• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Dự án nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp tại phường Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa, với nội dung như sau:

- Điều chỉnh diện tích 24.518,3 m2 thành 24.405,7 m2 (không thu hồi phần diện tích 112,6 m2 thuộc dự án giáp ranh với đường vào nhà hộ ông Hoàng Văn Cán làm lối đi lại, phục vụ dân sinh). Theo đó, điều chỉnh mốc giới M4, M5, M6, M7 trên hồ sơ bản vẽ. Các nội dung sử dụng đất sau khi điều chỉnh như sau: Tổng diện tích xây dựng nhà ở xã hội là 25.518,3 m2 được giới hạn từ mốc M1 đến M8. Trong đó: Đất xây dựng nhà ở thương mại thấp tầng (kí hiệu A và B) có diện tích 4902,7 m2 (chiếm tỷ lệ 20%), mật độ xây dựng 80- 100%, tầng cao từ 03-05 tầng; Đất xây dựng nhà ở xã hội dạng nhà chung cư có diện tích 19.615,6 m2 (chiếm tỷ lệ 80%) gồm 03 tòa nhà chung cư, nhà CC1 cao 16 tầng, hai tòa còn lại CC2, CC3 cao 15 tầng; Đất xây dựng trạm điện có diện tích 24m2 ; Đất xây dựng nhà để xe có diện tích 1.056 m2 ; Đất khuôn viên cây xanh, sân đường nội bộ có diện tích: 14.565,7 m2 . - Điều chỉnh tầng cao của công trình chung cư CC1 từ 15 tầng thành 16 tầng
PS: Dự án này treo cũng phải đến 10 năm rồi.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Theo tin từ Ban Quản lý dự án 2 (Bộ Giao thông Vận tải), dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn quốc lộ 45 - Nghi Sơn dài 43km, đi qua địa phận tỉnh Thanh Hóa sẽ được khởi công vào cuối tháng 6-2021.
Giám đốc Ban Quản lý dự án 2 Lê Thắng cho biết, dự án đã được phê duyệt điều chỉnh hình thức đầu tư, hoàn thành thiết kế cơ sở kỹ thuật và Ban đã phát hành hồ sơ mời thầu 3 gói thầu xây lắp để chọn nhà thầu.
Dự kiến, tới giữa tháng 5-2021 có thể mở thầu và đầu tháng 6-2021 có kết quả sơ bộ để trình Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt. Ban cố gắng cuối tháng 6-2021 khởi công dự án. Mặt bằng phục vụ thi công dự án đã bàn giao được 95%, chính quyền địa phương cam kết tới ngày 30-6 sẽ bàn giao dứt điểm các vị trí còn vướng mắc.
Cũng theo ông Lê Thắng, rút kinh nghiệm từ các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đã triển khai trước đó, do giá vật liệu tăng cao nên ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ, gây khó khăn cho các nhà thầu. Tại dự án thành phần đoạn quốc lộ 45 - Nghi Sơn, đơn vị tư vấn thiết kế đã khảo sát các mỏ cấp phép trong quy hoạch, tuy nhiên, Ban Quản lý dự án 2 đề nghị địa phương bổ sung các mỏ đưa vào quy hoạch để ổn định giá vật liệu; bố trí các bãi đổ thải.
Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn quốc lộ 45 - Nghi Sơn có chiều dài 43km đi qua tỉnh Thanh Hóa, có tổng mức đầu tư khoảng 5.534 tỷ đồng gồm chi phí xây dựng và thiết bị 3.193,2 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư 1.494 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác 328,8 tỷ đồng; chi phí dự phòng (không bao gồm giải phóng mặt bằng) 518,3 tỷ đồng. Thời gian xây dựng dự án khoảng 2 năm, hoàn thành năm 2023.
Trước đó, ngày 4-2-2021, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1213/NQ-UBTVQH14 về việc chuyển đổi phương thức đầu tư dự án thành phần quốc lộ 45 - Nghi Sơn thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 từ đầu tư PPP (hợp tác công tư) sang đầu tư công. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 26/NQ-CP triển khai Nghị quyết 1213/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải cơ bản hoàn thành dự án trong năm 2023.
 

Le Minh Tien

Người nổi tiếng
Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Dự án nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp tại phường Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa, với nội dung như sau:

- Điều chỉnh diện tích 24.518,3 m2 thành 24.405,7 m2 (không thu hồi phần diện tích 112,6 m2 thuộc dự án giáp ranh với đường vào nhà hộ ông Hoàng Văn Cán làm lối đi lại, phục vụ dân sinh). Theo đó, điều chỉnh mốc giới M4, M5, M6, M7 trên hồ sơ bản vẽ. Các nội dung sử dụng đất sau khi điều chỉnh như sau: Tổng diện tích xây dựng nhà ở xã hội là 25.518,3 m2 được giới hạn từ mốc M1 đến M8. Trong đó: Đất xây dựng nhà ở thương mại thấp tầng (kí hiệu A và B) có diện tích 4902,7 m2 (chiếm tỷ lệ 20%), mật độ xây dựng 80- 100%, tầng cao từ 03-05 tầng; Đất xây dựng nhà ở xã hội dạng nhà chung cư có diện tích 19.615,6 m2 (chiếm tỷ lệ 80%) gồm 03 tòa nhà chung cư, nhà CC1 cao 16 tầng, hai tòa còn lại CC2, CC3 cao 15 tầng; Đất xây dựng trạm điện có diện tích 24m2 ; Đất xây dựng nhà để xe có diện tích 1.056 m2 ; Đất khuôn viên cây xanh, sân đường nội bộ có diện tích: 14.565,7 m2 . - Điều chỉnh tầng cao của công trình chung cư CC1 từ 15 tầng thành 16 tầng
PS: Dự án này treo cũng phải đến 10 năm rồi.
Ở tỉnh mình chưa có dự án chung cư hay nhà ở xã hội vượt ngưỡng 30 tầng, toàn 18, 19 , 20 hay 25 tầng, theo em nghĩ việc cấp phép xây dựng chiều cao ở các dự án chung cư hay nhà ở xã hội khó hơn các địa phương khác. Ở Bắc Ninh hay Quảng Ninh toàn thấy phê duyệt 30 tầng trở lên ...
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Ở tỉnh mình chưa có dự án chung cư hay nhà ở xã hội vượt ngưỡng 30 tầng, toàn 18, 19 , 20 hay 25 tầng, theo em nghĩ việc cấp phép xây dựng chiều cao ở các dự án chung cư hay nhà ở xã hội khó hơn các địa phương khác. Ở Bắc Ninh hay Quảng Ninh toàn thấy phê duyệt 30 tầng trở lên ...
xây cao quá khó bán vì đất ở TP Thanh Hoá cũng nhiều.
TTTM Bờ Hồ đang sắp hoàn thiện xong cũng một thời xin xây 30 tầng mà chỉ duyệt 22 tầng.
 
A

Anhdp

Khách vãng lai
xây cao quá khó bán vì đất ở TP Thanh Hoá cũng nhiều.
TTTM Bờ Hồ đang sắp hoàn thiện xong cũng một thời xin xây 30 tầng mà chỉ duyệt 22 tầng.
Theo Em thì ko cần cao mà cần nhiều và chất, cần trên 50 toà từ 20-30tầng sẽ làm tp đẹp và hiện đại hơn.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Theo Em thì ko cần cao mà cần nhiều và chất, cần trên 50 toà từ 20-30tầng sẽ làm tp đẹp và hiện đại hơn.
Nếu có 50 tòa từ 20-30 tầng thì nhìn một cách toàn diện TP ta sẽ là số 1 vùng phía bắc trong các tp trực thuộc tỉnh.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Nổ quá k bác, HL nhiều KS, CC đẳng cấp lắm
Có nói riêng về du lịch đâu em. Nói về sức mạnh toàn diện của đô thị ấy.
Nếu TP Thanh Hóa có 50 tòa 20-30 tầng làm điểm nhấn, sát nhập Đông Sơn để có 600.000 dân thì TP Thanh Hóa là TP lớn.
hạ long họ ở miền biên viễn nên giàu, đẹp nhưng khó hút dân cư.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
phân tích tình trạng các thành phố trực thuộc tỉnh phía bắc gọi là lớn hoặc có tương lai trong 10 năm tới.
1. TP Thái nguyên
Tp này tập trung nhiều đại học phục vụ anh em tộc ít người phía bắc. Tp này chỉ là tỉnh lỵ của tỉnh hơn 1 triệu dân. Nó khó có thể lớn thêm vì không mang trọng trách gì đặc biệt.
2. TP Việt Trì
TP này sẽ nhỏ dần và trở nên tầm thường
3. TP Bắc Ninh
TP này mắc lỗi là xây nhanh trong những vị trí đẹp nên 10 năm sau rất khó sửa sai. Tỉnh BN nhỏ và phát triển đồng đều nên TP BN không có vai trò chủ đạo gì đặc biệt và TP này cũng khó tăng quy mô vì tỉnh họ đồng đều.
4. TP Hạ Long
TP này hạ tầng phát triển mạnh, cảnh quan đẹp, có vai trò nổi bật với du lịch quốc gia.
Tuy nhiên QN có 4 TP nên HL ko đông dân cư lên đến 400,000 được
5. TP Vinh
TP này trong 10 năm tới sẽ là một thành phố trực thuộc tỉnh lớn vì sẽ được mở rộng có thể là nhập Cửa Lò. Tỉnh này người dân rất hâm mộ Vinh, coi Vinh như viên ngọc lung linh, là kho báu của cả tỉnh.
Khát khao được sinh sống tại Vinh cũng giúp TP này có thể tăng quy mô vượt 600.000 dân số quy đổi trong 10 năm tới.
6. TP Thanh Hóa
10 năm tới là thời gian Thanh hóa thực hiện nghị quyết 58. Chính phủ sẽ đầu tư nhiều công trình hạ tầng giao thông quan trọng vào tỉnh và TP này.
Theo sự đầu tư và định hướng của nhà nước sẽ có nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào tỉnh. Trong số này có không ít doanh nghiệp thương mại, dịch vụ và BĐS.
Sau khi nhập Đông Sơn thì tpth có 600.000 dân kể cả quy đôi vào 2025
Và đến 2030 thì có thể tăng lên 700.000 dân quy đổi, có nhiều tiềm năng là TP trực thuộc tỉnh lớn thứ 2 cả nước sau Biên Hòa.
Vào 2030 thì Hoằng Hóa là thị xã; Quảng Xương là thị xã; Sầm Sơn là đô thị loại II.
Dự kiến đến 2030 thì đô thị lõi của toàn tỉnh Thanh Hóa sẽ không kém một thành phố trực thuộc trung ương nào trừ HN, TPHCM
có thể hiểu đô thị lõi của tỉnh ta khi đó là:
TPTH đã mở rộng
TP Sầm Sơn
TX Hoằng Hóa
TX Quảng Xương
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
phân tích tình trạng các thành phố trực thuộc tỉnh phía bắc gọi là lớn hoặc có tương lai trong 10 năm tới.
1. TP Thái nguyên
Tp này tập trung nhiều đại học phục vụ anh em tộc ít người phía bắc. Tp này chỉ là tỉnh lỵ của tỉnh hơn 1 triệu dân. Nó khó có thể lớn thêm vì không mang trọng trách gì đặc biệt.
2. TP Việt Trì
TP này sẽ nhỏ dần và trở nên tầm thường
3. TP Bắc Ninh
TP này mắc lỗi là xây nhanh trong những vị trí đẹp nên 10 năm sau rất khó sửa sai. Tỉnh BN nhỏ và phát triển đồng đều nên TP BN không có vai trò chủ đạo gì đặc biệt và TP này cũng khó tăng quy mô vì tỉnh họ đồng đều.
4. TP Hạ Long
TP này hạ tầng phát triển mạnh, cảnh quan đẹp, có vai trò nổi bật với du lịch quốc gia.
Tuy nhiên QN có 4 TP nên HL ko đông dân cư lên đến 400,000 được
5. TP Vinh
TP này trong 10 năm tới sẽ là một thành phố trực thuộc tỉnh lớn vì sẽ được mở rộng có thể là nhập Cửa Lò. Tỉnh này người dân rất hâm mộ Vinh, coi Vinh như viên ngọc lung linh, là kho báu của cả tỉnh.
Khát khao được sinh sống tại Vinh cũng giúp TP này có thể tăng quy mô vượt 600.000 dân số quy đổi trong 10 năm tới.
6. TP Thanh Hóa
10 năm tới là thời gian Thanh hóa thực hiện nghị quyết 58. Chính phủ sẽ đầu tư nhiều công trình hạ tầng giao thông quan trọng vào tỉnh và TP này.
Theo sự đầu tư và định hướng của nhà nước sẽ có nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào tỉnh. Trong số này có không ít doanh nghiệp thương mại, dịch vụ và BĐS.
Sau khi nhập Đông Sơn thì tpth có 600.000 dân kể cả quy đôi vào 2025
Và đến 2030 thì có thể tăng lên 700.000 dân quy đổi, có nhiều tiềm năng là TP trực thuộc tỉnh lớn thứ 2 cả nước sau Biên Hòa.
Vào 2030 thì Hoằng Hóa là thị xã; Quảng Xương là thị xã; Sầm Sơn là đô thị loại II.
Dự kiến đến 2030 thì đô thị lõi của toàn tỉnh Thanh Hóa sẽ không kém một thành phố trực thuộc trung ương nào trừ HN, TPHCM
có thể hiểu đô thị lõi của tỉnh ta khi đó là:
TPTH đã mở rộng
TP Sầm Sơn
TX Hoằng Hóa
TX Quảng Xương
Có khu công nghiệp trong TP thì dân tăng lên nhanh thôi bác ạ, VD như TP Bắc Ninh KCN Nam Sơn- Hạp Lĩnh chuẩn bị có ông lớn Oppo về dự sẽ kéo 1 lượng lạo động đông đảo về TP, sẽ tăng dân số của TP rất nhanh. Kể từ sau tổng điều tra dân số 1/4/2019 đến tháng 2020 dân số tỉnh Bắc Ninh đã tăng thêm 50.000 người, riêng TP Bắc Ninh đã tăng thêm 20k nâng dân số thường trú TP lên 267k vào năm 2020
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Có khu công nghiệp trong TP thì dân tăng lên nhanh thôi bác ạ, VD như TP Bắc Ninh KCN Nam Sơn- Hạp Lĩnh chuẩn bị có ông lớn Oppo về dự sẽ kéo 1 lượng lạo động đông đảo về TP, sẽ tăng dân số của TP rất nhanh. Kể từ sau tổng điều tra dân số 1/4/2019 đến tháng 2020 dân số tỉnh Bắc Ninh đã tăng thêm 50.000 người, riêng TP Bắc Ninh đã tăng thêm 20k nâng dân số thường trú TP lên 267k vào năm 2020
Tỉnh BN dân số 1,4 triệu thì TP BN hoặc một đô thị nào đó của BN không thể nào đạt quy mô 700.000 dân được.(chiếm 50% toàn tỉnh)
Nó rất khác với TPTH hay TP Vinh, hai đô thị này là tập trung tất cả những gì tốt đẹp nhất của hai tỉnh lớn.
TPTH hay TP Vinh có thể đạt quy mô 700.000 người vào 2030.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thêm nữa, chỉ vài ba năm nữa, khi Thanh-Nghệ có cao tốc BN, quốc lộ ven biển thuận lợi cho giao thương hàng hóa thì các đại gia công nghệ FDI sẽ từ bỏ nơi đất hẹp, giá thuê đất cao, giá nhân công đắt để về vùng còn nghèo như Thanh-Nghệ.
10 năm tới, tôi tin BN sẽ trôi đi như VĨnh Phúc 5 năm qua.
Vùng phát triển mới sẽ là Thanh- Nghệ Tĩnh.
FDI vào Việt Nam không vì lý do nào khác ngoài giá nhân công và giá đất rẻ mạt.
Hiện nay GRDP bình quân Bắc Ninh, VP đã gấp đôi Thanh Nghệ. Sau 5 năm nữa thì giá nhân công vùng này đã quá cao. Doanh nghiệp FDI chắc chắn tìm vùng mới. Vùng đó chỉ có thể là Thanh Nghệ.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tỉnh Thanh Hóa ta có mục tiêu phấn đấu rất rõ ràng:
  • Một trụ của tứ giác kinh tế phía bắc
  • Trở thành tỉnh khá cả nước vào 2025( GRDP bình quân vượt cả nước)
  • Miền tây Thanh Hóa có đời sống cao hơn Khu vực tây bắc
  • Miền đồng bằng Thanh Hóa có mức sống như vùng đồng bằng sông Hồng.
  • Các đô thị lớn của tỉnh trở thành các thành phố tiêu biểu của cả nước.
Xét trên cả nước thì không tỉnh, thành phố nào có điều kiện tự nhiên và xã hội toàn diện như tỉnh ta.
  1. Tỉnh ta có Biên giới
  2. Tỉnh ta có khu vực miền núi. Hiện nay du lịch miền tây THanh Hóa đã bắt đầu phát triển mạnh.
  3. Tỉnh ta có biển và 5 Khu du lịch biển: Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa, Bãi Đông, Tiên Trang.
  4. Tỉnh ta có Cảng nước sâu.
  5. Tỉnh ta có quốc lộ xuyên việt: 1A, cao tốc Bắc Nam( đang làm), đường HCM, quốc lộ duyên hải( đang làm)
  6. Tỉnh ta có Cảng hàng Không quy hoạch quốc tế.
  7. Tỉnh ta có Khu Kinh tế trọng điểm ven biển.
  8. Tỉnh ta có Diện tích đất rộng hơn 11.000km2
  9. Tỉnh ta là tỉnh có dân số đông nhất cả nước
  10. Tỉnh ta có Nghị quyết 58 Bộ Chính trị.
PS: Có thể sau 10 năm nữa tỉnh ta có GRDP bình quân không vào được TOP 10. Không sao, tỉnh ta chỉ cần khu vực đồng bằng ven biển sánh vai với ĐB Sông Hồng và Đông Nam bộ là được.
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
Tỉnh BN dân số 1,4 triệu thì TP BN hoặc một đô thị nào đó của BN không thể nào đạt quy mô 700.000 dân được.(chiếm 50% toàn tỉnh)
Nó rất khác với TPTH hay TP Vinh, hai đô thị này là tập trung tất cả những gì tốt đẹp nhất của hai tỉnh lớn.
TPTH hay TP Vinh có thể đạt quy mô 700.000 người vào 2030.
700.000 người là bác tính quy đổi hả, như TP BN quy đổi cao lắm 520.244

Nếu tính dân thường trú thì TP Thanh Hóa nhập thêm Đông Sơn dân số sẽ là 359+76=435k dân.

Nếu để TP.BN đạt quy mô 700.000 dân thì bác phải nghĩ là khi đó dân số tỉnh Bắc Ninh sẽ không phải ở con số 1,4 triệu nữa
Cổng thông tin điện tử Quốc hội (quochoi.vn)
 
Last edited:

VPC-HC

Thành viên tích cực
Thêm nữa, chỉ vài ba năm nữa, khi Thanh-Nghệ có cao tốc BN, quốc lộ ven biển thuận lợi cho giao thương hàng hóa thì các đại gia công nghệ FDI sẽ từ bỏ nơi đất hẹp, giá thuê đất cao, giá nhân công đắt để về vùng còn nghèo như Thanh-Nghệ.
10 năm tới, tôi tin BN sẽ trôi đi như VĨnh Phúc 5 năm qua.
Vùng phát triển mới sẽ là Thanh- Nghệ Tĩnh.
FDI vào Việt Nam không vì lý do nào khác ngoài giá nhân công và giá đất rẻ mạt.
Hiện nay GRDP bình quân Bắc Ninh, VP đã gấp đôi Thanh Nghệ. Sau 5 năm nữa thì giá nhân công vùng này đã quá cao. Doanh nghiệp FDI chắc chắn tìm vùng mới. Vùng đó chỉ có thể là Thanh Nghệ.
Thế thì bác phải nhìn vị trí Bình Dương, họ đã thu hút FDI được hơn 20 năm nay và cho đến hiện tại thu hút vẫn rất tốt mặc dù giá nhân công đã cao. Vị trí hẹp hay không không quan trọng, quan trọng là có còn đất KCN cho họ hay không thôi, chưa kể nhiều tập đoàn họ yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao mà chỉ thủ đô đáp ứng được, FDI xưa nay ngoài việc tìm các tỉnh tiềm năng mới nhưng không vì thế mà các tỉnh truyền thống về thu hút FDI lâu này sẽ mất vị thế. Vùng ĐBSH hiện nay là vùng "mới" thu hút FDI nhưng vùng "truyền thống" Đông Nam Bộ họ cũng đâu có giảm
 
Last edited:

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thế thì bác phải nhìn vị trí Bình Dương, họ đã thu hút FDI được hơn 20 năm nay và cho đến hiện tại thu hút vẫn rất tốt mặc dù giá nhân công đã cao. Vị trí hẹp hay không không quan trọng, quan trọng là có còn đất KCN cho họ hay không thôi, chưa kể nhiều tập đoàn họ yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao mà chỉ thủ đô đáp ứng được, FDI xưa nay ngoài việc tìm các tỉnh tiềm năng mới nhưng không vì thế mà các tỉnh truyền thống về thu hút FDI lâu này sẽ mất vị thế. Vùng ĐBSH hiện nay là vùng "mới" thu hút FDI nhưng vùng "truyền thống" Đông Nam Bộ họ cũng đâu có giảm
10 năm sau bạn sẽ thấy tôi nhận định không sai
 

Facebook Comment

Chủ đề được quan tâm nhất

Top