• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Xuất khẩu Thanh Hóa năm 2014, hướng đến mục tiêu 1 tỷ USD

nemchua

Thành viên
(THO) - Năm 2013, tổng giá trị xuất khẩu tỉnh ta đạt 920,6 triệu USD/820 triệu USD kế hoạch, vượt 12,3% kế hoạch và tăng trưởng 25,8% so với năm 2012, tương đương với tăng gần 190 triệu USD - là năm thứ 4 liên tiếp xuất khẩu có mức tăng trưởng năm sau cao hơn so với năm trước. Với kết quả đó, xuất khẩu Thanh Hóa đã tăng trưởng 5 bậc, từ thứ 23 lên 18/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, là một trong những điểm sáng của bức tranh kinh tế tỉnh ta.
Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty TNHH May Thiệu Đô (huyện Thiệu Hóa). Ảnh: Ngọc Hải

Đạt được kết quả trên, theo Phòng Quản lý xuất nhập khẩu, Sở Công thương, là do có 4 yếu tố thuận lợi, đó là: sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, điều hành quyết liệt của UBND tỉnh, sự vào cuộc quyết liệt của các ngành, các cấp và đã cùng Sở Công thương tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nói chung, doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng. Nhờ đó, các điều kiện cho sản xuất như điện, nguyên liệu, vận tải đã ổn định hơn, thủ tục xuất nhập khẩu được thực hiện nhanh gọn... Về sản phẩm, một số mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực của tỉnh tăng mạnh. Điển hình là xi - măng và clinker đã xuất khẩu gần 1 triệu tấn, đóng góp cho tăng trưởng 55,9 triệu USD; hàng may mặc xuất khẩu tăng 18,3 triệu sản phẩm, đóng góp 107 triệu USD; giầy thể thao xuất khẩu tăng 3,58 triệu đôi, đóng góp 42 triệu USD; dăm gỗ tăng 103,54 nghìn m3, đóng góp 13 triệu USD. Ngoài ra, các sản phẩm đá ốp lát, dụng cụ thể thao, tinh bột sắn, rau quả... cũng hồi phục sản xuất và tăng trưởng xuất khẩu nhẹ trở lại.
Bên cạnh đó, trong năm, tỉnh ta đã có thêm một số nhà máy, dây chuyền sản xuất công nghiệp mới đi vào sản xuất, như: dự án tăng dây chuyền may của Công ty TNHH Sakurai (Khu Công nghiệp Lễ Môn, TP Thanh Hóa), Tổng Công ty Tiên Sơn (thị xã Bỉm Sơn), Công ty TNHH Thiệu Đô (huyện Thiệu Hóa), Công ty TNHH may 888 (huyện Quảng Xương); dự án nâng cao công suất nhà máy chế biến tinh bột sắn Như Xuân..., qua đó đã tăng sản lượng hàng hóa xuất khẩu.
Đặc biệt, thị trường tiêu thụ các sản phẩm xuất khẩu của tỉnh thuận lợi, nhất là thị trường hàng may mặc. Tác động của việc thực thi các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) cũng làm cho hàng hóa của tỉnh tăng thêm yếu tố cạnh tranh do cắt giảm thuế quan. Điều này thể hiện rõ nét ở chỗ, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh sang các thị trường có FTA như Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước ASEAN... đã tăng hơn 40%.
Những kết quả khả quan nêu trên, kèm theo đó là những thời cơ, vận hội mới mà tỉnh ta đang có được, năm 2014, Thanh Hóa hướng đến mục tiêu tổng giá trị xuất khẩu đạt 1 tỷ USD, tăng trưởng 8,6% so với năm 2013, tương đương tăng 79,4 triệu USD. Đây là mục tiêu hết sức khó khăn, nhất là trong điều kiện phát triển các mặt hàng xuất khẩu mới của tỉnh ta còn hạn chế, trong đó, năm 2013 không có thêm mặt hàng xuất khẩu mới. Một số mặt hàng xuất khẩu truyền thống gặp khó khăn về giá cả, thị trường như: cói, lợn sữa, men vi sinh... Việc xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng thủ công mỹ nghệ có dấu hiệu giảm sút; xuất khẩu nguyên liệu thô, đặc biệt là các sản phẩm nông, lâm sản còn chiếm tỷ lệ lớn, không tạo ra giá trị gia tăng cao... Bên cạnh đó, việc quy hoạch vùng nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu của tỉnh ta còn chậm. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn yếu, nhất là trong xu thế bảo hộ bằng các rào cản kỹ thuật ngày khó khăn hơn.
Trước tình hình trên, Sở Công thương kiến nghị các cấp, các ngành cần khẩn trương xây dựng chương trình xuất khẩu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và sửa đổi bổ sung cơ chế khuyến khích xuất khẩu; tập trung chỉ đạo đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho sản xuất công nghiệp nói chung và xuất khẩu nói riêng trên cả 2 lĩnh vực đầu vào sản xuất và đầu ra sản phẩm. Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường các nước tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và FTAs (các Hiệp định Thương mại tự do). Đồng thời, tiếp tục tăng cường kêu gọi đầu tư các dự án sản xuất hàng xuất khẩu. Nâng cao công tác quản lý Nhà nước và đặc biệt là công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp nhằm chủ động giải quyết những vấn đề phát sinh trong xuất khẩu.
.Ngọc Hải
 

Facebook Comment

Chủ đề được quan tâm nhất

Top