Truyền thống thi thư tạo nên một thiên tài Ngô Bảo Châu
Với câu hỏi “vai trò của gia đình đã quyết định như thế nào trong việc tạo nên một thiên tài toán học Ngô Bảo Châu ngày nay”, PGS-TS Trần Lưu Vân Hiền – mẹ của GS Châu – khẳng định: “Chúng tôi không có một cách giáo dục nào đặc biệt".
Những dòng họ “thi thư”
“
Không có điều gì đặc biệt trong cách giáo dục của gia đình chúng tôi với Châu cả” - bà Hiền chậm rãi mở đầu cuộc trò chuyện. “
Có lẽ, những gì tạo nên một Ngô Bảo Châu hôm nay được hun đúc, truyền qua từ nhiều thế hệ của hai dòng họ với truyền thống “thi thư” có từ rất lâu đời. Tôi tin là, chính ân đức của tổ tiên đã giúp Châu có được thành công như ngày hôm nay” - bà nhấn mạnh.
Xin được trích lược những kết quả sưu tầm khá công phu về hai dòng họ Ngô (họ nội) và Trần Lưu (họ ngoại) do những người bạn của hai ông bà thực hiện.
Theo đó,
cao tổ họ nội của GS Châu là cụ Ngô Phúc Xuyến (quê ở Thanh Hóa),
là bậc trung nhân, đỗ Hương cống, làm học quan giữ chức Huấn đạo đời Hậu Lê. Vào khoảng năm 1616, cụ mở trường dạy học ở thôn Tảo Khê, xã Tảo Dương Văn, huyện Ứng Hòa, Hà Tây (nay là Hà Nội). Hiếu học đã thành truyền thống lâu đời của họ Ngô. Nhà thờ họ Ngô vẫn còn lưu giữ “giáo huấn dòng tộc”, xin chép lại như sau:
“Phúc Xuyến” Ngô tộc chốn từ đường
Tiên tổ nguồn khơi những tấm gương
Tiền đại cổ nhân lưu đức trạch
Hậu nhân kết thiện tại thư hương
Kiệm, cần, liêm, chính trọn trung hiếu
Tín, nghĩa, nhân, luân vẹn kỷ cương
Gia giáo tử tôn luôn tiếp bước
Kế thừa truyền thống nghiệp văn chương.
Theo Ngô tộc phả, đời thứ 14 họ Ngô nở rộ sự nghiệp “
Tiến vi quan, đạt vi sư”, trong đó nổi bật là
GS Ngô Thúc Lanh với cuốn sách “Đại số tuyến tính” là một trong những cuốn sách nằm lòng về toán học. GS-TSKH Ngô Huy Cẩn - con trai thứ ba của cụ Ngô Huy Tân, thân phụ của GS Ngô Bảo Châu - cũng là một trong những nhà cơ học hàng đầu của Việt Nam.
Về phía họ ngoại, cũng theo tài liệu này,
cao tổ họ Trần là cụ Trần Xỉ, quê Thanh Hóa,
là nghĩa dũng quân thời Hậu Lê.
Năm 1558, cụ cùng Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. Sau đó, cụ ở lại khai hoang, lập ấp, nay là làng Vĩnh Xương, xã Điền Môn, huyện Phong Điền, Thừa Thiên – Huế.
Các thế hệ họ Trần ở Hà Nội cũng có nhiều người tài đức, thành danh như cụ Trần Gia Chiểu (đời 12) được nhà vua ban chiếu thụ chức Hàm Chủ sự ty Bộ Công lĩnh tri Bộ Thủy quân năm 1832; Tư thiên Đại phu Lễ Bộ Thượng thư năm 1838. Phần mộ của cụ nay vẫn còn ở chợ Châu Long (HN). Đến đời thứ 13, cụ Trần Gia Minh - con thứ hai của cụ Trần Gia Chiểu đỗ tú tài vào các năm 1855, 1858, 1864 và cử nhân vào năm 1867, được Vua Thành Thái bổ nhiệm làm quan với các trọng trách khác nhau.
Dưới triều Nguyễn, học vị Trạng nguyên bị bãi bỏ. Vì vậy khoa thi vào khoảng thập niên 70 thế kỷ XIX, cụ Trần Gia Minh đỗ đầu và được nhận học vị Đông các Đại học sĩ, hàm Thái tử Thiếu bảo, chuyên dạy cho thái tử triều Nguyễn. Sau đó, cụ được Vua Thành Thái bổ nhiệm các chức vụ Tổng đốc 2 tỉnh Bình Định, Phú Yên; sau đó là Tổng đốc Nghệ An, rồi tới Hà Giang, Yên Bái, Sơn Tây, Hưng Hóa và Tuyên Quang. Năm 1887, cụ nhận chức Thị lang Bộ Hộ. Năm 1888, được Vua Đồng Khánh giao trông coi Nha Kinh lược xứ Bắc Kỳ.
Do có nhiều công đóng góp với triều đình, cụ được Vua Thành Thái ban cho tên mới là Trần Lưu Huệ. Từ đó, hậu duệ họ Trần ở Hà Nội có tên đệm là Trần Lưu...