• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

baonhietdoicap17

Moderator
Staff member
Tạo điều kiện thuận lợi để sớm triển khai xây dựng nhà máy sản xuất máy kéo 4 bánh hạng trung tại Khu Công nghiệp Bỉm Sơn

Đồng chí Mai Văn Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, phát biểu tại hội nghị. (.Ảnh: Xuân Hùng)


(THO) - Sáng ngày 11 – 6, Thường trực UBND tỉnh tổ chức hội nghị nghe Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (TCTMĐL&MNNVN) báo cáo dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất máy kéo 4 bánh hạng trung và chế tạo hộp số, cầu ô tô tải tại Khu Công nghiệp Bỉm Sơn (KCNBS).

Các đồng chí: Mai Văn Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, dự và chỉ đạo hội nghị; Nguyễn Ngọc Hồi, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn (BQLKKTNS), các ngành có liên quan, thị xã Bỉm Sơn, Văn phòng Tỉnh ủy và UBND tỉnh; Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa.
Nhà máy sản xuát máy kéo 4 bánh hạng trung đầu tư xây dựng tại KCNBS, công suất đến 100 HP: 5.000 đến 10.000 chiếc/năm; hộp số máy kéo 4 bánh; hộp số, cần xe ô tô tải; hộp số cho ngành xây dựng 5.000 đến 10.000 bộ/năm; sản phẩm được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tổng chi phí đầu tư dự án khoảng 1.357 tỷ đồng và xây dựng trên diện tích 12 ha. Công ty ISEKI là công ty hàng đầu tại Nhật Bản về sản xuất máy nông nghiệp với gần 90 năm kinh nghiệm, là đối tác chuyển giao công nghệ. Sản phẩm ban đầu của dự án là loại máy kéo 4 bánh công suất 36 HP, 48 HP của Công ty ISEKI Nhật Bản (lắp ráp CBU) và thực hiện nội địa hóa 50% vào năm thứ 4. Dự án được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 (2014 – 2015) lắp ráp CBU, giai đoạn 2 (2014 – 2016) đầu tư xây dựng mới xưởng lắp ráp, giai đoạn 3 (2015 – 2017) đầu tư xây dựng mới xưởng sản xuất hộp số máy kéo và hộp số ô tô tải... Đây là dự án được đầu tư xây dựng mới hoàn toàn, với dây chuyền thiết bị tiên tiến hiện đại có tính tự động hóa cao. Dự án sẽ bảo đảm việc làm cho khoảng 500 lao động, khi sản xuất đạt 100% công suất. Đồng thời cung cấp 40 đến 50% cho nhu cầu thị trường máy nông nghiệp tại Việt Nam với chất lượng tin cậy.
Để dự án sớm đầu tư xây dựng, đi vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, TCTMĐL&MNNVN đề nghị UBND tỉnh cho thuê 12 ha đất tại Khu A-KCNBS trong thời gian 50 năm; tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính và giải phóng mặt bằng để dự án triển khai đúng tiến độ. Đầu tư xây dựng hạ tầng cho khu công nghiệp, như: điện, nước, hệ thống giao thông, hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hỗ trợ các chính sách ưu đãi đầu tư vào khu công nghiệp, giá bán sản phẩm của dự án... Tăng cường công tác thông tin quảng bá để nông dân thấy rõ lợi ích của việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.
Sau ý kiến của đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Mai Văn Ninh nhấn mạnh: Tỉnh Thanh Hóa ủng hộ chủ trương TCTMĐL&MNNVN đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất máy kéo 4 bánh hạng trung tại KCNBS. Đây là nhà máy phù hợp với chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ; với quy hoạch phát triển KCNBS. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, hiện cũng như tương lai trong sản xuất luôn chịu sự cạnh tranh gay gắt, vì vậy TCTMĐL&MNNVN cần nghiên cứu sản xuất sản phẩm phù hợp với thực tế phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc điểm của từng vùng; thực hiện đa dạng hóa chức năng của máy kéo 4 bánh, bảo đảm giá thành hợp lý. Đồng thời thực hiện điều tra, nghiên cứu, sản xuất thử để bán thăm dò thị trường; sau đó mới tính tới mở rộng sản xuất cho phù hợp. Về những kiến nghị của tổng công ty, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị BQLKKTNS hướng dẫn hoàn chỉnh thủ tục, cấp giấy phép đầu tư cho tổng công ty; phối hợp với nhà đầu tư hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổng công ty trong việc thuê hạ tầng. Đồng thời, phối hợp với các ngành có liên quan của tỉnh nghiên cứu những kiến nghị của tổng công ty để đề xuất UBND tỉnh xem xét, giải quyết. Thị xã Bỉm Sơn làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, bảo đảm an ninh trật tự trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng cũng như khi dự án đi vào sản xuất.
.Xuân Hùng
 

nguoiduatin

Thành viên
Thanh Hóa sắp có đường Võ Nguyên Giáp
Ngày 12/6, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với thành phố Thanh Hóa nghiên cứu lựa chọn tuyến đường mang tên cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trước đó, Thủ tướng đã quyết định công nhận TP. Thanh Hóa là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thanh Hóa. Trong kế hoạch phát triển, TP. Thanh Hóa được xác định là đô thị tỉnh lỵ, trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh. Đây một trong những trung tâm kinh tế, dịch vụ, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao của vùng phía Nam Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
 

baonhietdoicap17

Moderator
Staff member
Nâng cấp lưới điện Khu kinh tế Nghi Sơn

Chiều 13/6/2014, tại UBND tỉnh Thanh Hóa đã diễn ra Hội nghị về Phương án đầu tư, cải tạo nâng cấp lưới điện trung thế, hạ thế trong Khu kinh tế Nghi Sơn và vùng phụ cận, phục vụ thi công Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn.



Đồng chí Trịnh Văn Chiến - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị; tham dự hội nghị về phía tỉnh Thanh Hóa còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành và địa phương: Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn; Ban Quản lý Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn; Sở Công Thương; Huyện ủy, UBND huyện Tĩnh Gia. Về phía Công ty Điện lực Miền Bắc có ông Nguyễn Phúc Vinh - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Miền Bắc cùng các lãnh đạo của Tổng công ty và Công ty Điện lực Thanh Hóa.

Theo báo cáo về tình hình cấp điện hiện tại của Công ty Điện lực Thanh Hóa cho Khu kinh tế Nghi Sơn được cung cấp điện chủ yếu từ trạm 110kV Tĩnh Gia gồm có 2 nhà máy biến áp có công suất 25MVA + 40MVA gồm 4 lộ 35kV và 2 lộ 22kV. Với phụ tải hiện tại cho khu vực: phía 35kV máy biến áp 110kV Tĩnh Gia là 31MVA là 20MVA cho trạm trung gian Lọc hóa dầu Nghi Sơn; Mở rộng 10MVA của nhà máy giày ANORA và 10MVA cho tăng trưởng của Khu kinh tế Nghi Sơn thì phụ tải sau trạm 110kV sẽ tương đương 66MVA, khi đó trạm 110kV Tĩnh Gia sẽ bị quá tải.

Từ tháng 10/2013, dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn tại Khu kinh tế Nghi Sơn được khởi công xây dựng, bên cạnh nhà máy chính, hàng loạt các xí nghiệp, nhà máy phụ trợ cũng đang được đầu tư xây dựng theo. Bên cạnh đó là nhu cầu về điện năng tiêu thụ cho sinh hoạt, hàng loạt các dịch vụ ăn, nghỉ, giải trí... phục vụ cho công nhân lao động nơi đây bình quân tăng từ 15 – 30% /năm. Theo đăng ký từ các doanh nghiệp, từ nay đến 2016, trên địa bàn Khu kinh tế Nghi Sơn sẽ có khoảng gần 30.000 lao động đến sinh sống và làm việc. Điều này đã làm quá tải đường dây hạ thế, trạm biến áp có nguy cơ phát nóng cháy nổ bất cứ lúc nào.
Trước tình hình đó, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã tiến hành khảo sát tình hình thực tế và đưa ra đề xuất kiến nghị cần phải đầu tư xây dựng, cải tạo lưới điện trung hạ thế cho khu vực này. Tổng giá trị đầu tư dự kiến là 70,22 tỷ đồng, Công ty Điện lực Thanh Hóa kiến nghị Tổng công ty Điện lực Miền Bắc xem xét cấp vốn đầu tư dự án, kiến nghị UBND tỉnh Thanh Hóa tạo điều kiện về GPMB để phục vụ xây dựng.
__________________
 

Rau Ma

Administrator
Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1 đã hoàn thành, chạy thử và sẽ tiến hành bàn giao đi vào hoạt động trong tháng 6/2014.

Bên cạnh đó, Tập đoàn điện lực KEPCO của Hàn Quốc đang thu xếp tài chính để thực hiện dự án nhiệt điện Nghi Sơn 2, ký kết BOT trong năm nay.
 

Rau Ma

Administrator
Hiện tại lĩnh vực bán lẻ hàng tiêu dùng, điện máy tại Thanh Hóa đang cạnh tranh rất gay gắt, hàng loạt tên tuổi và thương hiệu lớn đã có mặt.

Sau khi nhãn hàng thời trang Seven.AM khai trương ngày 31.5, ngày 13/6 nhà bán lẻ điện thoại di động hàng đầu Thanh Hóa Huymobile khai trương cơ sở mới tại 233 Lê Hoàn...

Có thể cuối tháng 6 đầu tháng 7 siêu thị Media mart Thanh Hóa sẽ mở cửa. Hiện tại Mediamart đang gấp rút hoàn thiện cơ sở vật chất, ốp alu, biển bảng trang trí bên ngoài. Hy vọng người dân Thanh Hóa sẽ có thêm một địa điểm mua sắm thuận tiện và hiện đại.
 

baonhietdoicap17

Moderator
Staff member
Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp FDI đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh

Thời gian qua, cùng với việc thu hút đầu tư, tỉnh, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS) luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh (SXKD).



Đến nay, tại KKTNS và các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh có 15 doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, đi vào hoạt động SXKD, tổng số vốn đăng ký hơn 186 nghìn tỷ đồng. Hoạt động SXKD của các doanh nghiệp tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu như: sản xuất gia công hàng may mặc, da giầy xuất khẩu, xi-măng, khai thác chế biến khoáng sản...

Thời gian qua, Ban Quản lý KKTNS đã phối hợp với các ban, ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương đồng hành cùng các doanh nghiệp để giải quyết những khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi để các doanh nghiệp đẩy mạnh SXKD. Tình hình an ninh trật tự tại các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài bảo đảm ổn định; mọi hoạt động SXKD của doanh nghiệp diễn ra bình thường. Các doanh nghiệp SXKD có hiệu quả, như: Công ty TNHH Sakurai Việt Nam, Công ty TNHH Giầy Annora Việt Nam, Công ty TNHH Giầy Sunjade Việt Nam...

Đến nay, các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài đang hoạt động SXKD tại KKTNS và các KCN trên địa bàn tỉnh tạo việc làm cho khoảng 35.000 lao động. Quí I – 2014, doanh thu của các doanh nghiệp đạt hơn 1.910 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước hơn 111,2 tỷ đồng, thu nhập bình quân của người lao động đạt hơn 3,5 triệu đồng/người/tháng.
__________________
 

baonhietdoicap17

Moderator
Staff member
Tạo điều kiện thuận lợi để sớm triển khai xây dựng nhà máy sản xuất máy kéo 4 bánh hạng trung tại Khu Công nghiệp Bỉm Sơn

Đồng chí Mai Văn Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, phát biểu tại hội nghị. (.Ảnh: Xuân Hùng)


(THO) - Sáng ngày 11 – 6, Thường trực UBND tỉnh tổ chức hội nghị nghe Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (TCTMĐL&MNNVN) báo cáo dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất máy kéo 4 bánh hạng trung và chế tạo hộp số, cầu ô tô tải tại Khu Công nghiệp Bỉm Sơn (KCNBS).

Các đồng chí: Mai Văn Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, dự và chỉ đạo hội nghị; Nguyễn Ngọc Hồi, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn (BQLKKTNS), các ngành có liên quan, thị xã Bỉm Sơn, Văn phòng Tỉnh ủy và UBND tỉnh; Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa.
Nhà máy sản xuát máy kéo 4 bánh hạng trung đầu tư xây dựng tại KCNBS, công suất đến 100 HP: 5.000 đến 10.000 chiếc/năm; hộp số máy kéo 4 bánh; hộp số, cần xe ô tô tải; hộp số cho ngành xây dựng 5.000 đến 10.000 bộ/năm; sản phẩm được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tổng chi phí đầu tư dự án khoảng 1.357 tỷ đồng và xây dựng trên diện tích 12 ha. Công ty ISEKI là công ty hàng đầu tại Nhật Bản về sản xuất máy nông nghiệp với gần 90 năm kinh nghiệm, là đối tác chuyển giao công nghệ. Sản phẩm ban đầu của dự án là loại máy kéo 4 bánh công suất 36 HP, 48 HP của Công ty ISEKI Nhật Bản (lắp ráp CBU) và thực hiện nội địa hóa 50% vào năm thứ 4. Dự án được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 (2014 – 2015) lắp ráp CBU, giai đoạn 2 (2014 – 2016) đầu tư xây dựng mới xưởng lắp ráp, giai đoạn 3 (2015 – 2017) đầu tư xây dựng mới xưởng sản xuất hộp số máy kéo và hộp số ô tô tải... Đây là dự án được đầu tư xây dựng mới hoàn toàn, với dây chuyền thiết bị tiên tiến hiện đại có tính tự động hóa cao. Dự án sẽ bảo đảm việc làm cho khoảng 500 lao động, khi sản xuất đạt 100% công suất. Đồng thời cung cấp 40 đến 50% cho nhu cầu thị trường máy nông nghiệp tại Việt Nam với chất lượng tin cậy.
Để dự án sớm đầu tư xây dựng, đi vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, TCTMĐL&MNNVN đề nghị UBND tỉnh cho thuê 12 ha đất tại Khu A-KCNBS trong thời gian 50 năm; tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính và giải phóng mặt bằng để dự án triển khai đúng tiến độ. Đầu tư xây dựng hạ tầng cho khu công nghiệp, như: điện, nước, hệ thống giao thông, hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hỗ trợ các chính sách ưu đãi đầu tư vào khu công nghiệp, giá bán sản phẩm của dự án... Tăng cường công tác thông tin quảng bá để nông dân thấy rõ lợi ích của việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.
Sau ý kiến của đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Mai Văn Ninh nhấn mạnh: Tỉnh Thanh Hóa ủng hộ chủ trương TCTMĐL&MNNVN đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất máy kéo 4 bánh hạng trung tại KCNBS. Đây là nhà máy phù hợp với chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ; với quy hoạch phát triển KCNBS. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, hiện cũng như tương lai trong sản xuất luôn chịu sự cạnh tranh gay gắt, vì vậy TCTMĐL&MNNVN cần nghiên cứu sản xuất sản phẩm phù hợp với thực tế phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc điểm của từng vùng; thực hiện đa dạng hóa chức năng của máy kéo 4 bánh, bảo đảm giá thành hợp lý. Đồng thời thực hiện điều tra, nghiên cứu, sản xuất thử để bán thăm dò thị trường; sau đó mới tính tới mở rộng sản xuất cho phù hợp. Về những kiến nghị của tổng công ty, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị BQLKKTNS hướng dẫn hoàn chỉnh thủ tục, cấp giấy phép đầu tư cho tổng công ty; phối hợp với nhà đầu tư hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổng công ty trong việc thuê hạ tầng. Đồng thời, phối hợp với các ngành có liên quan của tỉnh nghiên cứu những kiến nghị của tổng công ty để đề xuất UBND tỉnh xem xét, giải quyết. Thị xã Bỉm Sơn làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, bảo đảm an ninh trật tự trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng cũng như khi dự án đi vào sản xuất.
.Xuân Hùng
 

baonhietdoicap17

Moderator
Staff member
Tỉnh Thanh Hóa sẽ tạo điều kiện tốt nhất để thi công Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn đúng tiến độ

Đồng chí Trịnh Văn Chiến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp ông Shimmura, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn. (.Ảnh: Lê Hợi)


(THO) - Sáng 11-6, đồng chí Trịnh Văn Chiến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đã tiếp ông Kazutoshi Shimmura, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn và đại diện Liên doanh các nhà thầu EPC Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Tại buổi tiếp, ông Kazutoshi Shimmura cảm ơn tỉnh Thanh Hóa và cá nhân đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn trong thời gian qua. Ông Kazutoshi Shimmura thông báo khái quát tình hình triển khai dự án, đặc biệt là việc các đơn vị tài chính giải ngân và chuyển về Việt Nam gói tín dụng đầu tiên trị giá khoảng 600 triệu USD, đã khẳng định quyết tâm và cam kết thực hiện xây dựng thành công dự án. Hiện tại, dự án xây dựng Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn đang được Liên doanh các nhà thầu EPC khẩn trương thực hiện. Công tác thiết kế kỹ thuật, chế tạo thiết bị đang được các nhà thầu tiến hành tại Nhật Bản và Hàn Quốc, chuẩn bị chuyển về Việt Nam trong thời gian tới. Ông Shimmura mong muốn trong quá trình triển khai xây dựng nhà máy sẽ được tỉnh tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhất để dự án thực hiện đúng tiến độ đã đề ra.
Đại diện Liên doanh các nhà thầu EPC đã thông báo tình hình hoạt động của công trường thi công nhà máy. Đồng thời mong muốn thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục quan tâm và giúp đỡ các vấn đề liên quan đến quá trình thi công công trình, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông quan nhập khẩu khối lượng lớn thiết bị, máy móc thi công nhà máy; cho phép mở một cảng tạm để thuận lợi trong việc vận chuyển và cung cấp thiết bị, máy móc từ nước ngoài về.
Phát biểu tại buổi tiếp, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Văn Chiến vui mừng được đón tiếp ông Kazutoshi Shimmura và các thành viên trong đoàn. Chủ tịch UBND tỉnh bày tỏ tin tưởng với sự quyết tâm, nỗ lực của các bên, chắc chắn Dự án xây dựng Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn sẽ hoàn thành đúng kế hoạch đề ra. Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Đây là dự án lớn, không chỉ được Chính phủ Việt Nam và tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm mà các tập đoàn lớn trên thế giới cũng rất chú ý. Ngoài ý nghĩa về kinh tế của nhà đầu tư và tỉnh Thanh Hóa, dự án này thành công còn tạo ra sức hấp dẫn trong thu hút nguồn vốn đầu tư vào tỉnh Thanh Hóa, đồng thời là cầu nối quan trọng thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa Việt Nam, Thanh Hóa với Cô-oét và Nhật Bản. Chính vì vậy, tỉnh Thanh Hóa luôn nêu cao tinh thần quyết tâm, làm tốt nhất các phần việc của tỉnh và cam kết sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc triển khai thi công xây dựng nhà máy. Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn và liên doanh các nhà thầu, trong quá trình thi công cần quan tâm, tạo việc làm cho lao động phổ thông tại chỗ và sau khi nhà máy đi vào vận hành, ưu tiên tuyển dụng lao động là con em Thanh Hóa vào làm việc tại nhà máy. Đối với các kiến nghị, đề xuất của liên doanh các nhà thầu, tỉnh Thanh Hóa cam kết sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng tạo điều kiện thuận lợi để việc thi công Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn bảo đảm đúng tiến độ theo kế hoạch đề ra.
 

baonhietdoicap17

Moderator
Staff member
Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn: “600 triệu USD đã chuyển về Việt Nam“

Trong cuộc làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa mới đây, đại diện các nhà đầu tư dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã bày tỏ quyết tâm thực hiện một trong những dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam này.



Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa, tại buổi làm việc ngày 11/6, ông Kazutoshi Shimmura, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn cho biết: Gói tín dụng đầu tiên trị giá khoảng 600 triệu USD đã chuyển về Việt Nam, thể hiện cam kết và quyết tâm thực hiện thành công dự án của các nhà thầu.

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa, tại buổi làm việc ngày 11/6, ông Kazutoshi Shimmura, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn cho biết: Gói tín dụng đầu tiên trị giá khoảng 600 triệu USD đã chuyển về Việt Nam, thể hiện cam kết và quyết tâm thực hiện thành công dự án của các nhà thầu.

Hiện tại, Liên doanh và các nhà thầu đang khẩn trương triển khai dự án, trong đó công tác thiết kế kỹ thuật, chế tạo thiết bị đang được các nhà thầu tiến hành tại Nhật Bản và Hàn Quốc, chuẩn bị chuyển về Việt Nam trong thời gian tới.

Ông Kazutoshi Shimmura khẳng định sự thành công của dự án không chỉ tạo sức hấp dẫn thu hút đầu tư vào Việt Nam mà có vai trò thúc đẩy phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa; do đó ông cũng mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm và tiếp tục tạo điều kiện của tỉnh Thanh Hóa trong thời gian triển khai dự án.

Ngoài ra, ông Kazutoshi Shimmura cũng đưa ra một số vấn đề sẽ gặp phải trong thời gian tới như: Nguồn nguyên liệu cát phục vụ cho hoạt động đổ bê tông; mở cảng tạm tại Khu kinh tế Nghi Sơn để vận chuyển và cung ứng máy móc thiết bị từ nước ngoài về, đồng thời mong tỉnh Thanh Hóa tiếp tục tạo điều kiện cho việc thông quan nhập khẩu khối lượng lớn máy móc thi công dự án.

Dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn là một dự án trọng điểm quốc gia, có tổng vốn đầu tư 9 tỷ USD, cũng là Dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam, được đầu tư bởi Công ty Dầu mỏ quốc tế Kuwait - KPI, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Idemitsu Kosan, Mitsui Chemicals (Nhật Bản) và các tổ chức tài chính quốc tế. Với tổ hợp nhà thầu quốc tế có kinh nghiệm, đứng đầu là công ty JGC (Nhật Bản), dự án sẽ được xây dựng trong khoảng 4 năm.

Tháng 10/2013, tại Khu kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phát lệnh khởi công Dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn. Đây là dự án có ý nghĩa rất quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thanh Hóa, Bắc Trung Bộ và cả nước.
_____________
 

baonhietdoicap17

Moderator
Staff member
Thu hồi đất từ dự án Nhà máy giấy Châu Lộc

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền vừa ký quyết định thu hồi 558.741 m2 đất thuộc dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Giấy và Bột giấy Châu Lộc của Tổng Công ty Giấy Việt Nam tại xã Châu Lộc (Hậu Lộc), và giao cho UBND xã Châu Lộc quản lý theo quy định của pháp luật.


Mặt bằng và nhà điều hành của Nhà máy giấy, bột giấy Châu Lộc bỏ hoang nhiều năm nay.


Dự án này được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 10/2002 và khởi công xây dựng từ năm 2003 với tổng mức đầu tư hơn 1.582 tỷ đồng. Sau khi dự án khởi công, 63 hộ dân xã Châu Lộc đã nhận tiền bồi thường và di dời đến khu tái định cư. Đến năm 2008, dự án thực hiện xong phần san lấp mặt bằng, sau đó, chủ đầu tư xây phần thô khu nhà điều hành của nhà máy rồi bỏ hoang từ đó đến nay.

Cũng theo quyết định này, UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xác định giá trị tài sản mà phía chủ đầu tư đã thực hiện trên thực địa, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định, làm cơ sở để chi trả bồi thường cho doanh nghiệp.

Hiện UBND huyện Hậu Lộc đang triển khai lập kế hoạch, quy hoạch đưa số diện tích đất nêu trên vào sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật. Đồng thời kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng nhà máy chế biến lâm sản, nhằm tạo việc làm cho lao động địa phương và tránh lãng phí đất đai kéo dài.
__________________
 

baonhietdoicap17

Moderator
Staff member
Đón gần 1,3 triệu lượt khách du lịch

5 tháng đầu năm 2014, lượng du khách về Sầm Sơn đạt gần 1,3 triệu lượt người, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2013; doanh thu ước đạt 507 tỷ đồng, tăng 19,7% so với cùng kỳ. Đặc biệt, trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5, lượng khách về Sầm Sơn tăng cao nhất trong nhiều năm qua.

Tính riêng trong tháng 5, Sầm Sơn đón được 680.000 lượt khách, tăng 2,4 lần so với cùng kỳ, doanh thu ước đạt 235 tỷ đồng, tăng 2,76 lần so với cùng kỳ. Du khách về Sầm Sơn tăng cao trong mùa du lịch năm nay được đánh giá là do thị xã tiếp tục thực hiện quyết liệt các phương án quản lý nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, trong đó tập trung mạnh vào việc chống chèo kéo khách, chống ép giá, ép khách và xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.

Thông tin từ Đội Quản lý thị trường số 2, thị xã Sầm Sơn, cho biết: Từ ngày 16-4 đến ngày 3-6, lực lượng chức năng của thị xã đã xử phạt hành chính 18 cơ sở kinh doanh vi phạm quy định, với tổng số tiền phạt 54,4 triệu đồng; trong đó có 2 vụ vi phạm về kinh doanh hàng cấm, 5 vụ vi phạm về giá, 7 vụ vi phạm về đo lường và 4 vụ vi phạm khác.
 

baonhietdoicap17

Moderator
Staff member
Magnum Group (Dubai) sẽ phát triển khu du lịch ở Thanh Hóa

(TBKTSG Online) - Tập đoàn Magnum Group (Dubai) sẽ hợp tác với một doanh nghiệp địa phương của tỉnh Thanh Hóa để cùng phát triển dự án khu du lịch sinh thái có quy mô lớn ở địa phương này.



Theo nguồn tin từ UBND tỉnh Thanh Hóa, ngày 15-6, ông Sam Rehani - Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc điều hành tập đoàn Magnum Group đã ký kết hợp tác đầu tư với Tổng công ty Bất động sản Đông Á về dự án quy hoạch chi tiết 1/500 Khu du lịch sinh thái Núi Trường Lệ và bờ biển Nam Sầm Sơn của tỉnh.

Theo nguồn tin này, tại buổi lễ ký kết lãnh đạo tập đoàn Magnum Group đánh giá cao tiềm năng, thế mạnh của Thanh Hóa và cho biết Magnum Group sẽ cử các chuyên gia quy hoạch hàng đầu thế giới đến Thanh Hóa để nghiên cứu và quy hoạch dự án, nhằm xây dựng khu núi Trường Lệ thành khu du lịch biển đẳng cấp thế giới.

Ông Sam Rehani mong muốn trong thời gian triển khai dự án, chính quyền tỉnh Thanh Hóa tiếp tục tạo điều kiện tốt nhất để dự án hoàn thành đúng tiến độ đặt ra.

Nguồn tin này cho biết do dự án còn trong quá trình quy hoạch, nên chi tiết về diện tích đất xây dựng và vốn đầu tư của dự án chưa có cụ thể. Tuy nhiên, có khả năng dự án này sẽ phát triển trên diện tích đất không dưới 100 héc ta.

Theo quy hoạch trước đây của tỉnh kêu gọi đầi tư cho dự án này là sẽ xây dựng khu vực núi Trường Lệ thành một khu du lịch văn hoá - sinh thái, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần tạo nên cho khu du lịch Sầm Sơn một sức thu hút mới.

Theo trang web của tỉnh, tại buổi tiếp ông Sam Rehani và các thành viên trong đoàn nhân chứng kiến buổi lễ ký kết này, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến mong muốn hai bên nhanh chóng hoàn tất các thủ tục cần thiết để triển khai nhanh dự án.

Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, cùng với dự án sân golf và khu nghỉ dưỡng quốc tế do Tập đoàn FLC đầu tư tại Sầm Sơn, dự án mà tập đoàn Magnum Group ký kết hợp tác đầu tư sẽ góp phần xây dựng Sầm Sơn trở thành khu du lịch biển cao cấp. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành chức năng, lãnh đạo thị xã Sầm Sơn tạo điều kiện tốt nhất để tập đoàn Magnum Group triển khai dự án đúng tiến độ.
 

baonhietdoicap17

Moderator
Staff member
Thêm nhiều công ty lớn tìm cơ hội đầu tư tại KKT Nghi Sơn (16/06/2014-8:11) (VH&ĐS) Trưởng ban Quản lý KKT Nghi Sơn Trần Hòa cho biết sau khi Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn được khởi công xây dựng, đã có nhiều nhà đầu tư là các tập đoàn, công ty có uy tín trong và ngoài nước đến tìm hiểu cơ hội đầu tư trên địa bàn Thanh Hóa.

KKT Nghi Sơn tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư.
Cụ thể là Tập đoàn Hóa chất CIECH (Ba Lan) tìm hiểu cơ hội đầu tư nhà máy sản xuất Soda;
Công ty Industrial gas thuộc Tập đoàn Sing Swee Bee (Singapo) với dự án đầu tư Nhà máy sản xuất khí công nghiệp;
Công ty Posco ICT thuộc Tập đoàn Posco (Hàn Quốc) với dự án xử lý nước thải và cung cấp nước cất;
Công ty Vina Fly Ash (Hàn Quốc) với dự án sản xuất tro bay từ xỉ than nhiệt điện...
Ngoài ra còn nhiều nhà đầu tư khác đến từ Hàn Quốc, Singapo và châu Âu.


Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư cũng như triển khai các dự án, Ban quản lý KKT Nghi Sơn tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, nhân viên; thực hiện có hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, công tác kêu gọi, xúc tiến đầu tư, GPMB, xây dựng hạ tầng kỹ thuật sẽ được thực hiện đồng bộ.

Được biết hiện nay KKT Nghi Sơn và các khu công nghiệp trong tỉnh đã thu hút được 271 dự án, trong đó có 252 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư là 106.833,62 tỷ đồng và 19 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký đầu tư là 12.256,56 triệu USD.
 

baonhietdoicap17

Moderator
Staff member
Trường THPT Đông Sơn I bị tố ăn gian nhiều khoản thu

(GDVN) - Hàng loạt các khoản thu sai quy định vừa được phát hiện tại trường THPT Đông Sơn I Thanh Hóa.
Thu sai quy định
Thông qua đường dây nóng của Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, nhiều phụ huynh bức xúc phản ánh về việc lãnh đạo trường trường THPT Đông Sơn I (Thanh Hóa) thu nhiều khoản tiền sai quy định.
Cụ thể năm học 2013-2014 thông qua hội cha mẹ học sinh, nhà trường đã đưa ra nhiều khoản thu bất hợp lý như: Quỹ tăng cường cơ sở vật chất 200.000 đồng/học sinh/năm; Quỹ cảnh quan môi trường 80.000 đồng/học sinh/năm; Quà lưu niệm cho khối 12 là 100.000 đồng/học sinh/năm; Quỹ vệ sinh 10.000 đồng/học sinh/năm.

Cũng theo phản ánh, đích thân lãnh đạo nhà trường còn đứng chỉ đạo thu quỹ khuyến học 40.000 đồng/học sinh/năm; Thu 42.000 đồng/học sinh tiền chữ thập đỏ nhưng không giao lại cho người được quản lý mà đưa chi tiêu không rõ mục đích (?)

Nhiều khoản thu tại phần thu của hội cha mẹ học sinh sai quy định
“Số tiền mà lãnh đạo nhà trường đã thu của phụ huynh không được công khai, quyết toán và thông báo tới phụ huynh học sinh. Chúng tôi đã nhiều lần làm đơn gửi các cơ quan chức năng xem xét giải quyết về các khoản thu sai quy định trên, nhưng cho đến nay vẫn chưa nhận được hồi âm”, một phụ huynh bức xúc phản ánh.

Như vậy, nếu theo phản ánh trên, với con số 1.133 học sinh ở cả 3 khối học, thì số tiền lãnh đạo trường THPT Đông Sơn I thu trái quy định ước tính lên đến hàng trăm triệu đồng.

Lãnh đạo nhà trường nói gì?

Điều đáng nói là trước đó Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa đã có hướng dẫn cụ thể về các khoản thu đầu năm học theo quy định của Bộ GDvà ĐT, thế nhưng lãnh đạo trường THPT Đông Sơn I vẫn tìm cách phớt lờ, “núp bóng” hội cha mẹ học sinh, thu sai quy định nhiều khoản tiền.
Theo mục 4, Điều 10 của Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 nêu rõ, Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học đối với các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện. Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
Đối với quỹ khuyến học, tại văn bản số 1315/SGDĐT-KHTC của Sở GD&ĐT Thanh Hóa nêu rõ: Không được huy động quỹ khuyến học từ học sinh đang học tại trường hoặc các cơ sở giáo dục. Quỹ này do hội khuyến học vận động từ các cá nhân, tổ chức, nhà hảo tâm, các doanh nghiệp và các hội viên đóng góp theo điều lệ hội khuyến học.

ông Lương Hữu Hồng, Hiệu trưởng trường THPT Đông Sơn I
Như vậy, đối chiếu với những quy định như trên có thể thấy, việc lãnh đạo trường THPT Đông Sơn I đã cố tình mượn vỏ bọc của hội cha mẹ học sinh để thu sai quy định nhiều khoản tiền.
Trước sự việc trên, ông Lương Hữu Hồng, Hiệu trưởng trường THPT Đông Sơn I thừa nhận việc thu các khoản đóng góp trên là có thật.
Để thanh minh cho những sai phạm trên, ông Hồng cho rằng: “ Việc thu quỹ cảnh quan môi trường thực chất là học sinh đi học không thể lao động được nên hội cha mẹ học sinh bàn thu để xây dựng cảnh quan nhà trường. Đối với việc thu tiền quỹ tăng cường xây dựng cơ sở vật chất là để sửa chữa nhỏ hàng năm. Tiền khuyến học nhà trường thu 40.000 đồng/học sinh là theo chủ trương chung”.
Việc lãnh đạo trường THPT Đông Sơn đưa ra và thực hiện những khoản thu trái quy định đã khiến nhiều người hoài nghi về tính minh bạch trong việc sử dụng số tiền trên? Trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường và số tiền thu trái quy định sẽ bị xử lý như thế nào?
 

baonhietdoicap17

Moderator
Staff member
Khu công nghiệp sử dụng công nghệ cao Lam Sơn – Sao Vàng – thêm điểm nhấn trong bức tranh công nghiệp tỉnh nhà

Bên cạnh việc phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS), để khai thác tiềm năng và thế mạnh của các địa phương và vùng miền, tỉnh Thanh Hóa đã quy hoạch và thành lập một số khu công nghiệp (KCN) tập trung như: KCN Lễ Môn (75 ha); KCN Đình Hương (112 ha); KCN Bỉm Sơn 568 ha.

Trong đó, KCN sử dụng công nghệ cao Lam Sơn – Sao Vàng đang trong quá trình hình thành là điểm nhấn trong bức tranh công nghiệp khu vực phía Tây của tỉnh.

Theo Viện Quy hoạch Thanh Hóa, khu vực Lam Sơn – Sao Vàng nằm ở vị trí trung tâm hình học tỉnh Thanh Hóa, là trung tâm giao lưu giữa miền núi trung du phía Tây với vùng đồng bằng và ven biển phía Đông tỉnh Thanh Hóa. Đây được xác định là 1 trong 4 cụm động lực phát triển kinh tế của tỉnh.

Tại đây, có cảng hàng không dân dụng Thọ Xuân, trong tương lai sẽ nâng cấp lên sân bay quốc tế; có đường Hồ Chí Minh nối khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) với Lam Sơn – Sao Vàng dài 100 km; Quốc lộ 47 nối TP Thanh Hóa với Lam Sơn – Sao Vàng dài 40 km.

Tương lai, 2 tuyến đường này sẽ nâng lên cao tốc, rút ngắn thời gian đi lại giữa Hà Nội, TP Thanh Hóa với Lam Sơn – Sao Vàng.

Tỉnh ta cũng đã có chủ trương đầu tư xây dựng tuyến cao tốc nối KKTNS với khu vực Lam Sơn – Sao Vàng dài 60km và tuyến đường sắt cao tốc nối TP Thanh Hóa, đường bộ nối các cụm kinh tế động lực trong tỉnh với Lam Sơn – Sao Vàng.


Bên cạnh đó, Lam Sơn – Sao Vàng là vùng đất có nhiều thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp và đô thị, như: quỹ đất xây dựng nhiều, ít phải bồi thường, giải phóng mặt bằng, ít phải san lấp và không phải đất trồng lúa; có nguồn lao động dồi dào; có hệ thống hạ tầng kỹ thuật nội tại kết nối với các vùng trong tỉnh và trong nước thuận lợi. Lam Sơn – Sao Vàng còn là vùng có tài nguyên đất đai phát triển nông nghiệp, có truyền thống, kinh nghiệm trong sản xuất, canh tác nông nghiệp và cho năng suất cao.

Tại đây, đã và đang xây dựng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được UBND tỉnh chính thức phê duyệt quy hoạch và xây dựng Khu Nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn bước đầu với quy mô 125 ha, có khả năng phát triển nhân rộng lên 1.000 ha. Ngoài ra, khu vực Lam Sơn – Sao Vàng và vùng kế cận có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh, cảnh quan và sinh thái đa dạng, phong phú.

Tất cả các yếu tố trên đã tạo cho Lam Sơn – Sao Vàng có một vị thế quan trọng trong tổng thể mối quan hệ vùng tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm quốc gia, đặc biệt là với 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Việc gắn kết chặt chẽ các yếu tố, lĩnh vực, thế mạnh của vùng như: phát triển đô thị - phát triển công nghiệp – phát triển nông nghiệp công nghệ cao – phát triển du lịch bằng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ hỗ trợ khác đã tạo ra cơ hội và thách thức cho Lam Sơn – Sao Vàng phát triển, tạo bước đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Chính vì thế, UBND tỉnh đã có chủ trương phát triển khu vực Lam Sơn – Sao Vàng thành một “tổ hợp công – nông nghiệp công nghệ cao – đô thị và dịch vụ du lịch”, làm động lực cho phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là khu vực miền Tây Thanh Hóa.

Mục tiêu hướng tới của KCN sử dụng công nghệ cao Lam Sơn – Sao Vàng là xây dựng thành KCN sạch, sử dụng công nghệ cao, hướng tới hình thành khu công nghệ cao, bao gồm: công nghệ vi điện tử, cơ khí chính xác, cơ – điện tử, quang – điện tử và tự động hóa; công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano; công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thủy sản và y tế. Trước mắt ưu tiên cho các ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm nguyên chiếc và linh kiện, điện tử, viễn thông như điện thoại, máy tính, máy ảnh kỹ thuật số... và các sản phẩm công nghệ cao khác, gắn với đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao, hướng tới phát triển thành khu công nghệ cao trong tương lai.

Diện tích nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 1.975 ha, thuộc địa phận các xã Xuân Sơn, Xuân Thắng và Xuân Phú, huyện Thọ Xuân. Cơ cấu quy hoạch, bao gồm: KCN sử dụng công nghệ cao 750 ha; các khu chức năng thuộc khu công nghệ cao 175 ha; khu đô thị thông minh 535 ha; đất hạ tầng kỹ thuật 190 ha và diện tích đất núi đồi, ao hồ là 325 ha.

Trong giai đoạn 1, dự kiến tại đây sẽ thành lập và tập trung đầu tư cho KCN sử dụng công nghệ cao khoảng 350 ha; trước mắt ưu tiên xây dựng KCN điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin; giai đoạn 2 sẽ phát triển khu “nghiên cứu và ứng dụng RD” “vườn ươm doanh nghiệp”; các cơ sở đào tạo và dạy nghề nhằm tạo nguồn nhân lực “sản xuất và ứng dụng công nghệ cao” cho KCN; giai đoạn 3 sẽ hoàn chỉnh các khu chức năng còn lại và thành lập khu công nghệ cao sau năm 2025.

Hiện nay, tỉnh ta đang tích cực kêu gọi các nhà đầu tư nhằm hỗ trợ tỉnh trong việc xây dựng KCN sử dụng công nghệ cao Lam Sơn – Sao Vàng. Trong tháng 4 vừa qua, đoàn đại biểu cấp cao của TP Seongnam, Hàn Quốc sang thăm và làm việc tại tỉnh ta và đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác năm 2013, trong đó có nội dung quan trọng là TP Seongnam sẽ cử đoàn công tác gồm các doanh nghiệp, chuyên gia về quy hoạch sang hỗ trợ tỉnh Thanh Hóa xây dựng quy hoạch Khu công nghệ cao Lam Sơn - Sao Vàng.
 

baonhietdoicap17

Moderator
Staff member
Kỳ họp thứ 10 HĐND thị xã khóa VIII thông qua Nghị quyết mở rộng địa giới hành chính thị xã.

Sáng ngày 18/6, HĐND thị xã Sầm Sơn tổ chức kỳ họp thứ 10 (kỳ họp bất thường) để thảo luận và thông qua nghị quyết về mở rộng địa giới hành chính thị xã Sầm Sơn. Dự kỳ họp có các đồng chí: Trịnh Tuấn Sinh – Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy; Võ Mạnh Sơn – Phó Bí thư Thường trực Thị ủy; Trịnh Huy Triều – Phó Bí thư, Chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn, các đồng chí trong ban thường vụ Thị ủy và 23/26 vị đại biểu HĐND thị xã khóa VIII.


Đồng chí Hoàng Văn Truyền – Phó Chủ tịch thường trực UBND thị xã thông qua đề án, tờ trình mở rộng địa giới hành chính thị xã Sầm Sơn.

Với định hướng phát triển kinh tế toàn diện đô thị du lịch Sầm Sơn đạt tiêu chí đô thị loại II

hướng tới mục tiêu hình thành liên đô thị Thanh Hóa- Sầm Sơn; Xây dựng thị xã Sầm Sơn thành đô thị tương hỗ cho thành phố Thanh Hóa và khu kinh tế Nghi Sơn, hình thành tam giác tăng trưởng: TP Thanh Hóa – Sầm Sơn – Nghi Sơn, là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh – quốc phòng của Tỉnh Thanh Hóa. Việc mở rộng địa giới hành chính thị xã là cần thiết và phù hợp với quy hoạch chung của thị xã. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho thị xã khai thác tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, du lịch và quỹ đất để xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị xã Sầm Sơn sẽ có diện tích tự nhiên là 4.540,19ha, dân số 99.966 người, có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 4 phường: Trường Sơn, Bắc Sơn, Trung Sơn, Quảng Tiến và 7 xã: Quảng Cư, Quảng Châu, Quảng Thọ, Quảng Vinh, Quảng Minh, Quảng Hùng, Quảng Đại. Về tổ chức sắp xếp cán bộ, thị xã Sầm Sơn sẽ có 28 vị HĐND cấp thị; chuyển nguyên trạng đội ngũ cán bộ công chức thành viên UBND và đại biểu HĐND cấp xã của 6 xã được sáp nhập. Tổng số công chức cấp xã là 249 người, thành viên UBND cấp xã là 53 thành viên, 271 đại biểu HĐND cấp xã, phường.

Với tinh thần trách nhiệm đối với sự phát triển của thị xã, kỳ họp thứ 10 HĐND thị xã khóa VIII đã thành công tốt đẹp. 100% đại biểu tán thành và nhất trí thông qua Nghị quyết về việc mở rộng địa giới hành chính thị xã Sầm Sơn.
__________________
 

baonhietdoicap17

Moderator
Staff member
Thanh Hóa: Cảnh sát khu vực đi công tác bằng xe đạp
Hằng ngày, các cảnh sát khu vực sẽ sử dụng xe đạp đi xuống từng khu phố, từng khu dân cư để gặp gỡ, thăm hỏi người dân. Ngoài mục đích tạo sự thân thiện, gần gũi giữa cán bộ công an với nhân dân trong khu vực, việc cảnh sát sử dụng xe đạp đi tuần tra còn góp phần bảo vệ môi trường.

Công an phường Nam Ngạn, TP. Thanh Hóa vừa ra mắt mô hình “Cảnh sát khu vực đi công tác địa bàn bằng xe đạp” vào ngày 24/6. Đây là mô hình mới với nhiều ý nghĩa thiết thực được công an phường Nam Ngạn hướng tới mục tiêu xây dựng hình ảnh người cảnh sát khu vực thân thiện, gần gũi với nhân dân.

Trong buổi lễ ra mắt, 10 chiếc xe đạp đã được giao cho 10 cán bộ là cảnh sát khu vực của Công an phường để dùng đi công tác. Theo đó, mỗi ngày, những cảnh sát này sẽ đạp xe đến từng khu phố, từng khu dân cư để gặp gỡ, thăm hỏi và tuyên truyền chính sách pháp luật của Nhà nước cho người dân.

10 chiếc xe đạp được trao cho 10 cảnh sát khu vực Công an phường Nam Ngạn để đi công tác trên địa bàn. (Ảnh CA Thanh Hóa)
Việc làm này không chỉ vận động nhân dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, tham gia phòng ngừa đấu tranh tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh trật tự cơ sở mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Hiện Công an TP.Thanh Hóa đang tiếp tục nghiên cứu và nhân rộng mô hình trên.
Quang Tân
 

baonhietdoicap17

Moderator
Staff member
Liên kết vùng - điều kiện để Thanh Hóa phát triển bền vững

Ngày 24-6, Thường trực Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Ban Kinh tế Trung ương về phát triển liên kết vùng, quá trình tái cơ cấu kinh tế, tình hình thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài và báo cáo phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương.



Dự buổi làm việc có các đồng chí: Nguyễn Thị Xuân Thu, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Đình Xứng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Xuân Phi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy TP Thanh Hóa; lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy; các sở, ban, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo các huyện Nga Sơn, Tĩnh Gia và lãnh đạo Vụ Địa phương, Ban Kinh tế Trung ương. Đồng chí Mai Văn Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Lê Vĩnh Tân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, chủ trì buổi làm việc.

Trong những năm qua, kinh tế Thanh Hóa đạt tốc tộ tăng trưởng cao, bình quân giai đoạn 2010-2013 là 11,7%.

So với các tỉnh, thành phố trong cả nước, quy mô kinh tế của Thanh Hóa đứng thứ 7

So với các tỉnh Bắc Trung bộ, Thanh Hóa có quy mô kinh tế lớn nhất.


Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông, lâm, thủy sản giảm; tỷ trọng công nghiệp-xây dựng, dịch vụ tăng. Năm 2013, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản trong GDP là 19,5%, công nghiệp xây dựng là 41%. Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế dịch chuyển đúng hướng.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thanh Hóa còn những hạn chế, như: Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành kinh tế còn chậm; lực lượng doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa...

Trên lĩnh vực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã dành sự quan tâm đặc biệt và đạt nhiều kết quả nổi bật.

Đến nay, tỉnh thu hút được 47 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 12,5 tỷ USD. Các dự án FDI đi vào hoạt động hầu hết đều kinh doanh có hiệu quả, đóng góp lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong thời gian tới, một số dự án lớn đi vào hoạt động, như:

Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn
Nhiệt điện Nghi Sơn 2

sẽ là đầu tàu, tạo bước đột phá trong tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của tỉnh.


Bên cạnh đó, môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh ngày càng được cải thiện và được các tổ chức nghiên cứu, các tổ chức tài chính, nhà đầu tư đánh giá cao. Tuy nhiên, hoạt động thu hút vốn đầu tư của tỉnh vẫn còn một số hạn chế như tốc độ thu hút vốn chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh và không đồng đều giữa các vùng, miền; vốn đăng ký đầu tư tuy lớn song chỉ tập trung ở một vài dự án lớn...

__________________
 

Facebook Comment

Bài viết mới

Chủ đề được quan tâm nhất

Top