• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thấy nhiều đoạn nhà cửa mọc lên san sát
Nếu đã có quy hoạch thì đừng cấp phép xây dựng

mà cái đaij lộ quy hoặc 67m xem ra tầm nhìn vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển vùng kết nối tpth và ss
67m là rộng lắm rồi em, còn cả một đại lộ Võ Nguyên Giáp cũng rộng như vậy nữa
 
A

AnhPT

Khách vãng lai
Nhiều người dân ở TP lo rằng nếu phải đổi tên là TP Đông Sơn thì sẽ tốn hàng trăm tỷ, có khi phóng đại là ngàn tỷ??
Để tên như cũ thì dân Đông Sơn phải chữa mấy cái biển quảng cáo, có ghi địa chỉ là Xã (xxxx) Huyện Đông Sơn phải chữa lại là Phường ( xxx), tp (xxxx) thôi. Giấy tờ vĩnh cửu ( Giấy kết hôn ) khỏi đổi. Giấy tờ có niên hạn ( CCCD) đến kỳ cấp mới sẽ đổi. Sổ đỏ sổ hồng, khi đổi chủ sẽ cấp lại theo tên địa danh mới.
Tốn ở chỗ khác chưa không phải ở mấy cái giấy tờ này.
Dẫn chứng: Thực tế người dân có giấy đk kết hôn ghi là ở h. Thiệu Yên, hoặc h.Đông Thiệu, có ai đổi giấy kết hôn ghi lại là h.Thiệu Hóa, h. Yên Định, hoặc h. Đông Sơn đâu....
Thêm nữa, kinh nghiệm thành lập Tp Thủ Đức tới 1,2 triệu dân tức gấp hơn 3 lần thành phố ta mà có sao đâu, rất bình yên, chẳng có chút phiền hà nào.
Cứ lo mấy việc cỏn con đổi giấy tờ thì làm sao làm được một TP lớn, có tên tuổi.
Thực ra họ đó là lý do thôi bác, chứ việc đổi giấy tờ thì chính quyền họ có kế hoạch hết, có khi đổi miễn phí. Cơ bản họ nghĩ TPTH thượng đẵng hơn TP ĐS vì lâu nay đông sơn là tên huyện.
Có điều đó đa phần là dân thường chú người có kiến thức và hiểu biết lịch sử ko ai nghĩ vậy. Cũng là lỗi của tỉnh lâu nay ko giáo dục để dân tự hào về nên văn hoá Đông Sơn 4000 năm lịch sử
 
A

AnhPT

Khách vãng lai
Hôm trước gặp một đại ca làm ở viện quy hoạch Thanh Hóa đã nghỉ hưu, đại ca nói mấy ý
  1. bản quy hoạch năm 2009 là do anh lên ý tưởng đầu tiên
  2. anh phản đối tên TP Đông Sơn
Tôi bảo luôn đại ca: Hồi đấy các anh nghĩ thế nào mà tham mưu cho tỉnh đòi sát nhập Sầm Sơn vào TPTH cho mất luôn một đô thị du lịch à? Sao lúc ấy các anh không nghĩ nếu TPTH nhập TP Sầm Sơn thì nó mang tên gì, lấy tên TPTH thì mất luôn tên địa danh du lịch nổi tiếng 100 năm. Mà tự nhiên lại mất đi một thành phố( Vinh mà nhập Cửa Lò là vào trạng thái này)
Thứ hai; Các bác tham mưu không phát triển về phía Tây là lạc hậu, may mà tham mưu mới sau này kịp sửa sai để cho sát nhập Đông Sơn. Thời đó có phải các bác không nghĩ ra?
Thứ ba: Bác phản đối tên Đông Sơn vì chắc bác không muốn TP tiến lên phía Tây mà chỉ muốn hướng Đông
Thế các bác ấy nói thế nào bác, hay vẫn bảo thủ ạ. Em đồ rằng cụ ấy quê quảng xương
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Hôm qua có dịp ăn cưới con ông bạn ở Quý Lộc Yên Định. Chụp trên gmap thì chia ô như bàn cờ, tưởng thế nào.
Hai thị trấn Quý Lộc và Yên Lâm có lẽ là hai thị trấn nghèo và xấu nhất Việt Nam.
Không bằng một xã bình thường của Hoằng Hoá như Hoằng Thái, Đồng, Thịnh,Quý,Ngọc.....
Nâng cấp Yên Trường lên thị trấn thì ko nâng, cho hai thằng vừa xấu vừa nghèo vùng sâu vùng xa lên.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thay vì quảng cáo mạnh cho du lịch biển thì giờ là lúc Thanh Hóa nên quảng bá, thu hút đầu tư mạnh cho du lịch sinh thái và văn hóa lịch sử. Đây mới là nguồn đón khách miền Nam ra Bắc và Khách quốc tế.
Hàng năm phía Bắc chúng ta đem hàng chục ngàn tỷ vào du lịch miền Nam nhưng thủ hỏi có mấy người miền Nam ra Bắc du lịch?
Tôi chưa từng gặp một người miền Nam nào ở Sầm Sơn.
Chiến lược phát triển du lịch chuẩn thời điểm bây giờ phải là
1. Làm việc với Bộ văn hóa-TT-Du lịch sao cho trong video giới thiệu các điểm đến của Việt Nam phải có Thanh Hóa và đừng có giới thiệu biển mà hãy giới thiệu hình ảnh Thành Nhà Hồ, Lam Kinh và Pù Luông

2.Ký kết hợp tác với VTV, VOV, Tất cả các báo trung ương thường kỳ đăng các bài giới thiệu về du lịch Thanh Hóa

3.Xã hội hóa công tác quảng bá du lịch, vận động tài trợ để hình ảnh du lịch Thanh Hóa xuất hiện trên giờ vàng VTV, HTV7,HTV9, Truyền hình Vĩnh Long. Đặc biệt phải xuất hiện được ở các sự kiện thể thao VIP như Worldcup hay Euro khi bắt đầu hoặc giải lao giữa hiệp=> Hiệu quả lớn lắm, gây tò mò cho khán giả.

4.Kêu gọi Vingroup, Sungroup và các nhà đầu tư khác đầu tư mạnh vào Bến En, Pù Luông. Biến Bến En, Pù Luông thành trọng điểm du lịch của tỉnh. Suối cá thần thì chưa hút khách được như Pù Luông.
Pù Luông cấm các hoạt động phát triển công nghiệp, xây dựng làm thay đổi môi trường tự nhiên, chỉ cho xây dựng các khu du lịch thân thiện môi trường.
Thật mừng là Sungroup đã ngỏ ý tài trợ quy hoạch Pù Luông=> Một siêu phẩm du lịch miền tây Thanh Hóa sắp xuất hiện.

5. Nhanh chóng đấu mối với trung ương cho phục dựng chính điện thành nhà hồ, nội thành thành nhà Hồ, tiếp tục phục dựng Lam Kinh. Phấn đấu du lịch bằng di tích lịch sử nổi bật được như Huế
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có quyết định chấp thuận Công ty cổ phần tập đoàn Danko là nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị Tây Nam đại lộ Nam sông Mã 1 tại phường Quảng Hưng, TP. Thanh Hoá.
Theo quyết định, dự án có vốn đầu tư khoảng 3.602 tỉ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 541 tỉ đồng, còn lại là vốn huy động.
Tiến độ thực hiện dự án dự kiến từ quý 2.2022 đến quý 1.2027. Trong đó, quý 2.2022 – quý 3.2023 hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và giao đất cho nhà đầu tư; quý 4.2023 – quý 4.2026 hoàn thành đầu tư xây dựng dự án; quý 1.2027 hoàn thành dự án đưa vào sử dụng, bàn giao công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và quyết toán dự án theo quy định.
Thời gian hoạt động dự án 50 năm.
Theo kết quả mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hoá công bố trước đó, Danko Group là nhà đầu tư duy nhất đăng ký thực hiện dự án.
Về phía nhà đầu tư, Danko Group được thành lập vào tháng 7.2012, có địa chỉ tại đường Trần Hữu Dực, Khu đô thị Mỹ Đình 1, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. Tại thời điểm 28.12.2021, công ty có vốn điều lệ 2.250 tỉ đồng. Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật là ông Trần Hữu Sử.
Doanh nghiệp được biết đến là chủ đầu tư của khu đô thị Danko City tại xã Cao Ngạn và phường Chùa Hang, TP Thái Nguyên với quy mô 50ha, tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỉ đồng; dự án Danko Avenue tại TP Sông Công, Thái Nguyên với diện tích 18ha.
Trước đó, đầu tháng 8.2021, doanh nghiệp đã ký hợp đồng với UBND tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện dự án Khu đô thị mới Định Trung tại xã Định Trung, TP Vĩnh Yên với diện tích khoảng 25ha, tổng vốn đầu tư hơn 1.055 tỉ đồng.
Tại Thanh Hóa, Danko Group mới đây cũng đề xuất UBND tỉnh tài trợ lập quy hoạch khu đô thị sinh thái Quảng Định tại huyện Quảng Xương và Khu dân cư đô thị mới tại xã Quảng Định, huyện Quảng Xương và xã Quảng Đông, TP. Thanh Hoá.
PS: Danko này đang lớn nhanh giống hệt FLC năm 2013-2015. Hy vọng là không bị scandal gì sau này.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member

Vành đai 3, TP nên được xây dựng càng sớm càng tốt, giúp đô thị hóa 2 đô thị, TPTH từ hướng về đông kết nối với Sầm Sơn; Huyện Hoằng Hóa cũng kết nối về Đông Nam với đô thị Hải Tiến. Đường này tỉnh nên làm lớn luôn chứ đừng làm như vành đai Tây hay đại lộ nam sông mã
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member

Danko còn ấp ủ dự án Khu đô thị ven thị trấn Tân Phong nữa. Nói chung 5-10 năm nữa các dự án BĐS lớn này ngon lành thì vùng đô thị lõi của tỉnh rộng ra phải gấp đôi, ba lần bây giờ
 

NamDu

Người nổi tiếng
Thay vì quảng cáo mạnh cho du lịch biển thì giờ là lúc Thanh Hóa nên quảng bá, thu hút đầu tư mạnh cho du lịch sinh thái và văn hóa lịch sử. Đây mới là nguồn đón khách miền Nam ra Bắc và Khách quốc tế.
Hàng năm phía Bắc chúng ta đem hàng chục ngàn tỷ vào du lịch miền Nam nhưng thủ hỏi có mấy người miền Nam ra Bắc du lịch?
Tôi chưa từng gặp một người miền Nam nào ở Sầm Sơn.
Chiến lược phát triển du lịch chuẩn thời điểm bây giờ phải là
1. Làm việc với Bộ văn hóa-TT-Du lịch sao cho trong video giới thiệu các điểm đến của Việt Nam phải có Thanh Hóa và đừng có giới thiệu biển mà hãy giới thiệu hình ảnh Thành Nhà Hồ, Lam Kinh và Pù Luông

2.Ký kết hợp tác với VTV, VOV, Tất cả các báo trung ương thường kỳ đăng các bài giới thiệu về du lịch Thanh Hóa

3.Xã hội hóa công tác quảng bá du lịch, vận động tài trợ để hình ảnh du lịch Thanh Hóa xuất hiện trên giờ vàng VTV, HTV7,HTV9, Truyền hình Vĩnh Long. Đặc biệt phải xuất hiện được ở các sự kiện thể thao VIP như Worldcup hay Euro khi bắt đầu hoặc giải lao giữa hiệp=> Hiệu quả lớn lắm, gây tò mò cho khán giả.

4.Kêu gọi Vingroup, Sungroup và các nhà đầu tư khác đầu tư mạnh vào Bến En, Pù Luông. Biến Bến En, Pù Luông thành trọng điểm du lịch của tỉnh. Suối cá thần thì chưa hút khách được như Pù Luông.
Pù Luông cấm các hoạt động phát triển công nghiệp, xây dựng làm thay đổi môi trường tự nhiên, chỉ cho xây dựng các khu du lịch thân thiện môi trường.
Thật mừng là Sungroup đã ngỏ ý tài trợ quy hoạch Pù Luông=> Một siêu phẩm du lịch miền tây Thanh Hóa sắp xuất hiện.

5. Nhanh chóng đấu mối với trung ương cho phục dựng chính điện thành nhà hồ, nội thành thành nhà Hồ, tiếp tục phục dựng Lam Kinh. Phấn đấu du lịch bằng di tích lịch sử nổi bật được như Huế
Về vấn đề này nói thẳng thắn thì du lịch Thanh Hóa chưa có điểm nhấn và không có sự khác biệt nên không thể thu hút người miền khác. Nếu nói Hàng năm phía Bắc chúng ta đem hàng chục ngàn tỷ vào du lịch miền Nam nhưng thủ hỏi có mấy người miền Nam ra Bắc du lịch? thì để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng nhìn lại xem du lịch của chúng ta có gì và khách du lịch quan tâm tới gì sẽ rõ:
  • Du lịch Thanh Hóa hiện tại có các loại hình gì:
    • Du lịch biển
    • Du lịch Tâm Linh Văn Hóa
    • Du Lịch Khám Phá, Trải Nghiệm
    • Du Lịch Nghỉ Dưỡng.
  • Khi đi du lịch khách sẽ quan tâm tới các yếu tố sau:
    • Độ nổi tiếng
    • Giao thông, Phương tiện kết nối
    • Có gì mới lạ, độc đáo, duy nhất
    • Cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú, mua sắm.
    • Ẩm thực
  • Du lịch Thanh Hóa tuy nhiều loại hình nhưng doanh thu và khách du lịch vẫn chỉ xoay quanh du lịch biển. Về loại hình này có thể là điểm mạnh của tất cả các tỉnh ven biển ở Việt Nam chứ không phải chỉ riêng Thanh Hóa, Biển Sầm Sơn tuy nổi tiếng nhưng quy mô vẫn chưa thể sánh ngang Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc. Chưa thể là lựa chọn đầu tiên của người dân khi nghĩ tới. Nếu bác đi du lịch nước ngoài Bác sẽ chọn địa điểm du lịch nổi tiếng như Newyork hay Miami của Mỹ, Paris của Pháp, Singapore, Seoul Hàn Quốc... hay bác sẽ chọn nơi không phải ai cũng biết như sihanoukville Cambodia, Double Six Beach Indonesia,... Mặc dù những nơi này có danh tiếng trên bản đồ du lịch của các quốc gia. Nhưng lúc đi về kể chuyện chẳng ai biết. Tâm lý chung của tất cả mọi người đi du lịch là 98% đi để có khoe, còn 2% còn lại mới là đi thực sự để bản thân tận hưởng
  • Nói về những điều này có thể hơi lan man nhưng bây giờ các Bác cứ hình dung khi bước vào 1 vườn hoa mà bông nào cũng đẹp 10 bông như 1 thì điều này quá bình thường đâu thể thu hút người tới tham quan. Nhưng nếu như giữa 1 cánh đồng hoa nhưng không 1 bông nào nở chỉ có duy nhất 1 bông hoa nở và cũng chẳng đẹp gì, nhưng lại thu hút người ta tới vì nói là hiện tượng lạ độc đáo, người ta sẵn sàng bỏ tiền tới để được nhìn tận mắt nó.
  • Như tại sao Đà Lạt lại trở thành nơi du lịch nổi tiếng đơn giản là nó độc đáo. Giữa vùng nhiệt đới nóng ẩm, quanh năm khói bụi nóng nực, nó lại có khí hậu ôn đới mát lạnh. Như Sapa thu hút được khách cũng là lý do này, nhưng độc đáo hơn là mùa đông nó có Tuyết nên mới thu hút được khách. Nếu như mùa đông Sapa không có tuyết thì cũng như các tỉnh thành khác miền Bắc thui đâu ai lên đó làm gì. Vậy Hàng năm phía Bắc chúng ta đem hàng chục ngàn tỷ vào du lịch miền Nam nhưng thủ hỏi có mấy người miền Nam ra Bắc du lịch?Tôi chưa từng gặp một người miền Nam nào ở Sầm Sơn thì bác nên quay lại hỏi Sầm Sơn có gì để họ phải bỏ tiền ra vượt ngàn cây số để tới. Người Bắc vào Nam du lịch làm gì ? Vì ở đó người ta làm du lịch Biển quanh năm mùa nào cũng có thể tắm. Nếu không tắm có thể đi công viên nước, có thể tới công viên chủ đề chơi trò chơi mạo hiểm. Có thể chèo thuyền, chưa kể ngành dịch vụ thương mại trong nam phát triển họ có thể đi mua sắm hết Mall này đến TTTM khác. Nếu các Bác tới TPHCM rùi sẽ thấy các siêu thị,TTTM mọc san sát nhau, ở Q1 trong chu vi 2km2 có tới 6 cái TTTM lớn khách du lịch chỉ sợ hết tiền chứ đừng mong không có gì để mua.
  • Nói thẳng ra để người ta bỏ tiền ra để đến 1 nơi nào đó thì nó phải có gì để thu hút người ta, phải có cái để người ta trải nghiệm điều mà hằng ngày người ta không có, chứ đâu ai bỏ tiền ra để mua điều bình thường làm gì. Nếu du lịch Thanh Hóa không tạo được điều độc đáo thì vẫn không thể bứt phá được. Vẫn chỉ là 1 bông hoa đẹp giữa 1 vườn hoa đẹp mà thui.
 

HuanTc

Thành viên
Sầm Sơn vẫn rất nhiều phốt như Ép ăn, xe điện. Mua hải sản vẫn bị chặt chém, cân thiếu, ăn sáng, chụp ảnh trên núi vẫn lừa khách. Để thay đổi triệt để cách làm Du lịch ở đây chắc phải thời gian khá lâu nữa.Tôi ở QX mà 2 năm chắc qua 1 lần. Bạn tôi là người ss và có 1 ks ở ss, hỏi nó vì sao lại ép ăn nó bảo phải làm thế để cho ăn toàn thực phẩm cho khách, thế thì bó tay rồi. Hôm vào bãi đông Nghi Sơn thấy biển đẹp, nước trong. Ăn uống, ngủ nghỉ rất rẻ, rẻ hơn cả bãi biển Tiên Trang ở QX rất nhiều.Nhà nghỉ 250 phòng đơn, 350.000 phòng đôi. Sang hơn thì vào Anh Phát cũng có 1tr3 mà có rất nhiều trò chơi. Hôm bọn tôi Ăn ở Hoàng Hải 12 người, 2 nướng, 1 lẩu, 7 chai tiger bạc mà hết có 1tr6 rất rẻ.
 
O

Open.AI

Khách vãng lai
Thay vì quảng cáo mạnh cho du lịch biển thì giờ là lúc Thanh Hóa nên quảng bá, thu hút đầu tư mạnh cho du lịch sinh thái và văn hóa lịch sử. Đây mới là nguồn đón khách miền Nam ra Bắc và Khách quốc tế.
Hàng năm phía Bắc chúng ta đem hàng chục ngàn tỷ vào du lịch miền Nam nhưng thủ hỏi có mấy người miền Nam ra Bắc du lịch?
Tôi chưa từng gặp một người miền Nam nào ở Sầm Sơn.
Chiến lược phát triển du lịch chuẩn thời điểm bây giờ phải là
1. Làm việc với Bộ văn hóa-TT-Du lịch sao cho trong video giới thiệu các điểm đến của Việt Nam phải có Thanh Hóa và đừng có giới thiệu biển mà hãy giới thiệu hình ảnh Thành Nhà Hồ, Lam Kinh và Pù Luông

2.Ký kết hợp tác với VTV, VOV, Tất cả các báo trung ương thường kỳ đăng các bài giới thiệu về du lịch Thanh Hóa

3.Xã hội hóa công tác quảng bá du lịch, vận động tài trợ để hình ảnh du lịch Thanh Hóa xuất hiện trên giờ vàng VTV, HTV7,HTV9, Truyền hình Vĩnh Long. Đặc biệt phải xuất hiện được ở các sự kiện thể thao VIP như Worldcup hay Euro khi bắt đầu hoặc giải lao giữa hiệp=> Hiệu quả lớn lắm, gây tò mò cho khán giả.

4.Kêu gọi Vingroup, Sungroup và các nhà đầu tư khác đầu tư mạnh vào Bến En, Pù Luông. Biến Bến En, Pù Luông thành trọng điểm du lịch của tỉnh. Suối cá thần thì chưa hút khách được như Pù Luông.
Pù Luông cấm các hoạt động phát triển công nghiệp, xây dựng làm thay đổi môi trường tự nhiên, chỉ cho xây dựng các khu du lịch thân thiện môi trường.
Thật mừng là Sungroup đã ngỏ ý tài trợ quy hoạch Pù Luông=> Một siêu phẩm du lịch miền tây Thanh Hóa sắp xuất hiện.

5. Nhanh chóng đấu mối với trung ương cho phục dựng chính điện thành nhà hồ, nội thành thành nhà Hồ, tiếp tục phục dựng Lam Kinh. Phấn đấu du lịch bằng di tích lịch sử nổi bật được như Huế
Nên tận dụng nền tảng mạng xã hội, liên kết với các youtuber, tiktoker, influencer, người nổi tiếng ...sẽ tăng hiệu ứng truyền thông là lan tỏa hơn nhiều, vì ở đó có sự tương tác chứ ko phải 1 chiều như tivi,báo đài...
Vừa rồi rất nhiều kênh youtube làm về du lịch Thanh Hóa, như Duy - Hà nội phố, Hoàng Nam - challenge me, Tùng - Nếm TV...
 

Hungda

Người nổi tiếng
Hôm qua có dịp ăn cưới con ông bạn ở Quý Lộc Yên Định. Chụp trên gmap thì chia ô như bàn cờ, tưởng thế nào.
Hai thị trấn Quý Lộc và Yên Lâm có lẽ là hai thị trấn nghèo và xấu nhất Việt Nam.
Không bằng một xã bình thường của Hoằng Hoá như Hoằng Thái, Đồng, Thịnh,Quý,Ngọc.....
Nâng cấp Yên Trường lên thị trấn thì ko nâng, cho hai thằng vừa xấu vừa nghèo vùng sâu vùng xa lên.
Hồi đó em cũng ngạc nhiên, Kiểu/Yên Trường thị tứ từ lâu thì để lại. Yên Lâm có mỏ đá nên tỷ trọng công nghiệp-dịch vụ cao, còn Quý Lộc thì ko hiểu ntn
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member

vị trí của KCN WHA Thanh Hóa tại Hoằng Hóa, KCN này càng làm nhanh thì đô thị Hoằng Hóa càng mạnh mẽ.
WHA mắc gì mà lâu làm thủ tục vào tỉnh ta thế.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member

Hac.thanh

Moderator
Staff member
THÀNH PHỐ ĐÔNG SƠN
Trong cuốn sách "Thanh Hóa quan phong" của Vương Duy Trinh đời Nguyễn năm 1904 có câu viết về huyện Đông Sơn:
"Huyện này sở tại tỉnh Thanh
Dân phong một nửa thị thành nửa quê..."
Vậy mà giờ đây nhiều thị dân đất cũ chối bỏ địa danh này!
Cả triệu dân TP Thủ Đức còn thay đổi giấy tờ rất đơn giản trong thời đại số hóa.

Danh xưng Thanh Hóa xuất hiện từ thời nhà Lý. Gần một nghìn năm. Sau Thăng Long chưa đến 20 năm. Thật rất đáng tự hào. Nhưng xin lưu ý, đây là cái tên của đơn vị cấp tỉnh với những khái niệm: trấn, châu, xứ, lộ, tỉnh…
Địa danh Đông Sơn có từ thời nhà Trần. Sau cái tên Thanh Hóa không rõ bao nhiêu năm.
Căn cứ vào thời gian xuất hiện địa danh thì cái tên Thanh Hóa sinh ra trước cái tên Đông Sơn. Nên chăng, lấy tên tỉnh lỵ của tỉnh Thanh Hóa là Thanh Hóa?

Nhưng cái tên Đông Sơn không phải là một cái tên đất như muôn vàn tên đất khác. Nó đã trở thành tên gọi của một nền Văn minh nhân loại, Văn hóa Việt Nam. Năm 1924, người ta phát hiện nhiều hiện vật bằng đồng tại làng Đông Sơn (hữu ngạn sông Mã, phía thượng nguồn cầu Hàm Rồng), thuộc huyện Đông Sơn lúc bấy giờ. Mười năm sau, các học giả khảo cổ học trên thế giới đã đặt tên cho thời đại kim khí cách đây gần 4000 năm với danh từ VĂN HÓA ĐÔNG SƠN.
Đây là một phát hiện về thời đại đồ đồng không chỉ có ý nghĩa trong phạm vi Việt Nam. Nó còn mang tầm vóc nhân loại.
Cái tên trống đồng Đông Sơn, đồ đồng Đông Sơn, văn minh, văn hóa Đông Sơn … đã trở thành cái tên rất đỗi quen thuộc, trở thành niềm tự hào chính đáng không chỉ của người Thanh Hóa. Huy Cận, nhà thơ gốc Hà Tĩnh từng cảm xúc:
Đông Sơn thôn anh hùng chống Mỹ
Nơi sơ sinh nền văn hóa nước nhà
Trống đồng vọng từ ba mươi thế kỷ
………………………….
Huyện Đông Sơn xưa bao gồm các xã mang danh xưng mà âm đầu tiên là Đông: Đông Minh, Đông Ninh, Đông Hương, Đông Vệ…và các xã thuộc Thiệu Hóa từ Thiệu Lý, Thiệu Vận, Thiệu Đô… trở xuống.
Vua Gia Long đã lấy đất của huyện Đông Sơn làm tỉnh lỵ Thanh Hóa. Trước năm 1975, thị xã Thanh Hóa hầu như là đất các xã của huyện Đông Sơn hợp thành. Cư dân gốc (tức cư dân có cách đây khoảng 60, 70 năm trở lên) của thành phố Thanh Hóa ngày nay đa phần có nguồn gốc Đông Sơn. Số ít còn lại là dân di cư thời kỳ chạy đói, thời kỳ tản cư từ vùng tạm bị chiếm ở các tỉnh phía Bắc vào THANH...
Cho đến tận bây giờ (năm 2022) thành phố Thanh Hóa có thêm một số xã của Quảng Xương, Hoằng Hóa nhưng chiếm đại đa số, vẫn là vùng đất của Đông Sơn xưa.
Nếu lấy tên tỉnh lỵ Thanh Hóa là Thanh Hóa ắt hẳn địa danh Đông Sơn, cái tên gắn liền với một nền văn hóa tộc Việt, một nền văn minh nhân loại dần dần sẽ trở nên mai một. Có thể sẽ một đi không trở lại! Đây là một sự xót xa không nên để diễn ra.
Nếu lấy tên tỉnh lỵ Thanh Hóa là Đông Sơn thì cái tên Thanh Hóa (đơn vị cấp tỉnh) không hề bị lãng quên.
Trái lại, khi nhắc đến tên thành phố Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa thì cái tên Thanh Hóa lại luôn mang bên mình một niềm hào sảng không phải ai cũng có của vùng đất “quý hương”- đất quê hương vua chúa mà lịch sử dân tộc Việt Nam đã khắc tạc.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member

Facebook Comment

Chủ đề được quan tâm nhất

Top