• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Hoangcoi

Thành viên tích cực
Mấy thanh niên 37 có vài anh lắp ráp điện tử đến thăm nhà cứ tưởng thành Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng đến nơi!
1 cái 2 cái đến rồi sẽ có cái tiếp theo, dù k bằng những tỉnh kia nhưng được cái giải quyết việc làm lương ổn định đấy bác ạ. Mình mong xong cao tốc kiếm đc mấy cái nhà máy điện tử ngon ngon
 

Xu Thanh Hoa

Người nổi tiếng
Trong những năm gần đây nông thôn thanh hóa đã tương đối khác nông thôn Trung bộ và gần với sự thịnh vượng của nông thôn đồng bằng sông Hồng hơn.
Giờ đây nông thôn Hoằng Hóa, Đông Sơn, Quảng Xương, Thọ Xuân, Yên Định.....đời sống người dân đã rất khác
Đây là khu vực đô thị phố Đầm xã Xuân Thiên bác ạ. Xã này đã được công nhận là đô thị loại V từ lâu.

Qúa trình hình thành phố Đầm từ năm 1838, do nằm sát dòng sông Chu với lợi thế “nhất cận lộ, nhị cận giang”, phố Đầm là một điểm buôn bán sầm uất “trên bến, dưới thuyền” những năm đầu thế kỷ XX. Nhiều người từ các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình… đến đây và nghỉ lại.
Trước những năm 70, xã Xuân Thiên có khoảng 100 ngôi nhà cổ, tập trung chủ yếu ở phố Đầm, nhưng đến nay chỉ còn khoảng 30 ngôi nhà giữ được dáng cổ
https://flic.kr/p/2mY7efn Nhà cổ phố Đầm được xây dựng bằng tường gạch nung với cát và vôi, mái ngói đất sét nung
https://flic.kr/p/2mYc6Vw
 
Last edited:

Hac.thanh

Moderator
Staff member
1 cái 2 cái đến rồi sẽ có cái tiếp theo, dù k bằng những tỉnh kia nhưng được cái giải quyết việc làm lương ổn định đấy bác ạ. Mình mong xong cao tốc kiếm đc mấy cái nhà máy điện tử ngon ngon
Nghệ An có VSIP và WHA tự tìm mấy anh điện tử cho.
Thanh Hoá toàn nhà đầu tư KCN trong tỉnh ko tên tuổi gì nên khó hút doanh nghiệp FDI loại này.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Dự án khu dân cư Mỹ Hưng nằm trên địa bàn các xã Nga Thanh, Nga Yên và thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn. Phía bắc giáp đường giao thông Nam Kênh Hưng Long và đất ở hiện trạng, phía nam và đông giáp khu dân cư hiện trạng, phía tây giáp cụm công nghiệp làng nghề và khu dân cư hiện trạng.

Diện tích dự án khoảng 25,6 ha, không bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội. Quy mô dân số 4.000 người. Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 1.484 tỷ đồng. Trong đó, chi phí thực hiện dự kiến 1.438,4 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư là 45 tỷ đồng.

Theo quy hoạch được duyệt, khu dân cư Mỹ Hưng gồm 892 căn nhà ở, trong đó có 727 căn liền kề và 165 căn biệt thự, tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 24,2 ha. Đến nay, 5 lô đất ở từ số 440 đến 444 đã đầu tư hoàn thành kỹ thuật tại LK11, diện tích 515,2 m2. Các lô đất này dùng để bố trí tái định cư cho các hộ dân có nhà ở, đất bị thu hồi để thực hiện dự án.

Phối cảnh dự án khu dân cư Mỹ Hưng tại Nga Sơn - Thanh Hoá

Phối cảnh dự án khu dân cư Mỹ Hưng tại Nga Sơn - Thanh Hoá
 

NMVVVV

Thành viên
Dự án khu dân cư Mỹ Hưng nằm trên địa bàn các xã Nga Thanh, Nga Yên và thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn. Phía bắc giáp đường giao thông Nam Kênh Hưng Long và đất ở hiện trạng, phía nam và đông giáp khu dân cư hiện trạng, phía tây giáp cụm công nghiệp làng nghề và khu dân cư hiện trạng.

Diện tích dự án khoảng 25,6 ha, không bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội. Quy mô dân số 4.000 người. Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 1.484 tỷ đồng. Trong đó, chi phí thực hiện dự kiến 1.438,4 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư là 45 tỷ đồng.

Theo quy hoạch được duyệt, khu dân cư Mỹ Hưng gồm 892 căn nhà ở, trong đó có 727 căn liền kề và 165 căn biệt thự, tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 24,2 ha. Đến nay, 5 lô đất ở từ số 440 đến 444 đã đầu tư hoàn thành kỹ thuật tại LK11, diện tích 515,2 m2. Các lô đất này dùng để bố trí tái định cư cho các hộ dân có nhà ở, đất bị thu hồi để thực hiện dự án.

Phối cảnh dự án khu dân cư Mỹ Hưng tại Nga Sơn - Thanh Hoá

Phối cảnh dự án khu dân cư Mỹ Hưng tại Nga Sơn - Thanh Hoá
Phối cảnh gì y hệt khu Vinhomes star city thế =))
 

Van55xd3

Thành viên tích cực
Dự án khu dân cư Mỹ Hưng nằm trên địa bàn các xã Nga Thanh, Nga Yên và thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn. Phía bắc giáp đường giao thông Nam Kênh Hưng Long và đất ở hiện trạng, phía nam và đông giáp khu dân cư hiện trạng, phía tây giáp cụm công nghiệp làng nghề và khu dân cư hiện trạng.

Diện tích dự án khoảng 25,6 ha, không bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội. Quy mô dân số 4.000 người. Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 1.484 tỷ đồng. Trong đó, chi phí thực hiện dự kiến 1.438,4 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư là 45 tỷ đồng.

Theo quy hoạch được duyệt, khu dân cư Mỹ Hưng gồm 892 căn nhà ở, trong đó có 727 căn liền kề và 165 căn biệt thự, tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 24,2 ha. Đến nay, 5 lô đất ở từ số 440 đến 444 đã đầu tư hoàn thành kỹ thuật tại LK11, diện tích 515,2 m2. Các lô đất này dùng để bố trí tái định cư cho các hộ dân có nhà ở, đất bị thu hồi để thực hiện dự án.

Phối cảnh dự án khu dân cư Mỹ Hưng tại Nga Sơn - Thanh Hoá

Phối cảnh dự án khu dân cư Mỹ Hưng tại Nga Sơn - Thanh Hoá
727 căn liền kề, 165 căn BT thì cũng to vật vã đấy. Mình cũng đang thi công liền kề và BT. Không biết dự án tiến độ ntn.
 

HuanTc

Thành viên
 

yeah_haha

Người nổi tiếng
Gần sân bay, cảng biển thì chắc là chọn Nghi Sơn là hợp lý
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
4 tỉnh đều muốn có KCN Dược phẩm:
1. Bắc Ninh:
2. Đà Nẵng
  1. Thanh HÓa
  2. Chưa biết?
PS: Thanh Hóa có lợi thế khi cần tới 10km2
Bắc Ninh toàn đất đồng bằng ruộng lúa, rất khó phá bỏ 10km2 đất ruộng
Đà nẵng thì quá xa trung tâm HN, HCM
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Nhà đầu tư đề xuất thực hiện Dự án “Công viên Dược phẩm” có diện tích khoảng 1.000 ha, vị trí thuận lợi, kết nối sân bay, cảng biển; có chích sách ưu đãi tốt…
Với dự án Kiểu nông trại này thì Bắc Ninh và Đà Nẵng sẽ cạnh tranh thua tỉnh ta bởi mấy lý do
  1. Cần 10km2 thì Bắc Ninh và Đà Nẵng không có đất để giao ngay. Trong khi đất đồi Bỉm Sơn hay đất hoang hóa tại Như Thanh, Nông Cống, Nghi Sơn đều thuộc KKT Nghi Sơn
  2. Kết nối sân bay thì 3 địa phương ngang nhau
  3. Có chính sách tốt thì BN bất lợi vì không được chính phủ, nhà nước cho các cơ chế đặc biệt như Thanh Hóa và Đà Nẵng. Nếu họ đầu tư tại KKT Nghi Sơn thì còn nhiều ưu đãi của chính sách KKT mở.
  4. Kinh nghiệm làm nông nghiệp, nông trại thì TH hơn hẳn BN, Đà Nẵng.
Tóm lại quả công viên dược này tỉnh ta nên tranh thủ sự ủng hộ của chính phủ mà đứng đầu là.....để mà thu hút cho thuận lợi.
Lý do rất hợp lý: CHính phủ cụ thể hóa Nghị quyết 58 Bộ Chính trị.
NQ 58 theo tôi là bảo bối cực kỳ quý giá để TH thu hút đầu tư chứ không phải đơn giản.
 

thanhniencung

Người nổi tiếng

NamDu

Người nổi tiếng


Với mạch nguồn giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống được kết tinh qua thời gian còn lưu giữ đến hôm nay, thành phố đang có trong mình “trụ đỡ” tinh thần quan trọng trong giai đoạn phát triển mới, để chiếm lĩnh những tầm cao mới. Đồng thời, với hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối đồng bộ và hiện đại, thành phố đang chứng minh sức trẻ, sự năng động, tự tin và bản lĩnh để phát triển và hội nhập.

Để thành phố phát huy vai trò là hạt nhân, động lực thúc đẩy nhanh hơn các mục tiêu, nhiệm vụ của tỉnh trong giai đoạn mới như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, nhất là các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra, thành phố cần có một cú hích mạnh mẽ, một nền cơ chế và hành lang chính sách rộng mở, thông thoáng. Điều đó đã có và nó cần được thành phố tổ chức khai thác, thực hiện một cách hài hòa, đồng bộ và bài bản. Cùng với nỗ lực của thành phố cần có sự vào cuộc, chung tay trách nhiệm của cả tỉnh, để cả tỉnh vì thành phố và thành phố vì cả tỉnh.

Từ thị xã, lên thành phố đô thị loại 3, trở thành đô thị loại 2 và hiện nay là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh, TP Thanh Hóa đã cho thấy sự nỗ lực bứt phá vươn mình.

Dù trở thành thành phố sau TP Vinh, TP Huế cùng ở khu vực Bắc Trung bộ, nhưng càng ngày thành phố bên bờ sông Mã càng chứng tỏ khả năng, thực lực của mình, để cùng với Vinh và Huế trở thành 3 đô thị có quy mô dân số, diện tích và nền kinh tế lớn nhất của khu vực.

Nhất là sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, sáp nhập một số xã của các huyện Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Đông Sơn và Quảng Xương để mở rộng địa giới hành chính TP Thanh Hóa theo Nghị quyết số 05/NQ-CP của Chính phủ, thành phố đã bước vào một giai đoạn phát triển cao hơn, toàn diện hơn, quy mô nền kinh tế lớn hơn, bao quát hơn, gồm cả công, nông nghiệp, dịch vụ, thương mại và du lịch phát triển. Một thành phố phồn vinh ở đôi bờ sông Mã từ sự ước ao đã và đang dần được hiện thực hóa và lan tỏa các giá trị với tỷ lệ đô thị hóa tăng nhanh. Người dân cả nước đã nhắc đến thành phố của ngàn cánh hạc bay bằng sự ngưỡng vọng và nể trọng.
Để thành phố có một cơ chế riêng biệt, khai thác tốt tiềm năng và khả năng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XVI) đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU “Về xây dựng và phát triển thành phố Thanh Hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Một giai đoạn mới mở ra, và thành phố đã tranh thủ tối đa “tài nguyên” cơ chế này để phát triển. Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển theo Nghị quyết số 07-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XVI) và nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố các khóa XIX, XX, TP Thanh Hóa đã trở thành đô thị năng động, hiện đại. Nhiều dự án trọng điểm được đồng loạt hình thành, tạo điểm nhấn cho thành phố. Trong số đó, những dự án tạo điểm nhấn của tập đoàn Vingroup như Vincom, Vinhomes Star City Thanh Hóa với khu phức hợp đa dạng bao gồm chung cư cao tầng, biệt thự, liền kề, nhà phố thương mại... nổi lên trở thành điểm đến “đáng sống”. Cùng với đó, các khu đô thị mới với kết cấu hạ tầng đồng bộ, không gian sống xanh, thân thiện với môi trường lần lượt ra đời. Hạ tầng dịch vụ, thương mại của thành phố không ngững mở rộng với sự xuất hiện của những nhà đầu tư tên tuổi như hệ thống các siêu thị như BigC, Co.opmart, Vinmart+, Sài Gòn Nguyễn Kim, HC... tạo nên hoạt động thương mại sôi động, nhộn nhịp. Một thành phố đồng bộ và hiện đại với những tuyến đường mới kéo dài, đường xuyên tâm đô thị lần lượt được đầu tư, hoàn thiện như đại lộ Lê Lợi, Nguyễn Hoàng, Hùng Vương; đường Võ Nguyên Giáp, Voi - Sầm Sơn, vành đai Đông - Tây... tạo nên hệ thống giao thông đô thị đồng bộ, kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm trong và ngoài tỉnh. Những công trình hạ tầng, các khu đô thị mới, trung tâm thương mại hiện đại không chỉ làm bừng lên một sức sống mà còn tạo động lực thúc đẩy kinh tế, văn hóa - xã hội của thành phố ngày càng phát triển.

Hạ tầng cơ sở đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao đã thực sự tạo động lực để phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế. Giai đoạn 2011-2020, kinh tế của thành phố đã có bước phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 14,9%. Trong 10 năm trở lại đây, ngành công nghiệp - xây dựng của thành phố có sự phát triển mạnh về quy mô, chất lượng. Trên địa bàn thành phố hiện có 3 khu công nghiệp và 5 cụm công nghiệp đang hoạt động thu hút 400 nhà máy, xí nghiệp hoạt động với tổng vốn đầu tư 39.236 tỷ đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng của thành phố giai đoạn 2011-2020 đạt 15,7%, trong đó năm 2020 đạt 77.463 tỷ đồng, gấp 4 lần so với 2010.

Chỉ trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015-2020, kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng khá, năng lực sản xuất và quy mô giá trị sản xuất ngày càng lớn mạnh. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân ước đạt 16,5%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 29%, năm 2020 tăng gấp 3,6 lần so với năm 2015; thu ngân sách Nhà nước ước đạt 22.500 tỷ đồng, chiếm 18,4% tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Điều đáng phấn khởi là thành phố Thanh Hóa đã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới trước 1 năm so với kế hoạch.

Tuy nhiên trong dòng chảy đổi mới và phát triển ngày một cao hơn, với việc mở rộng địa giới hành chính thành phố cả trước đây và sắp tới, tăng quy mô dân số cũng như những yêu cầu đặt ra trong giai đoạn phát triển mới sau khi tỉnh Thanh Hóa được Bộ Chính trị (khóa XII) ban hành Nghị quyết số 58-NQ/TW và Quốc hội khóa XV ban hành Nghị quyết số 37/2021/QH15, TP Thanh Hóa cần phải có những định hướng khác biệt và nổi trội để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.

Đứng trước những yêu cầu đặt ra, ngày 25-10-2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XIX) đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU về xây dựng và phát triển thành phố Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tạo cơ hội cho thành phố khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, nguồn lực để xây dựng đô thị tỉnh lỵ có bước phát triển cao hơn.


Việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết riêng cho TP Thanh Hóa là cở sở để UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động thực hiên nghị quyết, giúp thành phố có thêm nguồn lực, cơ chế, chính sách đảm bảo cho việc phấn đấu cao hơn, thành phố lan tỏa vì cả tỉnh, cả tỉnh chung sức vì thành phố. Điều này càng trở nên quan trọng khi TP Thanh Hóa được xác định sẽ đóng vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, một “đầu tàu” đưa Thanh Hóa thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Quan điểm mà Ban Thường vụ Tỉnh ủy đưa ra khi ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU là xây dựng và phát triển TP Thanh Hóa trở thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại, xứng đáng với vai trò trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục - đào tạo, y tế, thể thao của tỉnh, một động lực phát triển của vùng Nam đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ là trách nhiệm của cả tỉnh, trước hết là của Đảng bộ, chính quyền, cán bộ, đảng viên và Nhân dân TP Thanh Hóa.

Cùng với đó, phát huy mọi tiềm năng, lợi thế để phát triển TP Thanh Hóa nhanh và bền vững, với các ngành dịch vụ, nông nghiệp giá trị gia tăng cao là nền tảng, công nghiệp công nghệ cao là đột phá; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Việc phát triển TP Thanh Hóa phải đặt trong mối quan hệ tổng thể, gắn kết chặt chẽ với phát triển của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, các tỉnh trong vùng Nam đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp uỷ, tổ chức đảng; hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân; khơi dậy và phát huy cao độ truyền thống cách mạng, tinh thần chủ động, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên của cán bộ, đảng viên và Nhân dân thành phố.

Một vấn đề thể hiện tầm nhìn quy hoạch, đảm bảo cho sức vươn của thành phố, để thành phố rộng dài hơn, đảm bảo nguồn lực dân số, các tài nguyên, Nghị quyết đã đề ra mục tiêu thực hiện sáp nhập toàn bộ huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa. Theo đó, đề ra yêu cầu việc sáp nhập phải gắn với xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, mức thụ hưởng văn hóa, tinh thần của Nhân dân.

Thực hiện yêu cầu này, trên cơ sở khẩn trương xây dựng quy hoạch, đầu tháng 1-2022 tỉnh Thanh Hóa đã đề xuất Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị thẩm định đồ án Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040. Đồ án đã được Hội đồng thẩm định bỏ phiếu thông qua, làm cơ sở để Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Phạm vi lập quy hoạch theo đó gồm toàn bộ địa giới hành chính thành phố Thanh Hóa và toàn bộ địa giới hành chính huyện Đông Sơn. Mục tiêu lập quy hoạch nhằm nâng cao vai trò, vị thế của đô thị Thanh Hóa là lõi của vùng đô thị trung tâm tỉnh Thanh Hóa thịnh vượng, hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc, phù hợp với yêu cầu tăng trưởng xanh và thích ứng biến đổi khí hậu, phát huy truyền thống và lịch sử văn hóa đồng bằng sông Mã và văn hóa Đông Sơn.

Tầm nhìn của đô thị là hướng tới một “Thành phố hội tụ, kết nối phát triển” với vai trò là một trung tâm liên kết vùng Bắc Trung bộ với đồng bằng sông Hồng, Tây Bắc Việt Nam và Đông Bắc Lào.
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Chủ đề được quan tâm nhất

Top