.500 tỷ đồng bằng 100% kế hoạch; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 28.500 tỷ đồng, vượt 23,9% kế hoạch. Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.164,1tỷ đồng, tăng 33,4% so với dự toán tỉnh giao, tăng 21,8% dự toán HĐND huyện giao; sản xuất nông lâm, ngư nghiệp có nhiều chuyển biến. Tổng sản lượng khai thác, nuôi trồng thuỷ sản của toàn huyện đạt 32.527 tấn, tăng 3,2% kế hoạch, thu mua hải sản đạt 125.000 tấn.
Chương trình xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh, đến nay bình quân toàn huyện đạt 14/19 tiêu chí. Công tác giải phóng mặt bằng, quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng được tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt. Hoạt động văn hóa, xã hội có chuyển biến, chính sách an sinh xã hội được thực hiện kịp thời, công tác đào tạo nghề, tạo việc làm, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm, trong năm đã giải quyết việc làm mới cho 5.000 lao động. Quốc phòng an ninh được giữ vững, TTATXH được đảm bảo; công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại thực hiện đúng theo quy định; công tác cải cách hành chính và phòng chống tham nhũng, lãng phí được quan tâm.
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, năm 2019 huyện Tĩnh Gia tiếp tục tập trung chỉ đạo, điều hành, triển khai các giải pháp nhằm ổn định kinh tế, huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển; tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tổ chức đánh giá hiệu quả, chất lượng các chương trình, đề án, kế hoạch đã ban hành; xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện đề án đề nghị công nhận huyện Tĩnh Gia đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV và đề án thành lập thị xã Tĩnh Gia, với mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất nội huyện đạt từ 7,5% trở lên; kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt 450 triệu USD (Tính cả trong Khu Kinh tế Nghi Sơn); tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 50.000 tấn trở lên; sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 32.000 tấn; thu mua đạt 1.300 tấn; tổng vốn đấu tư phát triển toàn xã hội đạt trên 30.000 tỷ đồng; tỷ lệ đô thị hoá đạt 72% trở lên; thành lập mới 150 doanh nghiệp; giải quyết việc làm mới cho 5.000 lao động...
Kỳ họp cũng đã tập trung thảo luận, chất vấn các ngành các vấn đề liên quan đến sản xuất nông nghiệp, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo vệ sinh môi trường và quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, phát triển đô thị Tĩnh Gia…
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Các Sở ngành trên tỉnh thì muốn tên là thị xã Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia thì muốn tên là thị xã Tĩnh Gia.
Thời gian đầu, lãnh đạo huyện Tĩnh Gia cũng muốn tên là Nghi Sơn, ko hiểu vì yêu cái tên Tĩnh Gia hay sao, họ lại đang đề xuất tên là thị xã Tĩnh Gia.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member






PS: Đề án thành lập thị xã, trước đây như trên ta thấy nó tên là Nghi Sơn, bây giờ huyện Tĩnh Gia cứ thích tên là Tĩnh Gia( mặc dù các cơ quan sở ngành và các huyện khác thích tên Nghi Sơn)
Đề án này cũ một chút là chưa sát nhập để co 15 xã thành 11 xã và chưa sát nhập thị trấn Tĩnh Gia và xã Hải Hòa
 

Thanh Hoang

Thành viên tích cực
Các Sở ngành trên tỉnh thì muốn tên là thị xã Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia thì muốn tên là thị xã Tĩnh Gia.
Thời gian đầu, lãnh đạo huyện Tĩnh Gia cũng muốn tên là Nghi Sơn, ko hiểu vì yêu cái tên Tĩnh Gia hay sao, họ lại đang đề xuất tên là thị xã Tĩnh Gia.
Tên huyện cũ là Ngọc Sơn. Tên huyện tĩnh Gia mói từ 1946
 

Mienque

Thành viên tích cực
Các Sở ngành trên tỉnh thì muốn tên là thị xã Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia thì muốn tên là thị xã Tĩnh Gia.
Thời gian đầu, lãnh đạo huyện Tĩnh Gia cũng muốn tên là Nghi Sơn, ko hiểu vì yêu cái tên Tĩnh Gia hay sao, họ lại đang đề xuất tên là thị xã Tĩnh Gia.
Tên TX Nghi sơn là hợp lý rồi các bác. Vì các dự án lớn đều kèm theo chữ "Nghi Sơn" rồi, chữ này chỉ địa danh tại thị xã Nghi Sơn là được
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác của Công ty CP CMA – CGM Việt Nam
Tại buổi tiếp và làm việc, ông Gutton Bruno cho biết: Công ty CP CMA- CGM Việt Nam, trực thuộc tập đoàn vận chuyển Container của Pháp, có đại lý tại hơn 150 quốc gia với dịch vụ trên 170 tuyến vận tải và có thể kiểm soát toàn bộ chuỗi hậu cần cung cấp dịch vụ vận chuyển đường bộ, gắn liền với vận tải đường thủy nội địa, đường sắt và dịch vụ logistic có khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng trên toàn thế giới… Hiện công ty đang phát triển dịch vụ logistic từ nhà đến nhà trên phạm vi toàn cầu. Cách đây 25 năm, CMA- CGM đến Việt nam khai thác dịch vụ logistic và hiện đứng thứ 2 với 250 thành viên. Năm 2019, công ty tiếp tục khai thác vào thị trường các tỉnh có nền kinh tế mới nổi, trong đó có Thanh Hóa. Tăng vận tải kết nối trực tiếp giữa Việt Nam và phần còn lại của thế giới. Mục tiêu của CMA-CGM là phát triển thị trường và đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam trong phát trển dịch vụ tại cảng biển và dịch vụ logistic tại các địa phương theo chủ trương của Chính phủ Việt Nam nhằm giảm chi phí vận tải, logistic cho khách hàng. Sau khi nghiên cứu khảo sát, CMA - CGM quyết định mở tuyến, phát triển hoạt động logistic tại KKTNS, tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, công ty có thể gặp khó khăn do vậy rất mong nhận được sự hỗ trợ của tỉnh Thanh Hoá.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng đánh giá cao chuyến thăm và làm việc của Tổng Giám đốc CMA - CGM Việt Nam và coi đây là tín hiệu vui cho việc phát triển các dịch vụ vận tải và logistic tại KKTNS cũng như tỉnhThanh Hóa. Năm 2018, Thanh Hóa đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đứng thứ 3 trong số các tỉnh, thành phố của Việt Nam. Năm 2018, Nhà máy Lọc hóa dầu nghi Sơn đi vào vận hành thương mại, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Năm 2019, dự kiến tăng trưởng hơn 20%. Tỉnh Thanh Hóa có hệ thống giao thông đồng bộ, gồm đường thủy, đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Nếu so sánh từ cảng biển Nghi Sơn đến các tỉnh Sơn La, Điện Biên là gần nhất so với các cảng biển khác của Việt Nam và có hệ thống đường bộ kết nối với tỉnh Hủa Phăn, Lào. Hiện tại Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành đầu tư xây dựng 8 bến tổng hợp, đang triển khai một số bến khác và hầu hết các bến đều có nhà đầu tư. Năm 2018, lượng hàng hóa qua cảng đạt hơn 23 triệu tấn, trong đó 6,5 triệu tấn là hàng xuất khẩu.
Tuy nhiên, tỉnh Thanh Hóa đang quan tâm phát triển dịch vụ vận chuyển Container và logistic, đây là những dịch vụ đang thiếu. Do vậy CMA - CGM đặt vấn đề phát triển dịch vụ vận chuyển container và logistic là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu phát triển của KKTNS. Chủ tịch UBND tỉnh tin tưởng với vị thế, kinh nghiệm trên thế giới, CMA- CGM sẽ tạo bước phát triển đột phá quan trọng đối với cảng Nghi Sơn.

Chủ tịch UBND tỉnh đồng tình với đề xuất về nghiên cứu chính sách hỗ trợ ban đầu cho doanh nghiệp khi bắt đầu triển khai dịch vụ; đồng thời, giao các sở, ngành, đơn vị có liên quan nghiên cứu, hỗ trợ CMA- CGM trong thời gian đầu khai thác. Khi có dịch vụ vận chuyển container và logistic sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư triển khai nhanh dự án cảng Container. Hiện đã có 2 nhà đầu tư được giao đầu tư 9 bến container, nếu CMA - CGM thực hiện dịch vụ vận chuyển container sẽ góp phần thúc đẩy các dự án đầu tư xây dựng cảng Container nhanh hơn.

Tỉnh Thanh Hóa cũng sẽ tích cực thúc đẩy việc giải phóng mặt bằng để mở rộng hệ thống kho bãi phục vụ dịch vụ logistic. Chủ tịch UBND tỉnh tin tưởng việc CMA - CGM đầu tư dịch vụ containner và logistic sẽ thành công. Tỉnh Thanh Hóa mong muốn cùng CMA - CGM đón chuyến tàu Container đầu tiên tại Nghi Sơn.

Ông Gutton Bruno cảm ơn Chủ tịch UBND tỉnh đã giành thời gian tiếp đoàn, ủng hộ CMA - CGM triển khai dịch vụ container và logistic tại KKTNS; đồng thời, cam kết triển khai thực hiện sớm.
PS: Mấy thằng Pháp này ngu thật, sao không vào vùng “ thần thánh” với các khu công nghiệp đang triển khai ầm ầm Hermaraj, VSIP cùng hệ thống cảng bá đạo nhỉ?
Đáng lẽ mấy anh Pháp này nên đi cái “trung tâm” nào đó mà làm logistic!
Đúng là với doanh nghiệp FDI hay doanh nghiệp lớn thì đừng mong dùng ảnh hưởng của ông này ông nọ mà ép được họ!
Câu kéo FLC, Vingroup cũng có được đâu! Họ hứa cho vui!
Đến mùa xuân nào thì được khu du lịch như FLC Sầm Sơn? Hay khu đô thị như Vinhomes Thanh Hoá!
Giờ so sánh với anh “ trung tâm” tự nhiên thấy hèn hạ hẳn! Ha ha ha
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ tiếp nhà đầu tư dịch vụ tàu Contaner tại Nghi Sơn
Thứ Ba, 12/02/2019, 20:17 [GMT+7]
(TTV) - Chiều ngày 12/2, đồng chí Trịnh Văn Chiến, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh đã tiếp ông Gutton Bruno - Tổng giám đốc Công ty cổ phần CMA CGM Việt Nam, đến đề nghị đầu tư dịch vụ tàu Container tại Cảng Nghi Sơn, Thanh Hoá.

Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ tiếp nhà đầu tư dịch vụ tàu Contaner tại Nghi Sơn
Vui mừng trước sự đón tiếp trọng thị của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hoá, ông Gutton Bruno, Tổng giám đốc công ty cổ phần CMA CGM Việt Nam bày tỏ mong muốn được đầu tư mở tuyến dịch vụ vận tải Container từ khu kinh tế Nghi Sơn đến các cảng trong nước và quốc tế. Là công ty vận tải Container lớn quốc tế, đã đầu tư tại Việt Nam từ 25 năm qua, CMA CGM Việt Nam hiện đang đầu tư kinh doanh có hiệu quả tại TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và nhiều tỉnh thành khác của Việt Nam. Hiện công ty đang có chiến lược mở rộng đầu tư kinh doanh tại các địa phương có nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là Thanh Hoá, tỉnh đang có tốc độ tăng trưởng cao thứ 3 cả nước và có nhiều tiềm năng, điều kiện để phát triển các loại hình dịch vụ. Năm 2018, CMA CGM mở thành công tuyến vận tải Container tại khu kinh tế mở Chu Lai và công ty mong muốn, năm 2019 sẽ trở thành hãng vận tải Container đầu tiên tại khu kinh tế Nghi Sơn. Nếu được Thanh Hoá chấp thuận, công ty sẽ đầu tư mở tuyến và đi vào hoạt động trong vòng 1 tháng. Công ty rất mong sự hỗ trợ của tỉnh để đầu tư hiệu quả và bền vững tại Thanh Hoá, đóng góp tích cực cho sự phát triển của tỉnh. Một trong những chính sách công ty đề nghị tỉnh hỗ trợ là giới thiệu với cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh, để công ty tiếp cận được số khách hàng có nhu cầu trong những ngày đầu mở tuyến.
Đồng chí Trịnh Văn Chiến, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh
Vui mừng chào đón ông GuttonBruno, Tổng giám đốc công ty cổ phần CMA CGM Việt Nam tới đề nghị đầu tư mở tuyến vận tại Container tại khu kinh tế Nghi Sơn - lĩnh vực mà Thanh Hoá đang rất cần, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ hoan nghênh đề xuất của công ty và khẳng định: Thanh Hoá đang trên đà phát triển mạnh, nhất là khu kinh tế Nghi Sơn. Quy mô nền kinh tế của Thanh Hoá hiện đang đứng thứ 7 cả nước và nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn đã vận hành thương mại sẽ tiếp tục thúc đẩy sự tăng trưởng của tỉnh tăng cao hơn nữa. Ngoài ra, tỉnh có rất nhiều dự án lớn đã đi vào hoạt động, tạo ra nhiều sản phẩm và các sản phẩm này đang xuất đi rất nhiều quốc gia trên thế giới. Do vậy, nhu cầu vận tải Container tại Thanh Hoá đang rất lớn và sẽ ngày càng tăng cao theo tốc độ phát triển của tỉnh.
Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ tin tưởng, là công ty vận tải có tiếng trên thế giới, đã hoạt động có hiệu quả tại nhiều tỉnh, thành lớn của Việt Nam suốt 25 năm qua và đang vận chuyển sản phẩm cho nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn và một số nhà máy khác của Thanh Hoá, Công ty cổ phần CMA CGM Việt Nam sẽ kinh doanh thành công tại Thanh Hoá. Tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để công ty đầu tư có hiệu quả.
Với tinh thần đó, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ yêu cầu UBND tỉnh và các ban, ngành chức năng hỗ trợ tối đa để công ty nhanh chóng hoàn thành thủ tục, mở tuyến vận tải Container tại khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hoá. Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ chúc hoạt động đầu tư của công ty tại Nghi Sơn thành công tốt đẹp và ngày càng mở rộng quy mô, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh Thanh Hoá.
Việt Hà – Hồng Thư
PS: Thực tế quy mô kinh tế Thanh Hóa thứ 8, anh Chiến quên Hải Phòng? Hay là đã thế này?
1.TPHCM
2. HN
3.Đồng Nai
4. Bình Dương
5. Bắc Ninh
6. Hải Phòng
7. Thanh Hóa?
 

leviethai

Thành viên tích cực
Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác của Công ty CP CMA – CGM Việt Nam
Tại buổi tiếp và làm việc, ông Gutton Bruno cho biết: Công ty CP CMA- CGM Việt Nam, trực thuộc tập đoàn vận chuyển Container của Pháp, có đại lý tại hơn 150 quốc gia với dịch vụ trên 170 tuyến vận tải và có thể kiểm soát toàn bộ chuỗi hậu cần cung cấp dịch vụ vận chuyển đường bộ, gắn liền với vận tải đường thủy nội địa, đường sắt và dịch vụ logistic có khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng trên toàn thế giới… Hiện công ty đang phát triển dịch vụ logistic từ nhà đến nhà trên phạm vi toàn cầu. Cách đây 25 năm, CMA- CGM đến Việt nam khai thác dịch vụ logistic và hiện đứng thứ 2 với 250 thành viên. Năm 2019, công ty tiếp tục khai thác vào thị trường các tỉnh có nền kinh tế mới nổi, trong đó có Thanh Hóa. Tăng vận tải kết nối trực tiếp giữa Việt Nam và phần còn lại của thế giới. Mục tiêu của CMA-CGM là phát triển thị trường và đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam trong phát trển dịch vụ tại cảng biển và dịch vụ logistic tại các địa phương theo chủ trương của Chính phủ Việt Nam nhằm giảm chi phí vận tải, logistic cho khách hàng. Sau khi nghiên cứu khảo sát, CMA - CGM quyết định mở tuyến, phát triển hoạt động logistic tại KKTNS, tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, công ty có thể gặp khó khăn do vậy rất mong nhận được sự hỗ trợ của tỉnh Thanh Hoá.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng đánh giá cao chuyến thăm và làm việc của Tổng Giám đốc CMA - CGM Việt Nam và coi đây là tín hiệu vui cho việc phát triển các dịch vụ vận tải và logistic tại KKTNS cũng như tỉnhThanh Hóa. Năm 2018, Thanh Hóa đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đứng thứ 3 trong số các tỉnh, thành phố của Việt Nam. Năm 2018, Nhà máy Lọc hóa dầu nghi Sơn đi vào vận hành thương mại, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Năm 2019, dự kiến tăng trưởng hơn 20%. Tỉnh Thanh Hóa có hệ thống giao thông đồng bộ, gồm đường thủy, đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Nếu so sánh từ cảng biển Nghi Sơn đến các tỉnh Sơn La, Điện Biên là gần nhất so với các cảng biển khác của Việt Nam và có hệ thống đường bộ kết nối với tỉnh Hủa Phăn, Lào. Hiện tại Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành đầu tư xây dựng 8 bến tổng hợp, đang triển khai một số bến khác và hầu hết các bến đều có nhà đầu tư. Năm 2018, lượng hàng hóa qua cảng đạt hơn 23 triệu tấn, trong đó 6,5 triệu tấn là hàng xuất khẩu.
Tuy nhiên, tỉnh Thanh Hóa đang quan tâm phát triển dịch vụ vận chuyển Container và logistic, đây là những dịch vụ đang thiếu. Do vậy CMA - CGM đặt vấn đề phát triển dịch vụ vận chuyển container và logistic là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu phát triển của KKTNS. Chủ tịch UBND tỉnh tin tưởng với vị thế, kinh nghiệm trên thế giới, CMA- CGM sẽ tạo bước phát triển đột phá quan trọng đối với cảng Nghi Sơn.

Chủ tịch UBND tỉnh đồng tình với đề xuất về nghiên cứu chính sách hỗ trợ ban đầu cho doanh nghiệp khi bắt đầu triển khai dịch vụ; đồng thời, giao các sở, ngành, đơn vị có liên quan nghiên cứu, hỗ trợ CMA- CGM trong thời gian đầu khai thác. Khi có dịch vụ vận chuyển container và logistic sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư triển khai nhanh dự án cảng Container. Hiện đã có 2 nhà đầu tư được giao đầu tư 9 bến container, nếu CMA - CGM thực hiện dịch vụ vận chuyển container sẽ góp phần thúc đẩy các dự án đầu tư xây dựng cảng Container nhanh hơn.

Tỉnh Thanh Hóa cũng sẽ tích cực thúc đẩy việc giải phóng mặt bằng để mở rộng hệ thống kho bãi phục vụ dịch vụ logistic. Chủ tịch UBND tỉnh tin tưởng việc CMA - CGM đầu tư dịch vụ containner và logistic sẽ thành công. Tỉnh Thanh Hóa mong muốn cùng CMA - CGM đón chuyến tàu Container đầu tiên tại Nghi Sơn.

Ông Gutton Bruno cảm ơn Chủ tịch UBND tỉnh đã giành thời gian tiếp đoàn, ủng hộ CMA - CGM triển khai dịch vụ container và logistic tại KKTNS; đồng thời, cam kết triển khai thực hiện sớm.
PS: Mấy thằng Pháp này ngu thật, sao không vào vùng “ thần thánh” với các khu công nghiệp đang triển khai ầm ầm Hermaraj, VSIP cùng hệ thống cảng bá đạo nhỉ?
Đáng lẽ mấy anh Pháp này nên đi cái “trung tâm” nào đó mà làm logistic!
Đúng là với doanh nghiệp FDI hay doanh nghiệp lớn thì đừng mong dùng ảnh hưởng của ông này ông nọ mà ép được họ!
Câu kéo FLC, Vingroup cũng có được đâu! Họ hứa cho vui!
Đến mùa xuân nào thì được khu du lịch như FLC Sầm Sơn? Hay khu đô thị như Vinhomes Thanh Hoá!
Giờ so sánh với anh “ trung tâm” tự nhiên thấy hèn hạ hẳn! Ha ha ha
vinpearl đảo cái bầu:V. vinhome đường đại lộ vinh của lò quây tôn . khu vui chơi đảo song ngư cáp treo này nọ song chưa bác. mà tiện thể cho em hỏi luôn nghệ an ngoài khu công nghiệp hemaja có cái dự án nào trên 500tr đô mà bỏ xót ko nhỉ
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Khi sát nhập vào TP Thanh Hoá, đến 2025 Đông Sơn sẽ hình thành 7 phường và 2 xã!( tỉnh giản từ 15 xã thị trấn thành 9 đơn vị)
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
TP Hà Tĩnh lên đô thị loại II, dân số thường trú khoảng 100.000, dân số kể cả quy đổi 200.000( cái này nghi ngờ là thống kê ảo cho đủ số điểm), diện tích 56km2.
Với quy mô này, TP Hà Tĩnh không hơn được TP Sầm Sơn. Thế nên Sầm Sơn nếu được đầu tư phát triển mạnh mẽ, sẽ lên đô thị loại II trong nay mai.( Sầm Sơn quy mô kể cả quy đổi là 150.000 dân năm 2017, diện tích chỉ 45km2)
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Đông Sơn đến năm 2040
Thứ Tư, 13/02/2019, 08:00 [GMT+7]
(TTV) - UBND tỉnh vừa phê duyệt quy hoạch vùng huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2040. Phạm vi lập quy hoạch là toàn bộ huyện Đông Sơn gồm 15 đơn vị hành chính với tổng diện tích 82,87 km2.


Vùng huyện Đông Sơn có có tính chất, chức năng là vùng kết nối giữa vùng trung tâm đô thị hoá thành phố Thanh Hoá – thành phố Sầm Sơn và các vùng phía Tây tỉnh Thanh Hoá; là vùng mở rộng đô thị trung tâm tỉnh lỵ tỉnh Thanh Hoá với các khu vực chức năng phát triển mới về công nghiệp và đô thị dọc theo trục Quốc lộ 45, Quốc lộ 47 và đường nối Trung tâm thành phố Thanh Hoá với đường Nghi Sơn đi Cảng hàng không Thọ Xuân; là vùng hỗ trợ cho thành phố Thanh Hoá về quỹ đất dự trữ phát triển mở rộng đô thị dựa trên tiềm năng và lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hoá, truyền thống lịch sử.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Xem clip này mới thấy Nghệ An họ rất tâm huyết với quê hương, họ đã biết mình hụt hơi với Thanh Hóa! họ rất muốn có GRDP cao, thống kê ''Láo'' như Thanh Hóa mà không được.
Hà Tĩnh quy mô kinh tế nhỏ, đô thị nhỏ ko đáng bận tâm! Thanh Hóa là câu chuyện hoàn toàn khác.
TRước đây NBK82 rất to mồm, nay hắn thấy quê hương đui chột, hắn lặn không sủi tăm!
Sẽ vô cùng lố bịch với cả nước nếu đem vài blocl chung cư 20 tầng ra khoe trong thời đại ngày nay.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
TP. Vinh dưới góc nhìn của chính khách Hồ Xuân Hùng
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị để Vinh trở thành Trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, ông Hồ Xuân Hùng - nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, Chủ tịch Tổng hội NN&PTNT Việt Nam
đã nêu quan điểm về: “Thành phố Vinh trong giai đoạn mới: Tầm nhìn; định hướng chiến lược và giải pháp”.

Thành phố Vinh - Nghệ An có thể trở thành Trung tâm kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ được không?

Ngày 14/1/2015 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 52/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đến 2030, tầm nhìn 2050 và ngày 29/12/2015 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2468/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thành phố Vinh thành Trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Thành phố Vinh - Nghệ An có thể trở thành Trung tâm kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ trên một số lĩnh vực: Về tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm; Thương mại; Du lịch; Khoa học - Công nghệ; Công nghệ thông tin; Công nghệ cao; Y tế; Văn hóa; Thể dục thể thao; Giáo dục đào tạo được không?

Ông Hồ Xuân Hùng đã có sự so sánh lợi thế vị trí địa lý của Vinh - Nghệ An với các tỉnh Bắc Trung Bộ. Nếu là Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung bao gồm 14 tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận nhưng Bắc Trung Bộ chỉ có 3 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Đặc điểm chung nhất 3 tỉnh cùng trải dài bám sát quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, tuyến đường sắt Bắc - Nam, dãy Trường Sơn cùng biên giới Việt Nam - Lào và ven biển.

Về lợi thế giao lưu và vận tải đi đến các Trung tâm kinh tế - chính trị Quốc gia (Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) đường bộ, đường sắt 3 tỉnh tương đương nhau. Nếu về phía Bắc Thanh Hóa lợi thế hơn, còn về phía Nam thuộc về Hà Tĩnh.

Về đường biển, nếu như ở thế kỷ XX duy nhất cảng Cửa Lò. Ngày nay và trong tương lai cảng Nghi Sơn, Vũng Áng đang dần hơn hẳn về lợi thế; kể cả quy mô và khả năng tiếp nhận tàu cỡ lớn.

Cảng hàng không của Vinh - Nghệ An đi Hà Nội lợi thế hơn Thanh Hóa, nhưng so sánh chi phí kinh tế và thời gian thì khả năng sự lựa chọn đa số khách (kể cả nhà đầu tư) đi từ Hà Nội vào và ngược lại lại sẽ lựa chọn phương án đường bộ cho Thanh Hóa. Còn đi thành phố Hồ Chí Minh thì 2 tỉnh này như nhau. Vinh chỉ hơn Hà Tĩnh.
Các tuyến đường kết nối với Lào của các tỉnh cũng tương đương nhau. Nếu cửa khẩu Thanh Thủy (Thanh Chương) thông và đường bộ phía Lào đi Viêng Chăn đường cải thiện thì cũng không chênh lệch nhiều. Trong vòng 10 năm tới tuyến đường 8 đang là lợi thế cho Hà Tĩnh - Nghệ An kết nối với Viêng Chăn. Nhưng còn lâu lắm quốc gia này mới trở thành “đô thị” kinh tế cho vùng Bắc Trung Bộ.

Nhìn tổng quan so sánh về lợi thế vị trí địa lý Vinh - Nghệ An không thể là Trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ trong phát triển kinh tế - xã hội thời kinh tế thị trường - hội nhập.

Đặt câu hỏi: Vinh có thể trở thành Trung tâm tài chính vùng Bắc Trung Bộ không? Theo ông Hồ Xuân Hùng, tất cả các tỉnh thành cả nước đều có chi nhánh ngân hàng của các ngân hàng thương mại. Sự phát triển của các ngân hàng thương mại chỉ tạo ra thị trường tiền tệ chứ không phải thị trường tài chính. Lịch sử phát triển thị trường tài chính từ các nước tư bản phát triển cho thấy: Do sự phát triển của tư bản công nghiệp cần vốn, họ đã “bắt tay” với tư bản ngân hàng để hình thành những Trung tâm tài chính nhằm mục tiêu huy động vốn xã hội không chỉ đáp ứng cho nhu cầu vốn ngắn hạn mà chủ yếu là vốn dài hạn.

Việt Nam không cần phải trải qua giai đoạn đau đớn ấy nữa, nhưng ngay cả các nước có kinh tế thị trường phát triển thì không phải thành phố lớn nào cũng là Trung tâm tài chính. Đặc biệt là sự phát triển nhanh công nghệ thông tin từ đầu thế kỷ XXI đến nay, khi mà các Trung tâm tài chính ở hai đầu cầu Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu tài chính cho các nhà đầu tư ở các tỉnh không chỉ Thanh Hóa, Hà Tĩnh mà nhiều tỉnh khác nữa.

Một thực trạng hiện nay và trong tương lai vài chục năm nữa các nhà đầu tư lớn vào các tỉnh vùng này đều từ Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh hoặc nước ngoài tới. Các nhà đầu tư tại chỗ chưa đủ mạnh và chưa nhiều. Thu nhập dân 3 vùng này đang ở mức trung bình của một Quốc gia vừa thoát khỏi nước thu nhập thấp. Hơn nữa 2 tỉnh bạn cũng đang quyết tâm xây dựng, chí ít là thành phố Thanh Hóa và Hà Tĩnh thành “Trung tâm thủ phủ kinh tế - xã hội” của chính tỉnh đó.

Vài chục năm nữa dù có sự giúp sức của Trung ương, nỗ lực của tỉnh, Vinh vẫn chưa thể trở thành Trung tâm tài chính vùng Bắc Trung Bộ. Chưa kể năng lực cạnh tranh của 3 địa phương này chưa phân hơn thua; Hãy tập trung xây dựng Trung tâm tài chính phục vụ cho nhu cầu phát triển của tỉnh nhà.

Nhận định về khả năng phát triển Vinh trở thành Trung tâm thương mại và du lịch của vùng, quan điểm của ông Hồ Xuân Hùng: Từ thập kỷ cuối cùng của thế kỷ trước, khi cảng Vũng Áng chưa phát triển, cảng Nghi Sơn chưa hình thành, Vinh, Cửa Lò chưa bao giờ là Trung tâm đầu mối hàng xuất nhập cho 3 tỉnh, trừ một mặt hàng phân bón của Tổng Công ty vật tư nông nghiệp là rõ nét, thường xuyên.

Thương mại Vinh về cơ bản đáp ứng cho nhu cầu của thành phố và các huyện trong tỉnh, một số cho huyện Nghi Xuân, Đức thọ, Hương Sơn. Các địa phương khác của Hà Tĩnh và Thanh Hóa ít ai vào Vinh để mua hàng tiêu dùng, ngay cả khách du lịch muốn mua hàng lưu niệm của Nghệ An ngoài cam Vinh, một số hải sản còn lại không có gì đặc trưng.

Trong lâu dài cũng không dễ gì có lợi thế hơn (như chi phí vận chuyển, chi phí bán hàng, hàng hóa đặc trưng…)

Cái khó nhất là Vinh - Nghệ An thiếu nhà “tư sản công thương” tại chỗ để tạo hạt nhân và sức hút cho lĩnh vực này. Cho đến nay nhiều con em Nghệ An thành doanh nhân lớn ở Việt Nam nhưng không sinh sống và không có hội sở chính ở Vinh.

Liệu trong vài chục năm tới Vinh có đủ sức thu hút những “đại gia” những nhà khoa học lớn đang làm việc, những chính trị gia của đất nước (về hưu) về sinh sống lập nghiệp (chí ít là giữ tổ) ở Vinh không? Khi mà các người thành đạt ngày càng trẻ lôi kéo bố mẹ rời quê hoặc các cụ về với tổ tiên hết, thì Vinh - Nghệ An chỉ là nơi viếng thăm.

Về phát triển du lịch: “Phát huy vai trò hạt nhân - Trung tâm trong liên kết vùng và quốc tế đặc biệt là các nước bạn Lào, Thái Lan”, Vinh chưa bao giờ đóng vai trò hạt nhân - Trung tâm trong liên kết vùng.

Du lịch là sự lựa chọn thư giãn, giải trí và tìm sự khác lạ; đặc biệt là những đặc biệt trong văn hóa - kinh tế từ cổ đến kim. Lợi thế lớn nhất của các tỉnh miền Trung là du lịch biển (chủ yếu là tắm biển), Nghệ An so với Thanh Hóa, Hà Tĩnh có sự tương đồng.

Sản phẩm đặc trưng Nghệ An đáng kể nhất là Nam Đàn với cụm du lịch quê nội, quê ngoại Bác Hồ, mộ Bà Hoàng Thị Loan, chùa Đại Tuệ… Là nơi mà hầu như người Việt Nam nào cũng muốn được đến thăm. Nhưng do lợi thế so sánh về địa lý Vinh không hơn gì. Nhưng không phải vì thế mà trở thành Trung tâm du lịch của vùng được, hơn nữa Vinh - Nghệ An vẫn nổi tiếng là “chặt to, kho mặn” không chỉ trong ẩm thực mà cả trong giao tiếp, cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Sáu nội dung còn lại từ Khoa học - Công nghệ, Công nghệ thông tin, Công nghệ cao, Y tế, Giáo dục, Văn hóa, Thể thao. Nếu chúng ta cố gắng để Trung ương giúp nâng cấp và tạo mới một số cơ sở đào tạo, trang thiết bị y tế, công nghệ … có thể có sức hút cũng chủ yếu là với Hà Tĩnh. Song vấn đề quan trọng nhất là lao động có tay nghề cao; Doanh nhân “cộm cán” có về khởi nghiệp và sinh sống ở Vinh không?

Phát triển thành phố Vinh - Đô thị loại I thuộc tỉnh xứng tầm đầu tàu tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh và có sức chi phối ảnh hưởng sự tăng trưởng của vùng

Ông Hồ Xuân Hùng đã nêu quan điểm về chiến lược phát triển thành phố:

Một là, phát triển Vinh trong mối quan hệ tổng thể của tỉnh Nghệ An, có tính đến mối quan hệ trực tiếp các địa phương phụ cận: Cửa Lò, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn… và các huyện bắc Hà Tĩnh đặc biệt là Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn.

Đặc biệt quan tâm quy hoạch không gian, hạ tầng trong mối liên kết: Vinh - Cửa Lò, để Vinh trở thành một thành phố biển (hai trong một); Rà soát để điều chỉnh lại quy hoạch 9 xã thuộc thành phố và các xã Nam Nghi Lộc, Đông Hưng Nguyên để có được sự hiện đại của phố trong làng và vẻ đẹp, thanh bình của làng trong phố, là cơ sở lâu dài để giãn mật độ dân số ở trung tâm Vinh. Mặt khác tạo cơ sở phát triển nông nghiệp và dịch vụ, du lịch cho đô thị.

Hai là, xác định rõ trục trung tâm thành phố, từ đó quy hoạch và đầu tư để tạo điểm nhấn của đô thị.

Lâu nay chúng ta tập trung cho trục đường Lê Lợi, Quang Trung, Trần Phú. Đây là trục đường quốc lộ 1A, khả năng để mở rộng và kết nối nội bộ theo hướng phát triển đô thị biển là hạn chế. Hơn nữa dù đã có đường tránh Vinh, nhưng tạo sự giao lưu nội đô dọc tuyến đường này với quy mô ngày một tăng tính khả thi thấp.

Nếu muốn xây dựng các phố mua sắm, ẩm thực, các trung tâm tài chính, thương mại lớn cần xem xét đến quy hoạch dọc tuyến từ đường Lê -Nin (đường 3/2 cũ) kéo nối đường 46 đoạn từ ngã tư đường đi sân bay - Cửa Lò. Đây dần trở thành trục trung tâm Vinh. Dù chúng ta đã bỏ lỡ một cơ hội về quy hoạch trong 20 năm qua nhưng còn thời gian để sửa.

Trục đường Lê Lợi, Quang Trung, Trần Phú (TP Vinh).
Trục đường Lê Lợi, Quang Trung, Trần Phú (TP Vinh).
Giải pháp đảm bảo thực hiện được tầm nhìn và quy hoạch

Theo ông Hồ Xuân Hùng, cần tuyên truyền giải thích để thay đổi tư duy của cán bộ và nhân dân.

Tại đại hội lần thứ XII Đảng bộ tỉnh Nghệ - Tĩnh đồng chí Quế - Ủy viên Thường vụ, Chủ tịch liên đoàn lao động tỉnh phát biểu rằng: “Giàu thì ghét, đói rét thì khinh, thông minh không sử dụng”. Hay có đồng chí Trung ương từng nói: Đặc sản quê ta là nhiều thầy đồ; mà thầy đồ thì nhìn chung là bảo thủ và khắt khe, công thức khó đổi mới. Trước hết là lãnh đạo tỉnh, thành phố Vinh cùng nhau làm thay đổi tư duy ấy.

Thứ 2, Vinh phải là nơi thu hút người tài, lao động có tay nghề cao không chỉ trong tỉnh mà cả trong nước, nhất là con em Nghệ An học giỏi, thành danh về xây dựng quê hương Vinh.

Thứ 3, Chính sách để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, kinh tế tư nhân - nhất là lĩnh vực công thương. Hầu hết các doanh nghiệp lớn ở Nghệ An hoặc đầu tư vào Nghệ An nhất là lĩnh vực tài chính ngân hàng, công thương nghiệp đều đóng chân ở Vinh hoặc có văn phòng đại diện tại Vinh. Tỉnh giúp và hỗ trợ thành phố có chính sách để “nâng đỡ” những doanh nghiệp đã có và tạo doanh nghiệp khởi nghiệp tại Vinh để vừa tạo động lực tại chỗ, vừa là đối tác kêu gọi đầu tư, vừa tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Mặt khác tạo môi trường để các nhà đầu tư trong ngoài nước về với Nghệ An - Vinh.

Hộ kinh doanh công thương nghiệp, dịch vụ ở Vinh rất lớn cần tạo môi trường để họ trở thành doanh nghiệp tư nhân, tham gia lành mạnh vào thị trường, tạo được mối liên kết để cùng nhau làm giàu, làm giàu cho mình, cho thành phố.

Thứ 4, tỉnh cần phân cấp mạnh hơn nữa quyền hành chính cho thành phố với tư cách là thành phố loại I.

Cuối cùng cần phải đánh giá đúng điều kiện thực lực của mình để có hướng đi và giải pháp đúng để phát triển bền vững cho mình trước khi hy vọng là đầu tàu hay trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ. Phải nói thẳng với nhau rằng, người Nghệ An - Vinh cần khiêm tốn học tập phong cách người Nhật. Hãy nói với nhau và thế hệ sau rằng tỉnh ta nghèo lắm, khí hậu còn khắc nhiệt, chúng ta phải cùng nhau vượt khó, siêng năng sáng tạo, đoàn kết để cùng nhau làm giàu cho mình, cho quê hương. Chứ không phải cứ mãi bài ca “Nghệ An là nước Việt Nam thu nhỏ, giàu tài nguyên khoáng sản, mảnh đất địa linh, nhân kiệt”. Quả thực là vậy, sao mãi đến nay vẫn là tỉnh nghèo.

Vinh là đầu tàu của Nghệ An, nhưng không thể thoát khỏi cái chung của tỉnh. Để thực hiện thành công Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị, thành phố Vinh phải là đầu tàu, động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh./.

Hồ Xuân Hùng
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Cảm ơn anh Hồ Xuân Hùng, cựu Chủ tịch Nghệ An đã có cái nhìn khách quan về cái gọi là “ Trung tâm kinh tế văn hoá vùng Bắc Trung bộ”.
Theo anh Hùng, hãy lo là trung tâm của chính tỉnh mình trước khi là trung tâm hộ cho tỉnh khác!
2020 đã gần kề, nghị quyết 26 phá sản !
Có lẽ họ lại đòi Nghị quyết khác cho giai đoạn 2020-2040?
 

Anhds

Người nổi tiếng
Xem clip này mới thấy Nghệ An họ rất tâm huyết với quê hương, họ đã biết mình hụt hơi với Thanh Hóa! họ rất muốn có GRDP cao, thống kê ''Láo'' như Thanh Hóa mà không được.
Hà Tĩnh quy mô kinh tế nhỏ, đô thị nhỏ ko đáng bận tâm! Thanh Hóa là câu chuyện hoàn toàn khác.
TRước đây NBK82 rất to mồm, nay hắn thấy quê hương đui chột, hắn lặn không sủi tăm!
Sẽ vô cùng lố bịch với cả nước nếu đem vài blocl chung cư 20 tầng ra khoe trong thời đại ngày nay.
Nghe mấy bác này nói thấy họ tâm huyết với tỉnh phết, lại thấy thương thương xứ nghệ, chứng tỏ cái đám to mồm như NPK làm xấu hình ảnh con người nghệ an. Mà cả Thanh hóa cũng vậy, một số TP làm xấu hình ảnh của tỉnh, chứ khi thật sự hiểu vấn đề thì thấy thương lắm, mến lắm
 

Harley Quinn

Người nổi tiếng
Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 thi công đạt giá trị hơn 280 triệu USD

Dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 do liên doanh Marubeni (Nhật Bản) và Kepco (Hàn Quốc), đầu tư theo hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), với 2 tổ máy, công suất 1.200 MW.


Trên công trường thi công Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2.

Tổng vốn đầu tư của dự án là 2,8 tỷ USD, triển khai thi công tháng 8 – 2018 và dự kiến hoàn thành tháng 7 – 2022. Được xây dựng tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, dự án có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm cung cấp điện cho phát triển kinh tế khu vực phía Bắc, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 có 2 nồi hơi siêu tới hạn, tua bin hiệu suất cao và hai tổ máy phát điện. Hai tổ máy sẽ được xây dựng song song nhưng độc lập, tạo tính linh hoạt và mang lại hiệu quả cao hơn.

Thời gian qua, các nhà thầu đang tập trung thi công các hạng mục, chủ yếu là móng công trình; đến hết tháng 1 – 2019, giá trị thi công đạt hơn 280 triệu USD, tương đương 10% giá trị của dự án.
 

THAH_THAH

Người nổi tiếng
Xem clip này mới thấy Nghệ An họ rất tâm huyết với quê hương, họ đã biết mình hụt hơi với Thanh Hóa! họ rất muốn có GRDP cao, thống kê ''Láo'' như Thanh Hóa mà không được.
Hà Tĩnh quy mô kinh tế nhỏ, đô thị nhỏ ko đáng bận tâm! Thanh Hóa là câu chuyện hoàn toàn khác.
TRước đây NBK82 rất to mồm, nay hắn thấy quê hương đui chột, hắn lặn không sủi tăm!
Sẽ vô cùng lố bịch với cả nước nếu đem vài blocl chung cư 20 tầng ra khoe trong thời đại ngày nay.
cảm ơn Bác Tuyển vì đã có những đóng góp cho đất nước thời BT Bộ TM, tuy nhiên có lẽ tuổi tác, thời gian nên Bác phát biểu hơi chủ quan và cục bộ địa phương như:
Thanh Hoá có Lọc dầu NS là do TW, cái này đúng nhưng không nhờ làm công tác tuyên truyền để giải phóng mặt bằng tốt thì không có được ngày hôm nay.
Nhiệt điện NS1,2; xi măng Long Sơn, FLC, Vingroup, Sungroup, Xi măng Nghi Sơn ... và rất nhiều nhà đầu tư lớn khác nếu nói như Bác Tuyển thì chắc là do TW ưu ái Thanh Hoá
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Chủ đề được quan tâm nhất

Top