• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.
T

Thanh2

Khách vãng lai
KCN Bỉm Sơn hiện là Khu công nghiệp tử tế duy nhất ở tỉnh ta. Ba KCN ở TPTH thì đã lấp đầy từ lâu rồi mà chưa có KCN mới xung quanh
Thế nên nhà đầu tư về Thanh Hoá mà muốn lô đất có hạ tầng tử tế chỉ có đi Bỉm Sơn
Trái ngược, với đô thị thị xã lâu đời nhưng lên Thành phố rất chậm.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Năm 2023, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 17% trở lên. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 200 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2022.
PS: Năm nay trung ương, cũng như cả nước đã dự báo sai về tình hình thế giới nên đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế rất cao. Đến giờ có thể thấy là không thể thực hiện. Đầu tháng 1 tỉnh ta còn định cố gắng thu ngân sách 2023 cao hơn 2022 tức là cao hơn 51.000 tỷ
Chắc các vị dự kiến
  • Nhiệt điện II hoạt động từ đầu năm
  • Lọc dầu ổn định công suất cả năm
  • Nhà máy Lốp đi vào hoạt động
  • Nhà máy xi măng Đại Dương, dây chuyền 4 XM Long Sơn đi vào hoạt động
  • 10 nhà máy của Hoa Lợi khởi công đầu năm và có sản phẩm trong năm
 

NamDu

Người nổi tiếng
Nó phải như thế này các bác nhỉ? Xây nhà cao tầng để nuôi lợn công nghệ cao.
Mô hình hơi mới lạ ở Việt Nam nhưng đã khá phổ biến ở các quốc gia khác trên thế giới. Ở Trung Quốc sau từng bước thử nghiệm hiệu quả nay họ đã nhân rộng mô hình này để đạt được mục tiêu hiệu quả trong chăn nuôi. Có dự án họ xây tới 26 tầng để phục vụ cho chăn nuôi.

Ở Việt Nam thời gian qua, cũng có mô hình nuôi cua trong hộp nhựa ở nhà phố, đạt năng xuất cao chi phí thấp,tránh được các rủi ro môi trường độc hại, thời tiết cực đoan, ô nhiễm môi trường trong sản xuất chăn nuôi, phát huy tối đa hiệu quả chăn nuôi trong xã hội hiện đại

 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Ngày 29 tháng 2 năm 2012, chuyển thị trấn Tào Xuyên thành phường Tào Xuyên và chuyển thị trấn Nhồi thành phường An Hoạch.
Ngày 16 tháng 10 năm 2019,Sáp nhập xã Đông Hưng và phường An Hoạch để thành lập phường An Hưng, Sáp nhập xã Hoằng Lý vào phường Tào Xuyên, Sáp nhập xã Hoằng Anh và xã Hoằng Long thành xã Long Anh.
PS:thành phố Thanh Hóa sát nhập và đổi tên các xã, phường đa số hợp lý, chỉ riêng trường hợp phường An Hưng là không hợp lý.
Nhập xã Hoằng Lý vào Phường Tào Xuyên rồi lấy tên P. Tào Xuyên là chuẩn vì xã phải theo phường và không đổi tên phường mới để một nửa dân không phải đổi giấy tờ.
Lẽ ra nhập xã Đông Hưng và phường An Hoạch thì nên giữ nguyên tên An Hoạch vì tên này là tên cổ xưa của vùng đất cũ lại giúp một nửa dân số không phải thay đổi giấy tờ. Tên An Hưng chẳng giải quyết được ý nghĩa gì.
Đề án đang làm sắp xếp xã phường thuộc TPTH và huyện Đông Sơn thiết nghĩ cũng nên theo cách sau để dân đỡ phải đổi giấy tờ
  1. hai phường nhập lại thì chọn tên một phường có nhiều ý nghĩa hơn. Chẳng hạn nếu nhập Ba Đình và Ngọc Trạo thì chọn P. Ba Đình; P Đông Sơn nhập P Lam Sơn thì nên chọn P Lam Sơn; P trường thi nhập phường Điện Biên thì chọn P Trường Thi vì nơi đây là trường thi thời phong kiến.....
  2. hai xã nhập thành 1 xã thì chọn tên xã đông dân hơn chứ không nên ghép đôi tên kiểu xã Hà Yên nhập xã Hà Dương thành xã Yên Dương. Làm vậy dân cả hai xã đều phải đổi giấy tờ.
  3. Nhập xã vào phường thành phường mới thì lấy tên của phường. Như kiểu xã Hoằng Lý nhập vào P tào xuyên thành phường tào xuyên. Tránh kiểu xã Đông Hưng nhập phường An Hoạch thành phường An Hưng.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
CÁC ĐƠN VỊ THUỘC DIỆN SÁT NHẬP CỦA TP THANH HÓA VÀ HUYỆN ĐÔNG SƠN
Cụ thể, TP Thanh Hóa có 10 phường, xã gồm: Trường Thi, Điện Biên, Lam Sơn, Ba Đình, Ngọc Trạo, Đông Sơn, Tân Sơn, Thiệu Vân, Hoằng Đại, Đông Vinh.

Huyện Đông Sơn có 9 xã gồm: Đông Tiến, Đông Thanh, Đông Thịnh, Đông Minh, Đông Ninh, Đông Hoàng, Đông Hòa, Đông Yên, Đông Phú. Có 3 xã đang dự kiến thành lập phường là Hoằng Đại, Đông Tiến, Đông Thịnh.

Theo kế hoạch cũ: Hoằng Quang, Hoằng Đại, Rừng Thông, Đông Tiến, Đông Thịnh, Đông Minh, Đông Khê lên phường.
Huyện Đông Sơn vừa đề xuất thêm Đông Ninh; Đông Yên, Đông Thanh; Đông Phú lên phường vì các xã này có tiêu chí hạ tâng kĩ thuật đáp ứng tiêu chí phường, tỷ lệ dân phi nông nghiệp cũng đảm bảo. Mặt khác nếu để các xã này là xã thì chuẩn của xã là 30km2, nhưng để lên phường lại chỉ cần 5,5km2 nên chẳng cần sát nhập nữa.
Vậy 9 thị trấn và xã của Đông Sơn dự kiến lên phường không cần sát nhập vì diện tích phường chỉ cần 5,5km2.
Còn lại Đông Minh, Đông Hoàng, Đông Hòa thuộc diện sát nhập nhưng nếu tỉnh ta trình bày dự kiến tương lai lập phường thì ba xã này cũng không phải sát nhập.
Tóm lại, chỉ phải sát nhập các phường rất nhỏ về diện tích của trung tâm TPTH mà thôi
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Đã xem qua thông số của 9 xã, thị trấn mà huyện Đông Sơn đề nghị lên phường thì đều đạt tiêu chuẩn diện tích từ 5,5km2 và dân số có quy đổi từ 7000 trở lên.
Xã Hoằng Đại 4,67km2 so với chuẩn phường chỉ thiếu 1 tý
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member

Hac.thanh

Moderator
Staff member
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Chúng ta thử phân tích: Các phường, xã thuộc diện sát nhập của TPTH và huyện Đông Sơn nếu để nguyên hiện trạng. Dĩ nhiên khi một xã lên phường thì diện tích chỉ cần 5,5km2 so với 30km2; dân số chỉ cần 7000 người với TP và 5000 người với TX thay vì 8000 người
TTPhường
Diện tích(km2)
Không phải sát nhập nếu lên phường
Phải sát nhập vì diện tích nhỏ dưới 30% và dân số không đạt 300% tiêu chuẩn phường (21.000 dân trở lên)Phải sát nhập vì cả dân số(8000 người) và diện tích không đạt tiêu chuẩn xã(30km2)Ghi chú
1Trường Thi
0,86X
2Điện Biên0,68X
3Lam Sơn
0,86X
4Ba Đình0,70X
5Ngọc Trạo
0,54X
6Đông Sơn
0,84X
7Tân Sơn
0,78X
8Thiệu Vân
3,70
X
9Hoằng Đại
4,67
Xchỉ thiếu 0,83 km2
10 Đông Vinh
4,38
X
11Đông Tiến5,1Xchỉ thiếu 0,45 km2
12Đông Thanh5,82X
13Đông Thịnh
4,35 km²
Xchỉ thiếu 1,2 km2
14Đông Minh4,14X
15Đông Ninh5,57X
16Đông Hoàng5,15X
17Đông Hòa
6,00
X
18Đông Phú.5,67X
19Đông Yên5,5X
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Trong 19 đơn vị phường xã này thì có 7 đơn vị nếu đưa lên phường như kế hoạch thì không phải sát nhập.
Vậy phải sát nhập 12 đơn vị. Số xã phường sẽ giảm đi 10.
Vậy TP Tỉnh lỵ mới nếu thực hiện theo đề án chưa bị sát nhập sẽ có 48 xã phường gồm 41 phường, 7 xã
Nếu thực hiện luôn việc sắp xếp xã phường thì còn khoảng 38 xã, phường với 34 phường và 4 xã.
Diện tích 228km2/38=6km2/phường, xã. Dân số trung bình 443.000/38=11.657 người/phường, xã.
 

Donghuongthanhhoa

Thành viên tích cực
Ngày 29 tháng 2 năm 2012, chuyển thị trấn Tào Xuyên thành phường Tào Xuyên và chuyển thị trấn Nhồi thành phường An Hoạch.
Ngày 16 tháng 10 năm 2019,Sáp nhập xã Đông Hưng và phường An Hoạch để thành lập phường An Hưng, Sáp nhập xã Hoằng Lý vào phường Tào Xuyên, Sáp nhập xã Hoằng Anh và xã Hoằng Long thành xã Long Anh.
PS:thành phố Thanh Hóa sát nhập và đổi tên các xã, phường đa số hợp lý, chỉ riêng trường hợp phường An Hưng là không hợp lý.
Nhập xã Hoằng Lý vào Phường Tào Xuyên rồi lấy tên P. Tào Xuyên là chuẩn vì xã phải theo phường và không đổi tên phường mới để một nửa dân không phải đổi giấy tờ.
Lẽ ra nhập xã Đông Hưng và phường An Hoạch thì nên giữ nguyên tên An Hoạch vì tên này là tên cổ xưa của vùng đất cũ lại giúp một nửa dân số không phải thay đổi giấy tờ. Tên An Hưng chẳng giải quyết được ý nghĩa gì.
Đề án đang làm sắp xếp xã phường thuộc TPTH và huyện Đông Sơn thiết nghĩ cũng nên theo cách sau để dân đỡ phải đổi giấy tờ
  1. hai phường nhập lại thì chọn tên một phường có nhiều ý nghĩa hơn. Chẳng hạn nếu nhập Ba Đình và Ngọc Trạo thì chọn P. Ba Đình; P Đông Sơn nhập P Lam Sơn thì nên chọn P Lam Sơn; P trường thi nhập phường Điện Biên thì chọn P Trường Thi vì nơi đây là trường thi thời phong kiến.....
  2. hai xã nhập thành 1 xã thì chọn tên xã đông dân hơn chứ không nên ghép đôi tên kiểu xã Hà Yên nhập xã Hà Dương thành xã Yên Dương. Làm vậy dân cả hai xã đều phải đổi giấy tờ.
  3. Nhập xã vào phường thành phường mới thì lấy tên của phường. Như kiểu xã Hoằng Lý nhập vào P tào xuyên thành phường tào xuyên. Tránh kiểu xã Đông Hưng nhập phường An Hoạch thành phường An Hưng.
"2. hai xã nhập thành 1 xã thì chọn tên xã đông dân hơn chứ không nên ghép đôi tên kiểu xã Hà Yên nhập xã Hà Dương thành xã Yên Dương. Làm vậy dân cả hai xã đều phải đổi giấy tờ."
Như ý của bác được thì tốt quá, nhưng em nghĩ chắc ở dưới địa phương có vấn đề gì đó nên bắt buộc lại phải ghép. Nếu bên ít theo bên nhiều lại sinh ra mất công bằng cho địa phương dân số ít, việc đông người nó lắm chuyện. Nên các bác nhà ta thì cho ghép, ai cũng có tí, ngang xã ngang phường nó thế. Còn dân xã nhập vào phường lại chả thích, nên họ dễ đồng ý, đồng lòng hơn bác ơi. Còn đưa luận điểm về nguồn gốc, tên gốc thì địa phương nào cũng có, lại sinh tranh cãi.
 

Hungda

Người nổi tiếng
"2. hai xã nhập thành 1 xã thì chọn tên xã đông dân hơn chứ không nên ghép đôi tên kiểu xã Hà Yên nhập xã Hà Dương thành xã Yên Dương. Làm vậy dân cả hai xã đều phải đổi giấy tờ."
Như ý của bác được thì tốt quá, nhưng em nghĩ chắc ở dưới địa phương có vấn đề gì đó nên bắt buộc lại phải ghép. Nếu bên ít theo bên nhiều lại sinh ra mất công bằng cho địa phương dân số ít, việc đông người nó lắm chuyện. Nên các bác nhà ta thì cho ghép, ai cũng có tí, ngang xã ngang phường nó thế. Còn dân xã nhập vào phường lại chả thích, nên họ dễ đồng ý, đồng lòng hơn bác ơi. Còn đưa luận điểm về nguồn gốc, tên gốc thì địa phương nào cũng có, lại sinh tranh cãi.
Thực tế phụ thuộc vào đề án của các huyện,thành phố. Ngoài các trường hợp ghép cơ học thì có mấy xu hướng :
  1. Hà Trung sử dụng tên tổng trước CMT8, tổng là cấp trung gian giữa huyện và xã. Vd xã Lĩnh Toại.
  2. Nga Sơn và Thọ Xuân ghép tên huyện với tên xã cũ, tổng cũ liên quan. Vd xã Nga Phượng, Xuân Hồng, Xuân Sinh...
  3. Sử dụng 1 trong 2 tên xã cũ. Hoằng Hóa lấy lý do giữ tiền tố Hoằng là chữ vua ban. Đông Sơn viết trong đề án sáp nhập xã Đ.Anh vào Đ.Khê là "xã Đông Anh là xã nhỏ", nhưng số liệu trong đề án thì Đông Anh 3500 dân, Đ.Khê 3000 dân, Đ.Anh lại còn có di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nhưng đề án không nêu, và sau khi sáp nhập xã thì mới làm lễ đón nhận di sản. Ai cũng biết Đ.Khê là quê cụ Phiêu.
 

hiphopboy

Thành viên tích cực
CÁC ĐƠN VỊ THUỘC DIỆN SÁT NHẬP CỦA TP THANH HÓA VÀ HUYỆN ĐÔNG SƠN
Cụ thể, TP Thanh Hóa có 10 phường, xã gồm: Trường Thi, Điện Biên, Lam Sơn, Ba Đình, Ngọc Trạo, Đông Sơn, Tân Sơn, Thiệu Vân, Hoằng Đại, Đông Vinh.

Huyện Đông Sơn có 9 xã gồm: Đông Tiến, Đông Thanh, Đông Thịnh, Đông Minh, Đông Ninh, Đông Hoàng, Đông Hòa, Đông Yên, Đông Phú. Có 3 xã đang dự kiến thành lập phường là Hoằng Đại, Đông Tiến, Đông Thịnh.

Theo kế hoạch cũ: Hoằng Quang, Hoằng Đại, Rừng Thông, Đông Tiến, Đông Thịnh, Đông Minh, Đông Khê lên phường.
Huyện Đông Sơn vừa đề xuất thêm Đông Ninh; Đông Yên, Đông Thanh; Đông Phú lên phường vì các xã này có tiêu chí hạ tâng kĩ thuật đáp ứng tiêu chí phường, tỷ lệ dân phi nông nghiệp cũng đảm bảo. Mặt khác nếu để các xã này là xã thì chuẩn của xã là 30km2, nhưng để lên phường lại chỉ cần 5,5km2 nên chẳng cần sát nhập nữa.
Vậy 9 thị trấn và xã của Đông Sơn dự kiến lên phường không cần sát nhập vì diện tích phường chỉ cần 5,5km2.
Còn lại Đông Minh, Đông Hoàng, Đông Hòa thuộc diện sát nhập nhưng nếu tỉnh ta trình bày dự kiến tương lai lập phường thì ba xã này cũng không phải sát nhập.
Tóm lại, chỉ phải sát nhập các phường rất nhỏ về diện tích của trung tâm TPTH mà thôi

phường lam sơn với ba đình phải sáp nhập à bác, sáp nhập vào thì tên phường mới dự kiến là gì ạ
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member

theo quy hoạch, bắc TPTH có đường vành đai 3 và đường vành đai tây số 2( không phải vành đai tây đã xong nhé)
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member

Từ nút giao trên vành đai tây tỏa ra 4 con đường, trong đó có con đường TPTH- Ngọc Lặc, nối TPTH với các huyện miền Tây của tỉnh
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member

Trên địa bàn huyện Đông Sơn sẽ hình thành đường vành đai tây số 2, chạy xuống phía nam khép kín với đường vành đai 3.
Vành đai tây số 2 trong ảnh trên sẽ thấy có giao cắt với Đại lộ Đông Tây khi Đại lộ Đông Tây chạy dài lên nút giao Đông Xuân
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thành phố Thanh Hóa và Huyện Đông Sơn nằm cùng trên vùng đất cổ phía Nam nơi hợp lưu Sông Mã và sông Chu, nơi quần cư của người Việt cổ. Khu vực này gắn với các địa chỉ khảo cổ nổi tiếng loại nhất ở Việt Nam như: Di chỉ Cồn Chân Tiên, Núi Đọ thuộc sơ kỳ đồ đồng; di chỉ Đông Sơn, nơi phát hiện ra nền văn hóa Đông Sơn của người Lạc Việt, là địa điểm tìm thấy số lượng trống đồng nhiều nhất Việt Nam, gọi là trống đồng Đông Sơn.

Thời kì bắc thuộc: thời Tam Quốc - Lưỡng Tấn, khu vực này thuộc miền đất thuộc huyện Tư Phố và một phần (phía nam) thuộc huyện Cư Phong. Thời Tuỳ - Ðường thuộc huyện Cửu Chân. Theo sách "Di Biên" của Cao Biền, thời bấy giờ vùng đất này được gọi là huyện Ðông Dương, sau đổi thành Ðông Cương cho đến hết các thời Ðinh, Tiền Lê, Lý.
 

Facebook Comment

Chủ đề được quan tâm nhất

Top