• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Dự án 40 Lê Hoàn của Đông Bắc cũng vừa bị ngoáy, đang tạm dừng. Cả tỉnh còn hàng loạt dự án đang bị sở tài nguyên thanh tra trong quý 2 nữa kìa. Nói các cụ rồi, chính trị quê ta càng ngày càng bất ổn, khó làm ăn hơn nhiều rồi. Hy vòng kỳ đại hội tới ổn định để tạo điều kiện doanh nghiệp phát triển
Nếu 2 năm vừa rồi mà không bị bất ổn bởi 2 bác đầu tỉnh thì có lẽ hàng loạt dự án đang triển khai rồi. Haizz thôi tới đây hai cụ dắt tay nhau về hưu mở ra triều đại phát triển mới cho tỉnh nhà nhóe
Các ông ấy bị vào tầm ngắm nên 2 năm nay không có những chỉ đạo táo bạo được.
Báo chí xăm xoi nhiều quá. Đơn giản như định làm khu công viên-quảng trường trung tâm thì chưa làm đã bị bơi móc!
Nguyễn Bá Thanh của Đà Nẵng mà sống thời bây giờ thì còn lâu mà có cửa phát huy năng lực đổi đất lấy hạ tầng.
Đôi khi dư luận, báo chí cũng làm chậm đi sự phát triển của một địa phương.
Viết bài đôi khi làm chùn chân chủ đầu tư và lãnh đạo địa phương
 

Thanh Hoang

Thành viên tích cực
Mặc dù chỉ phải sáp nhập 66 đơn vị hành chính cấp xã do không đủ 50% tiêu chuẩn về diện tích và qui mô dân số nhưng đợt này Thanh Hóa sẽ sắp xếp sáp nhập 145 đơn vị cấp xã thành 67 đơn vị. Như vậy, sau đợt sắp xếp này, từ 01/12/2019 Thanh Hóa sẽ giảm 78 đơn vị hành chính cấp xã (giảm 12,2%), còn lại 557 xã, phường, thị trấn.
Việc sáp nhập đơn vị hành chính, Thanh Hóa làm rất mạnh, gọn.
 
Last edited:

Ratlachoiboi

Người nổi tiếng
Mặc dù chỉ phải sáp nhập 66 đơn vị hành chính cấp xã do không đủ 50% tiêu chuẩn về diện tích và qui mô dân số nhưng đợt này Thanh Hóa sẽ sắp xếp sáp nhập 145 đơn vị cấp xã thành 67 đơn vị. Như vậy, sau đợt sắp xếp này, từ 01/12/2019 Thanh Hóa sẽ giảm 78 đơn vị hành chính cấp xã (giảm 12,2%), còn lại 557 xã, phường, thị trấn.
Việc sáp nhập đơn vị hành chính, Thanh Hóa làm rất mạnh, gọn.
Trước dự kiến có 66 nay lên 145, quả này nhiều cán bộ lại ăn không no, ngủ không yên rồi.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tập đoàn Hoa Sen xuất khẩu 15.000 tấn tôn đi Mexico qua Cảng Tổng hợp Quốc tế Nghi Sơn
7 giờ trước - Lê Đồng
(Baothanhhoa.vn) - Sáng 22 - 4, tại Cảng Tổng hợp quốc tế Nghi Sơn, Tập đoàn Hoa Sen đã xuất khẩu lô hàng 15.000 tấn tôn, trị giá 12 triệu USD sang thị trường Mexico.
 

Quechoa

Người nổi tiếng
Thứ ba, 23/4/2019 | 07:04 GMT+7
Quách Thị Lan đoạt HC vàng điền kinh châu Á
Nữ hoàng điền kinh Việt Nam về nhất nội dung 400m rào nữ tại giải vô địch điền kinh châu Á với thành tích 56 giây 10.


Quách Thị Lan xuất phát tốt và luôn dẫn đầu trong lượt thi chung kết để về đích đầu tiên.

Phần thi chung kết diễn ra tối 22/4 tại Doha, Qatar. Quách Thị Lan tranh tài cùng bảy VĐV khác. Do chân chạy cự phách Kemi Adekoya của Bahrain bị cấm thi đấu vì doping, cơ hội cho ngôi sao Việt Nam được dự báo là rất lớn.
Chạy ở làn số 4, Quách Thị Lan đã xuất phát tốt và luôn dẫn đầu cho đến khi cán đích với thời gian 56 giây 10. Đây là thành tích tốt nhất của cô trong năm 2019. Về thứ nhì là Jamal Aminat Yusuf (56 giây 39) và thứ ba là Saritaben Gayakwad (57 giây 22).

Dù giành HC vàng, thành tích của chân chạy quê Thanh Hoá chưa đạt chuẩn Olympic (kém chuẩn 10% giây).
Giải Điền kinh vô địch châu Á 2019 diễn ra tại Doha, Qatar từ ngày 21/4 đến 24/4 với sự tham dự của 63 quốc gia, vùng lãnh thổ. Thành tích tại giải này được tính chuẩn để các VĐV ghi danh dự giải vô địch thế giới 2019 và Olympic Tokyo 2020.
Đội tuyển điền kinh Việt Nam dự giải với 12 VĐV, trong đó có Lê Tú Chinh (100m, 200m), Quách Thị Lan (400m, 400m rào), Nguyễn Văn Lai (5.000m, 10.000m), Nguyễn Thị Oanh (1.500m), Phạm Thị Huệ (5.000m và 10.000m)...
Niềm hy vọng Lê Tú Chinh không thể lọt vào chung kết nội dung sở trường 100m.
Quảng cáo





Quách Thị Lan trên bục nhận HC vàng cùng các đối thủ.

Quách Thị Lan còn cơ hội giành HC thứ hai khi cùng đồng đội tranh tài nội dung 4x400m tiếp sức nữ. Đây cũng là nội dung Việt Nam từng giành tấm HC đồng tại Asiad 2018.
Quách Thị Lan sinh năm 1995, là một trong những ngôi sao của làng điền kinh Việt Nam. Bên cạnh hai chiếc HC bạc ở Asiad 2018, cô còn từng giành HC bạc, HC vàng ở ly 400m tại chặng một giải Asian Grand Prix 2017 tại Trung Quốc
Năm 2019, Quách Thị Lan được đầu tư trọng điểm để hướng tới SEA Games 30, đồng thời cố gắng lập thành tích tốt nhất ở đấu trường châu lục và thế giới để giành vé đến Olympic Tokyo 2020.
 

Hungda

Người nổi tiếng
Trước dự kiến có 66 nay lên 145, quả này nhiều cán bộ lại ăn không no, ngủ không yên rồi.
66 là số xã, phường, thị trấn không đạt 50% cả 2 tiêu chí. Số đó không thể tự sáp nhập với nhau mà phần lớn phải sáp nhập với đơn vị hành chính khác (79). Như vậy 66+79=145 là số đvhc cấp xã sẽ sáp nhập đợt này.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho lễ khởi công dự án Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp
(Baothanhhoa.vn) - Sáng 24-4, đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã kiểm tra tiến độ và nghe phương án lễ khởi công dự án Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp tại xã Yên Mỹ và xã Công Bình, huyện Nông Cống. Cùng đi có đại diện lãnh đạo các ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài nguyên và Môi trường; Kế hoạch và Đầu tư; Công an tỉnh và huyện Nông Cống.

Đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra thực địa vùng nguyên liệu của dự án Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp tại xã Yên Mỹ và xã Công Bình, huyện Nông Cống.
Dự án Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp tại xã Yên Mỹ và xã Công Bình, huyện Nông Cống của Công ty TNHH hai thành viên Ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa Yên Mỹ (sau đây gọi tắt là công ty 2 thành viên) đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1630/QĐ- UBND ngày 17-5-2017 và Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án số 5359/QĐ-UBND ngày 28-12-2018 của Chủ tịch UBND tỉnh. Dự án có quy mô 20.000 con bò sữa; diện tích sử dụng đất khoảng 1.354 ha, trong đó trang trại nhà máy chế biến sữa 165 ha, trồng cỏ 1.189 ha, với tổng mức đầu tư 3.800 tỷ đồng.

Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền xem bản đồ quy hoạch dự án.
Đây là dự án duy nhất của ngành nông nghiệp được chọn khởi công chào mừng kỷ miện 990 năm Thanh Hóa. Vì vậy, công ty 2 thành viên đã cùng Văn phòng UBND tỉnh, UBND huyện Nông Cống và Tập đoàn TH trực tiếp khảo sát, lựa chọn vị trí dự kiến tổ chức sự kiện khởi công dự án. Theo đó, vị trí được lựa chọn nằm ở khu đất 128 ha tại xã Yên Mỹ. Hiện nay, công ty 2 thành viên đã làm hàng rào và trồng keo bao quanh để tạo cảnh quan; đồng thời lập dự trù kinh phí để san lấp mặt bằng vùng đất dự kiến tổ chức sự kiện khởi công dự án khoảng 1 ha. Sau khi khảo sát vùng đất dự kiến tổ chức sự kiện khởi công dự án, bộ phận Marketing của Tập đoàn TH đã lên danh sách các công việc cần thực hiện, danh sách nhân sự, kịch bản chương trình và các điều kiện cần thiết khác để chuẩn bị cho lễ khởi công diễn ra thuận lợi vào ngày 8-5-2019.

Đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh: Lễ khởi công dự án Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp tại xã Yên Mỹ và xã Công Bình, huyện Nông Cống là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa, do đó buổi lễ phải được tổ chức trang trọng. Đồng chí giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thay mặt UBND tỉnh, cùng với Văn phòng UBND tỉnh phối hợp với công ty 2 thành viên chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho lễ khởi công. Giao Công an tỉnh chỉ đạo Công an huyện Nông Cống phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông giải tỏa ách tắc trên tuyến đường. Huyện Nông Cống tăng cường tuyên truyền để nhân dân nắm được ý nghĩa của sự kiện, quan tâm vệ sinh môi trường, cảnh quan nông thôn; đồng thời phê duyệt quy hoạch 1/500 trước gày 30-4. Về vấn đề nguồn nguyên liệu, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị Tập đoàn TH phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát triển vùng nguyên liệu trên tinh thần thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm thông qua các HTX, tổ chức hội.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Hiện tại, huyện Tĩnh Gia đang tập trung thực hiện hồ sơ Đề án công nhận huyện Tĩnh Gia đạt tiêu chuẩn đô thị loại 4, phấn đấu đến quý I năm 2020 thành lập thị xã Tĩnh Gia.
 

Hungda

Người nổi tiếng
66 là số xã, phường, thị trấn không đạt 50% cả 2 tiêu chí. Số đó không thể tự sáp nhập với nhau mà phần lớn phải sáp nhập với đơn vị hành chính khác (79). Như vậy 66+79=145 là số đvhc cấp xã sẽ sáp nhập đợt này.
Tản mạn câu chuyện sáp nhập:
Nhà em quê Đông Sơn. Vốn dĩ Đông Sơn là tên núi, tên làng, nay vẫn là làng cổ. Thời Trần mới đem tên ấy đặt thành tên huyện. Huyện Đông Sơn vốn đất rộng, nhưng quá trình lớn mạnh của đô thị tỉnh lỵ Thanh Hóa cũng là quá trình thu hẹp địa giới huyện Đông Sơn. Từ năm 1963, làng cổ Đông Sơn không còn thuộc huyện Đông Sơn. Cho nên, nghe tin sắp tới huyện ĐS sáp nhập toàn bộ vào TP Thanh Hóa và đổi thành TP Đông Sơn thì các bạn thành phố cũng đừng vội bất bình.
Về vụ sáp nhập ĐVHC cấp xã, huyện ĐS nhà em có 14 xã cùng tt Rừng Thông. TT RT cùng với tt Nông Cống nhanh chân mở rộng từ năm 2014 nên diện tích và dân số khá lớn, không phải sáp nhập. Trong 14 xã còn lại, có 2 xã không đủ 50 % tiêu chí diện tích và dân số nên phải/bị sáp nhập, là Đông Anh và Đông Khê.
Ban đầu, có phương án sáp nhập xã Đ.Anh vào tt R.Thông, nhưng vì R.Thông sẽ thành phường sau khi ĐS sáp nhập về TP nên R.Thông không cần diện tích, dân số quá lớn của 1 thị trấn trung tâm vùng.
Phương án tiếp theo là sáp nhập vào xã Đ.Minh, cũng hay vì 2 xã vốn gắn bó, một phần dân cư sống gần nhau. Việc sáp nhập với các xã giáp ranh còn lại là Đ.Thịnh (phía đông nam), Đ.Thanh (phía bắc), Đ.Khê (phía tây) gần như là không thể vì diện tích tiếp giáp ít và hoàn toàn là đồng ruộng, không kết nối giao thông.
Phương án 3 là sáp nhập Đ.Anh, Đ.Minh, Đ.Khê, 3 xã nhỏ nhất huyện thành Một. P.A tưởng như thuận tiện nhất: gọn nhẹ, số lượng xã xáo trộn ít nhất nhưng lại khó khả thi: dân Đ.Minh không thích tên dự kiến là Thanh Khê vì không có chữ "Minh", dân Đ.Khê thì không thích vị trí trung tâm xã mới (gần như hiển nhiên) của Đ.Minh (vốn dĩ ngay gần đây Đ.Khê vẫn trong lộ trình tiến lên thành lập thị trấn).
Vậy là nảy ra P.A sáp nhập Đ.Anh và Đ.Khê (https://truyenhinhthanhhoa.vn/tin-tuc/xa-hoi/201904/cac-dia-phuong-hoan-thanh-phuong-an-sap-xep-don-vi-hanh-chinh-cap-xa-8195160/ ). 2 xã chỉ có gần 400m ranh giới là đồng ruộng trũng, dù cùng trên trục QL 47 nhưng nối nhau bằng gần 2km quốc lộ thuộc địa phận xã Đ.Minh. Nhìn trên bản đồ giống như 2 con chuồn chuồn gườm nhau chứ không phải ôm nhau, hehe. Điểm gần gũi nhất là khá nhiều gia đình có thành phần chồng Đ.Anh-vợ Đ.Khê.
Ở Hà Trung, Hoằng Hóa, các xã sáp nhập nói chung hồi sau CMT8 là cùng xã lớn nên khá thuận lợi. Trường hợp Đ.Anh với Đ.Khê trước nay khác tổng, khác xã cũ, lại cách biệt địa dư, cho nên dù dân nơi đây vốn có tiếng là "thuần", thì việc sáp nhập liệu có thành công và bền vững?
 

Hungda

Người nổi tiếng
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ra Quyết định điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung thị trấn Triệu Sơn, thị trấn Cẩm Thủy, thị trấn Hậu Lộc và thị trấn Vạn Hà

Thị trấn Triệu Sơn được quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của 4 đơn vị hành chính: Thị trấn Triệu Sơn, xã Minh Dân, xã Minh Sơn, xã Minh Châu và một phần các xã Dân Lực, Dân Quyền, ranh giới cụ thể như sau: Phía Bắc giáp Quốc lộ 47, xã Dân Lực và xã Dân Quyền; Phía Đông giáp xã Dân Lý; Phía Tây giáp xã Thọ Tân và xã Hợp Thắng; Phía Nam giáp xã Hợp Thắng, xã An Nông và xã Đồng Tiến. Tổng dân số hiện trạng khu vực lập quy hoạch khoảng 20.544 người. Dự báo tổng dân số đến năm 2030 khoảng 27.000 người. Tổng diện tích nghiên cứu lập điều chỉnh, mở rộng quy hoạch thị trấn Triệu Sơn khoảng 1.716,4 ha

Phạm vi lập điều chỉnh quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên thị trấn Cẩm Thủy hiện nay và các xã Cẩm Phong, Cẩm Sơn. Quy mô dân số khoảng 25.000 người, diện tích quy hoạch khoảng 3,441,98ha, thị trấn Cẩm Thủy là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của huyện Cẩm Thủy, là đầu mối giao thương, dịch vụ vận tải, dịch vụ du lịch của khu vực Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa.

Phạm vi ranh giới và quy mô lập quy hoạch thị trấn Vạn Hà bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên thị trấn Vạn Hà hiện nay và các xã: Thiệu Đô, Thiệu Phú; giới hạn cụ thể gồm: Phía Bắc giáp xã Thiệu Long, Thiệu Công; Phía Nam giáp xã Thiệu Trung huyện Thiệu Hóa và xã Đông Thanh huyện Đông Sơn; Phía Tây giáp xã Thiệu Phúc, Thiệu Vận; Phía Đông giáp xã Thiệu Nguyên, Thiệu Châu, Thiệu Duy. Sau khi được điều chỉnh mở rộng, quy mô dân số của thị trấn dự báo đến năm 2025 sẽ có khoảng 37.500 người; và đến năm 2030 sẽ tăng lên khoảng 43.000 người.

Thị trấn Hậu Lộc, huyện Hậu Lộc đến năm 2035 sẽ mở rộng quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích của Thị trấn Hậu Lộc, các xã Lộc Tân, Thịnh Lộc, Xuân Lộc và thôn Phú Thịnh, xã Phú Lộc với tổng diện tích lập điều chỉnh Quy hoạch chung là 1.458ha. Trong đó, diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 450ha - 600ha; Đất đơn vị ở là 45 - 50m2/người; Đất giao thông 13 - 18%(so với đất xây dựng đô thị); Đất công trình công cộng 5 - 8m2/người; Đất cây xanh, TDTT là 8 - 10m2/người. Về quy mô dân số, hiện nay khoảng 18.404 người, dân số dự báo đến năm 2035 sẽ khoảng 26.000 người.
 
Last edited:

Thanh Hoang

Thành viên tích cực
Tản mạn câu chuyện sáp nhập:
Nhà em quê Đông Sơn. Vốn dĩ Đông Sơn là tên núi, tên làng, nay vẫn là làng cổ. Thời Trần mới đem tên ấy đặt thành tên huyện. Huyện Đông Sơn vốn đất rộng, nhưng quá trình lớn mạnh của đô thị tỉnh lỵ Thanh Hóa cũng là quá trình thu hẹp địa giới huyện Đông Sơn. Từ năm 1963, làng cổ Đông Sơn không còn thuộc huyện Đông Sơn. Cho nên, nghe tin sắp tới huyện ĐS sáp nhập toàn bộ vào TP Thanh Hóa và đổi thành TP Đông Sơn thì các bạn thành phố cũng đừng vội bất bình.
Về vụ sáp nhập ĐVHC cấp xã, huyện ĐS nhà em có 14 xã cùng tt Rừng Thông. TT RT cùng với tt Nông Cống nhanh chân mở rộng từ năm 2014 nên diện tích và dân số khá lớn, không phải sáp nhập. Trong 14 xã còn lại, có 2 xã không đủ 50 % tiêu chí diện tích và dân số nên phải/bị sáp nhập, là Đông Anh và Đông Khê.
Ban đầu, có phương án sáp nhập xã Đ.Anh vào tt R.Thông, nhưng vì R.Thông sẽ thành phường sau khi ĐS sáp nhập về TP nên R.Thông không cần diện tích, dân số quá lớn của 1 thị trấn trung tâm vùng.
Phương án tiếp theo là sáp nhập vào xã Đ.Minh, cũng hay vì 2 xã vốn gắn bó, một phần dân cư sống gần nhau. Việc sáp nhập với các xã giáp ranh còn lại là Đ.Thịnh (phía đông nam), Đ.Thanh (phía bắc), Đ.Khê (phía tây) gần như là không thể vì diện tích tiếp giáp ít và hoàn toàn là đồng ruộng, không kết nối giao thông.
Phương án 3 là sáp nhập Đ.Anh, Đ.Minh, Đ.Khê, 3 xã nhỏ nhất huyện thành Một. P.A tưởng như thuận tiện nhất: gọn nhẹ, số lượng xã xáo trộn ít nhất nhưng lại khó khả thi: dân Đ.Minh không thích tên dự kiến là Thanh Khê vì không có chữ "Minh", dân Đ.Khê thì không thích vị trí trung tâm xã mới (gần như hiển nhiên) của Đ.Minh (vốn dĩ ngay gần đây Đ.Khê vẫn trong lộ trình tiến lên thành lập thị trấn).
Vậy là nảy ra P.A sáp nhập Đ.Anh và Đ.Khê (https://truyenhinhthanhhoa.vn/tin-tuc/xa-hoi/201904/cac-dia-phuong-hoan-thanh-phuong-an-sap-xep-don-vi-hanh-chinh-cap-xa-8195160/ ). 2 xã chỉ có gần 400m ranh giới là đồng ruộng trũng, dù cùng trên trục QL 47 nhưng nối nhau bằng gần 2km quốc lộ thuộc địa phận xã Đ.Minh. Nhìn trên bản đồ giống như 2 con chuồn chuồn gườm nhau chứ không phải ôm nhau, hehe. Điểm gần gũi nhất là khá nhiều gia đình có thành phần chồng Đ.Anh-vợ Đ.Khê.
Ở Hà Trung, Hoằng Hóa, các xã sáp nhập nói chung hồi sau CMT8 là cùng xã lớn nên khá thuận lợi. Trường hợp Đ.Anh với Đ.Khê trước nay khác tổng, khác xã cũ, lại cách biệt địa dư, cho nên dù dân nơi đây vốn có tiếng là "thuần", thì việc sáp nhập liệu có thành công và bền vững?
Nhìn trên bản đồ thì khó thật! Đông Anh và Đông Khê tuy giáp nhau nhưng ngắn. Nếu đi quốc lộ 47 lại phải qua Đông Minh. Chắc sau khi sáp nhập, nên làm cho họ con đường liên thôn nối 2 xã cũ mà không cần đi qua quốc lộ. Bản đồ xã mới nhìn dài như tỉnh Kiên Giang, hay Quảng Ninh, hoặc nhìn như bản đồ nước ta
400px-Khu_vực_Dân_ca_Đông_Anh,_Việt_Nam_(Dong_Anh_folk_music_and_dance_area).PNG
 
Last edited:

Hungda

Người nổi tiếng
Nhìn trên bản đồ thì khó thật! Đông Anh và Đông Khê tuy giáp nhau nhưng ngắn. Nếu đi quốc lộ 47 lại phải qua Đông Minh. Chắc sau khi sáp nhập, nên làm cho họ con đường liên thôn nối 2 xã cũ mà không cần đi qua quốc lộ. Bản đồ xã mới nhìn dài như tỉnh Kiên Giang, hay Quảng Ninh, hoặc nhìn như bản đồ nước taView attachment 835
Khu vực giáp ranh là đồng trũng không có dân cư, về cơ bản nếu làm đường liên thôn thì đi xa hơn là đi theo QL 47 ^^
 

Facebook Comment

Chủ đề được quan tâm nhất

Top