• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.
H

Huantc

Khách vãng lai
Khu ma ở có ai mua méo đâu mà bán hết
Phát biểu thì phải có dữ liệu, đừng có phát ngôn theo cảm tính.
Cậu xem 2 ông này của Vingroup nói nhé.
Ông Hoàng Văn Sơn- Phó Tổng Giám Đốc Kinh doanh và Marketing Vinhomes.
Ông Trần Trọng Nghĩa- Giám Đốc Kinh Doanh 5 Vinhomes.
Toàn bộ 4 phân khu: HOA HỒNG, HƯỚNG DƯƠNG, PHONG LAN, NGUYỆT QUẾ đã bán hết 100%.
Còn lại phân khu cuối cùng là phân khu MẪU ĐƠN đầu năm 2023 bàn giao cho khách hàng.
.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
UBND tỉnh vừa phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án “Khu Resort Sao Mai Thanh Hóa, tại xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa" của Công ty cổ phần Tập đoàn Sao Mai.
Hy vọng anh Thuấn làm ăn có lãi với resort này!!!
 

NamDu

Người nổi tiếng
Sungroup được chấp thuận đầu tư dự án Khu đô thị nghỉ dưỡng khoáng nóng gần 7.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa
03-12-2021 - 08:34 AM


Sungroup được chấp thuận đầu tư dự án Khu đô thị nghỉ dưỡng khoáng nóng gần 7.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định số 4832/QĐ-UBND chấp thuận Công ty Cổ phần Mặt trời Thanh Hóa là nhà đầu tư thực hiện dự án khu đô thị nghỉ dưỡng khoáng nóng tại xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương.
Công ty Cổ phần Mặt trời Thanh Hóa được thành lập ngày 23/9/2020, người đại diện pháp luật là ông Dương Văn Mạnh. Doanh nghiệp có địa chỉ tại MB 530 khu đô thị Nam thành phố Thanh Hóa, phường Đông Vệ, TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
Được biết, dự án khu đô thị nghỉ dưỡng khoáng nóng tại xã Quảng Yên được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 10/2021.
Tổng mức đầu tư dự án khoảng 6.848,9 tỷ đồng. Trong đó, sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư) là 6.161,4 tỷ đồng, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án là 687,5 tỷ đồng.
Dự án lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật.
Tiến độ thực hiện dự án không quá 4 năm, dự kiến sẽ được khởi công và xây dựng từ quý IV/2021 đến quý IV/2025.

Về quy mô xây dựng, dự án có diện tích sử dụng đất khoảng 99,5ha, bao gồm các hạng mục như hạ tầng kỹ thuật, nhà quản lý điều hành, hạ tầng xã hội, dịch vụ thương mại và nhà ở.
Trong đó, hạng mục nhà ở sẽ có khoảng 2.461 căn, gồm: 231 căn liền kề, 464 căn biệt thự xây thô, hoàn thiện mặt trước và khoảng 1.766 căn hộ chung cư hoàn thiện. Còn dịch vụ thương mại sẽ gồm dịch vụ tắm khoáng, trung tâm ẩm thực Nhật Bản, khu tổ chức sự kiện.
Dự kiến, quy mô dân số khoảng 9.838 người. Ngoài ra, dự án này sẽ không có đất phát triển nhà ở xã hội.

Minh Tâm
 

NamDu

Người nổi tiếng
“Đòn bẩy” đưa Thanh Hóa sớm trở thành “cực tăng trưởng mới”

01/12/2021 15:53

Thanh Hóa là địa phương được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội, du lịch. Sớm trở thành một cực tăng trưởng mới.

Nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, cầu nối giữa Bắc Bộ với Trung Bộ, bên cạnh lợi thế về vị trí địa lý, đất đai tương đối rộng, tỉnh Thanh Hóa là nơi hội tụ đủ ba vùng sinh thái, trong đó miền núi là sự nối dài của Tây Bắc Bộ, vùng đồng bằng lớn nhất Trung Bộ, đất liền nhìn ra vịnh Bắc Bộ, với thềm lục địa bao quát 18.000km2. Chính vì vậy, Thanh Hóa là một trong những địa phương được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội, du lịch. Sớm trở thành một cực tăng trưởng mới.
“Đòn bẩy” đưa Thanh Hóa sớm trở thành “cực tăng trưởng mới” 1

Tỉnh Thanh Hóa có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, sớm trở thành một cực tăng trưởng mới
Chính sách cho xứ Thanh
Ngày 5/8/2020, Bộ Chính trị (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số 58-NQ/TW “Về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Trên cơ sở nội dung Nghị quyết, ngày 28/2/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW.
Trong đó, xác định rõ việc cấp thiết phải xây dựng Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới của khu vực và cả nước với công nghiệp nặng, nông nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao là nền tảng. Các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ logistics tạo đà phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối các vùng, miền, các cực tăng trưởng. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh để huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế cho phát triển kinh tế - xã hội.
“Đòn bẩy” đưa Thanh Hóa sớm trở thành “cực tăng trưởng mới” 2

Khu lọc hóa dầu Nghi Sơn Thanh Hóa
Thanh Hóa có Khu kinh tế Nghi Sơn gắn với cảng nước sâu Nghi Sơn và 8 khu công nghiệp. Có vùng lãnh hải rộng lớn, bờ biển dài, nhiều bãi biển đẹp, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào. Hệ thống giao thông thuận lợi, bao gồm đầy đủ các loại hình, với nhiều trục tuyến giao thông quốc gia quan trọng đi qua...
Đây chính là những tiềm năng khác biệt, cơ hội và là lợi thế cạnh tranh để tỉnh Thanh Hóa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, trở thành một cực tăng trưởng mới, kết nối, thúc đẩy phát triển các tỉnh phía Bắc và cả nước.
Vừa qua, ngày 26/10/2021, ông Đỗ Minh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký quyết định số 4239/QĐ-UBND “về việc phê duyệt đề án nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025”, trong đó khẳng định: Tập trung xúc tiến đầu tư và ưu tiên lựa chọn các dự án thuộc các ngành, lĩnh vực: công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ cao, tiên tiến, thân thiện với môi trường; công nghiệp phụ trợ; năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất thiết bị y tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe; giáo dục và đào tạo; du lịch chất lượng cao; dịch vụ tài chính, logistics và các dịch vụ hiện đại khác; sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, sinh thái; phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị hiện đại; đặc biệt là các ngành nghề mới trên nền tảng công nghiệp 4.0.
Đặc biệt, ngày 13/11/2021 kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV đã thông qua dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng và các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế. Nghị quyết sẽ tạo điều kiện để kinh tế các tỉnh bứt phá nhanh hơn, trong đó tỉnh nằm tại vị trí trung tâm của các vùng như Thanh Hóa.
Theo đó, về cơ chế quản lý tài chính - ngân sách nhà nước, tỉnh Thanh Hóa được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho tỉnh vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 60% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp.
Tổng mức vay và bội chi ngân sách tỉnh hằng năm do Quốc hội quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Hằng năm, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh Thanh Hóa không quá 70% số tăng thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao (không bao gồm thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu để đầu tư hình thành tài sản cố định hoặc để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được ngân sách trung ương hoàn thuế giá trị gia tăng) nhưng không vượt quá số tăng thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn so với số thu thực hiện năm trước và ngân sách trung ương không hụt thu để đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hoàn thành việc di dân, tái định cư trong Khu kinh tế Nghi Sơn nhằm tạo quỹ đất sạch cho việc thu hút đầu tư các dự án trọng điểm tại Khu kinh tế Nghi Sơn…
Được biết, tỉnh Thanh Hóa nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước. Hoạt động đầu tư công được chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ. Cùng với khởi công xây dựng một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng, nhiều dự án lớn, quan trọng đã hoàn thành và đưa vào hoạt động đúng tiến độ, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và tạo ra diện mạo mới cho tỉnh.
“Đòn bẩy” đưa Thanh Hóa sớm trở thành “cực tăng trưởng mới” 3

Tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam qua tỉnh Thanh Hóa đang triển khai cũng sẽ là lợi thế cho việc giao thương giữa các khu vực
Môi trường thuận lợi, thu hút đầu tư
Quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng, nhất là các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết số 58-NQ/TW, của Bộ Chính trị đã đề ra; đồng thời, nhận thức đầy đủ thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đặt ra; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định mục tiêu tổng quát về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa, đó là: “Phấn đấu đến năm 2025 trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước  - một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước”.
Trong 9 tháng đầu năm, tỉnh đã làm việc trực tiếp và trực tuyến với các tổ chức quốc tế, các tập đoàn kinh tế lớn như Ngân hàng phát triển Châu Á, Foxconn, WHA (Thái Lan), T&T, TNG, AeonMall, Đại sứ quán các nước Đan Mạch, Hungary, Nhật Bản, Ấn Độ… nhằm giới thiệu, thu hút đầu tư; ký thỏa thuận hợp tác về phát triển du lịch với Tổng cục Du lịch và Tổng công ty Viễn thông Mobifone, ký Biên bản ghi nhớ với Công ty cổ phần Đầu tư và Quản lý tài sản Á Châu về đầu tư dự án Trung tâm Logistics Bắc Trung bộ và Hạ tầng KCN số 6 tại KKT Nghi Sơn; thành lập Bộ phận Hỗ trợ Nhật Bản tại tỉnh Thanh Hóa (Japan Desk). Tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn 9 tháng đầu năm ước đạt 102.914 tỷ đồng (tăng 6,7% so với cùng kỳ).
“Đòn bẩy” đưa Thanh Hóa sớm trở thành “cực tăng trưởng mới” 4

Cảng biển Nghi Sơn trong Khu kinh tế Nghi Sơn
Ngoài ra, cũng đã hoàn thành, đưa vào hoạt động một số dự án lớn, quan trọng, như: Đường giao thông nối TP Sầm Sơn với Khu kinh tế Nghi Sơn (1.480 tỷ đồng), Bệnh viện đa khoa - Trường cao đẳng Y dược Hợp Lực khu vực Nghi Sơn ( 480 tỷ đồng), Trung tâm đào tạo nghề Tập đoàn Hong Fu tại Khu kinh tế Nghi Sơn (445 tỷ đồng), Trạm nghiền xi măng Long Sơn (1.400 tỷ đồng), Nhà máy may xuất khẩu Speed Motion Thanh Hóa (400 tỷ đồng). Khởi công xây dựng một số dự án lớn như: Dây chuyền 4 Nhà máy Xi măng Long Sơn (4.300 tỷ đồng), Nhà máy xi măng Đại Dương 2 (3.354 tỷ đồng), Khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện Thanh Hóa (3.000 tỷ đồng), Dự án Khu du lịch sinh thái phường Tân Dân, thị xã Nghi Sơn giai đoạn 1 (533 tỷ đồng)…
Theo thông tin từ Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa, tuy bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh COVID-19 toàn cầu từ năm 2020 nhưng vẫn có 25 dự án được cấp mới đầu tư vào Nghi Sơn, khu công nghiệp Bỉm Sơn và các khu công nghiệp trên địa bàn (22 dự án đầu tư trong nước và 3 dự án đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đăng ký đầu tư lên đến 4.431 tỷ đồng và 150 triệu USD. Lũy kế đến nay, đã thu hút được 630 dự án; trong đó có 570 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư 156.489 tỷ đồng và 60 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư gần 13,45 tỷ USD.
“Đòn bẩy” đưa Thanh Hóa sớm trở thành “cực tăng trưởng mới” 5

Di sản Thế giới Thành Nhà Hồ là một trong những điểm thu hút khách, góp phần phát triển du lịch xứ Thanh
Trong năm qua, các doanh nghiệp tại đây đã xuất khẩu lượng hàng hóa tương đương giá trị hơn 2,92 tỷ USD, nộp ngân sách Nhà nước khoảng 15.000 tỷ đồng, đang giải quyết việc làm cho hơn 95.300 lao động.
Là một trong 8 Khu kinh tế động lực của Việt Nam, được quy hoạch mở rộng lên 106.000ha, Khu kinh tế Nghi Sơn, Khu công nghiệp Bỉm Sơn đã trở thành nhân tố quan trọng cho tỉnh Thanh Hóa mời gọi thu hút các dự án đầu tư vào phát triển sản xuất, kinh doanh. Chưa kể đến tuyến dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển, đường cao tốc Bắc - Nam kéo dài đi qua tỉnh Thanh Hóa kết nối giao thương giữa hai miền Bắc và Trung bộ.
Còn theo báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2021, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu năm 2022 tại Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa phiên thường kỳ cuối tháng 11/2021 cho thấy, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh Thanh Hóa trong năm 2021 ước đạt 8,84%, trong nhóm các tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước. Sản xuất công nghiệp được duy trì và phát triển khá, tạo động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Năm 2021, thu ngân sách của tỉnh Thanh Hóa ước đạt 32.420 tỷ đồng, vượt 22% dự toán năm, tăng 3% so với cùng kỳ. Huy động vốn đầu tư phát triển ước đạt 137.630 tỷ đồng, đã thu hút 87 dự án đầu tư trực tiếp (8 dự án FDI) với tổng vốn đăng ký 23.878 tỷ đồng và 112,7 triệu USD.
Mặc dù năm 2021 gặp nhiều khó khăn, thách thức do đại dịch COVID-19 tác động sâu rộng đến hầu hết các ngành, lĩnh vực và đời sống Nhân dân, nhưng tỉnh Thanh Hóa đã thể hiện quyết tâm rất cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt để triển khai thực hiện Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết của HĐND tỉnh về mục tiêu, nhiệm vụ năm 2021.
Có thể nói, khát vọng phát triển để đưa xứ Thanh trở thành cực tăng trưởng mới càng được nhân lên khi Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 58-NQ/TW. Nhìn vào các “con số biết nói” đã đạt được trong nhiều năm qua, từ những tiềm năng, lợi thế, trong thời gian không xa, tỉnh Thanh Hóa sẽ sớm thực hiện được mục tiêu đã đề ra.
 

NamDu

Người nổi tiếng
Quảng Ninh, Thanh Hóa lọt top có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng mạnh trong tháng 11
12:56 | 02/12/2021

Tính chung 11 tháng của năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2020. Nhiều tỉnh thành có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng mạnh, góp phần vào phục hồi sản xuất công nghiệp của cả nước.

Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của cả nước trong tháng 11 ước tính tăng 5,5% so với tháng trước, tăng 5,6% so với cùng kỳ.
Trong đó: Ngành khai khoáng tăng 8% so với tháng trước và tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước; Ngành chế biến, chế tạo tăng 5,9% so với tháng trước và tăng 6,4% so với cùng kỳ; Sản xuất và phân phối điện tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 2,2% so với cùng kỳ; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 1,2% so với cùng kỳ.
Tính chung 11 tháng năm 2021, IIP của toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo ước tính tăng 4,8% (cùng kỳ năm 2020 tăng 4,7%); ngành sản xuất và phân phối điện ước tăng 3,8% (cùng kỳ năm 2020 tăng 3,2%); ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải ước tăng 3,0% (cùng kỳ năm 2020 tăng 4%); riêng ngành khai khoáng ước giảm 6% (cùng kỳ năm 2020 giảm 7,1%).
Hoạt động sản xuất, nhất là tại các tỉnh, thành tập trung phần lớn các hoạt động sản xuất công nghiệp quan trọng của cả nước như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, TP HCM, Hà Nội... đã có những chuyển biến tích cực.
Tại hầu hết các địa phương, đặc biệt là tại TP HCM và các tỉnh phía Nam sản xuất đã khôi phục trở lại, các doanh nghiệp tăng tốc sản xuất để kịp giao hàng theo các hợp đồng đã ký kết.
Hai tỉnh phía Bắc lọt top có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng mạnh trong tháng 11 - Ảnh 1.
Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 11 của Quảng Ninh ước tăng 19,17%; Thanh Hóa tăng 15,1%; Quảng Ngãi tăng 16,11%; Thừa Thiên Huế tăng 9,12%; Cần Thơ tăng 6,77%; Đồng Nai tăng 6,9%... đã góp phần vào sự phục hồi sản xuất công nghiệp của cả nước.
Chỉ số sản xuất 11 tháng năm 2021 của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II ước tăng trên 10% so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất kim loại ước tăng 23,4%; sản xuất xe có động cơ ước tăng 10,7%.
Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành ước giảm sâu so với cùng kỳ năm trước, như: Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 12,9%; Công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 8,5%; Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị giảm 10,4%; sản xuất đồ uống giảm 3,9%...
Hai tỉnh phía Bắc lọt top có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng mạnh trong tháng 11 - Ảnh 2.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 11 tháng năm 2021 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Thép cán tăng 35,4%; sắt thép thô tăng 10,7%; phân DAP tăng 30,9%; Xăng dầu các loại tăng 13,3%; sữa bột tăng 12,6%.
Ngược lại, một số sản phẩm tiếp tục giảm sâu so với cùng kỳ năm trước: Ti vi các loại ước giảm 40,3%; Khí đốt thiên nhiên dạng khí ước giảm 18,4%; Dầu thô ước giảm 5%; Bia các loại ước giảm 7,8%.
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, nhìn chung, hoạt động sản xuất công nghiệp tháng 11 đã từng bước phục hồi.
Bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn. Các DN sản xuất ở trong khu, cụm CN trở lại hoạt động chiếm tỷ lệ cao hơn so với các DN ngoài khu, cụm CN, tương ứng với đó thì tỷ lệ người lao động quay trở lại làm việc ở khu, cụm CN cũng cao hơn (ví dụ như ở Đồng Nai, số DN trở lại hoạt động trong khu CN đạt 99% và người lao động trở lại làm việc đạt 88%, trong khi đó các DN ngoài khu CN con số này là 83,5% và 65,5%). Điều này cho thấy sự trở lại hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài khu CN đang rất khó khăn.
Lũy kế 11 tháng đầu năm 2021, tăng trưởng công nghiệp vẫn thấp hơn so với cùng kỳ chủ yếu do ảnh hưởng của dịch bệnh. Căn cứ vào số liệu 11 tháng, khả năng năm 2021 chỉ số phát triển SXCN của cả nước chỉ tăng khoảng 4-5% thấp hơn so với mục tiêu kế hoạch (tăng 8-9%).
 

NamDu

Người nổi tiếng
Thanh Hóa đầu tư hơn 655 tỷ đồng làm cầu vượt sông Mã
  • 03/12/2021 07:00
(BĐT) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu một số gói thầu của Tiểu dự án 1 - Cầu vượt sông Mã và đường 2 đầu cầu từ Km5+250-Km7+250 thuộc Dự án đường nối Quốc lộ 1 với Quốc lộ 45 từ xã Hoằng Xuân, huyện Hoằng Hóa đến xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa (Km5+250-Km14+603). Tiểu dự án có tổng mức đầu tư 655,397 tỷ đồng, sử dụng ngân sách tỉnh Thanh Hóa.
Thanh Hóa đầu tư hơn 655 tỷ đồng làm cầu vượt sông Mã. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
Thanh Hóa đầu tư hơn 655 tỷ đồng làm cầu vượt sông Mã
Theo kế hoạch, quý IV/2021, Ban Quản lý dự án đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa (bên mời thầu) sẽ lựa chọn nhà thầu cho 3 gói thầu tư vấn thuộc Dự án gồm: Gói thầu số 01 Tư vấn khảo sát, lập thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình (giá gói thầu là 11,549 tỷ đồng, đấu thầu rộng rãi); Gói thầu số 02 Thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình (giá gói thầu là 0,565 tỷ đồng, đấu thầu rộng rãi); Gói thầu số 03 Khảo sát, lập phương án kỹ thuật thi công và dự toán rà phá bom mìn (giá gói thầu là 0,035 tỷ đồng, chỉ định thầu).
 
A

Anhdp

Khách vãng lai
HẾT THUỐC...
Nói chuyện với loại gàn dở ấy làm gì cho mệt bác, thông tin cách đây 2 năm đã bán gần hết khu hoa hồng, khu nguyệt quế bán được 60% bảng hàng mới xây khu mẫu đơn và phong lan. Chung cư là hạng mục cuối cùng. Vin luôn không có hàng ế nhé, vì họ xây dựng theo múc độ hấp thụ của thi trường. Nhiều dự án của vin còn cháy hàng.
 
A

Anhdp

Khách vãng lai
Vin Thanh Hóa còn có chung cư bác ơi, cái này ít chung cư lắm.


Cao tầng thì tỉnh e quy hoạch dồn hết xuống dưới tuyến đường H100 ngay đó rồi
Đất tp bắc ninh giờ đắt ghê gớm thật, ông chú em làm ăn ngoài đó, những năm trước làm ăn dc mua được mấy đất thời 10-12tr/m2 giờ bán 60-70tr. Vừa bán mấy lô về quê xây quả nhà gần 20tỷ to nhất xã Đông Quang. Thôi thì cũng đẹp làm đẹp xóm, hơn hẵn những đó có tiền ở quê chạy ra hà nội sống.
 

DungRau

Thành viên
Đất tp bắc ninh giờ đắt ghê gớm thật, ông chú em làm ăn ngoài đó, những năm trước làm ăn dc mua được mấy đất thời 10-12tr/m2 giờ bán 60-70tr. Vừa bán mấy lô về quê xây quả nhà gần 20tỷ to nhất xã Đông Quang. Thôi thì cũng đẹp làm đẹp xóm, hơn hẵn những đó có tiền ở quê chạy ra hà nội sống.
Làm ăn Bắc Ninh thành công có phải ông Luận ngày xưa bán cháo lòng không bạn?
 

Lehaohao

Thành viên
Đất tp bắc ninh giờ đắt ghê gớm thật, ông chú em làm ăn ngoài đó, những năm trước làm ăn dc mua được mấy đất thời 10-12tr/m2 giờ bán 60-70tr. Vừa bán mấy lô về quê xây quả nhà gần 20tỷ to nhất xã Đông Quang. Thôi thì cũng đẹp làm đẹp xóm, hơn hẵn những đó có tiền ở quê chạy ra hà nội sống.
Ông lâm đó là mở kho đá ở vĩnh phúc. Nhà ngay gần đường tàu. Làm cái nhà đó k có ai ở. 2 Tháng gia đình mới về lần. Ở đó có 2 cái biệt thự giống nhau
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Từ 7/12 trụ sở công an Tp Thanh Hóa chuyển xuống địa điểm mới đại lộ Nguyễn Hoàng.
bạn có biết được trụ sở cũng được dùng làm gì không?
Nếu xây được nhóm công trình cao tầng thì tốt, TP thêm hiện đại, thúc đẩy thương mại dịch vụ tại khu vực trung tâm
 

NamDu

Người nổi tiếng
Nghe nói là chùa bác ạ
Xây chùa cũng đẹp nhưng em nghĩ chắc không phải đâu vì:
  1. Nếu xây chùa diện tích hơi nhỏ chỉ khoảng tầm hơn 3000m2 không tạo cảnh quan tốt,
  2. Chùa sẽ có các hoạt động văn hóa tâm linh nên việc xây dựng chùa ở khu vực đó sẽ dễ gây ách tắc giao thông.
  3. ...
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Có thể nói bất động sản Thanh Hoá hội tụ đủ hầu hết các tập đoàn lớn
  1. Vingroup
  2. Sungroup
  3. FLC
  4. Flamingo
  5. T&T
  6. BRG
  7. Hud
  8. Sao Mai
  9. Delta
  10. Tecco
  11. Xuân Mai
  12. Sunshine ( chuẩn bị)
 

thanhniencung

Người nổi tiếng
Chúng ta phải dần quen với thuật ngữ 1 trong 4 cực tăng trưởng của phía bắc dần. Chứ cũng chẳng cần quan tâm đến cái vùng trũng bắc trung bộ làm gì cả.
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Chủ đề được quan tâm nhất

Top