• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa lý giải về mục tiêu không hoàn thành
Thứ Tư, ngày 1/1/2020 - 20:17
Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa lý giải về mục tiêu không hoàn thành
(PLO)- Tăng trưởng kinh tế của Thanh Hóa cao nhất từ trước đến nay với con số ấn tượng 17,15%, tuy nhiên vẫn không hoàn thành mục tiêu đề ra là 20%
Thông tin nói trên được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, ông Nguyễn Đình Xứng, cho biết tại buổi họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa năm 2019 vào chiều 31-12. Theo ông Xứng, dù đạt kết quả tăng trưởng kinh tế cao nhưng vẫn không hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đề ra về tốc độ tăng trưởng và bình quân thu nhập đầu người tính đến chiều 31-12.
Theo ông Xứng lý giải, việc xây dựng chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) căn cứ vào dự báo kế hoạch sản phẩm của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã được đưa vào vận hành nhưng trong năm 2019, sản phẩm của nhà máy này đạt thấp hơn so với kế hoạch đề ra là 6,4 triệu tấn sản phẩm. Tuy nhiên, thực tế chỉ đạt được khoảng 5,4 triệu tấn trong năm 2016, điều này cũng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tỉnh Thanh Hóa.
Cũng theo ông Xứng, Thanh Hóa với nền kinh tế truyền thống chỉ chiếm khoảng 8,7%, trong khi đó Lọc hóa dầu Nghi Sơn lại chiếm tỉ trọng rất lớn, vì thế khi tụt đi khoảng 1 triệu tấn sản phẩm thì kéo theo sụt giảm tăng trưởng chỉ đạt 17,15%, trong khi đó thu nhập bình quân đầu người cũng giảm theo.
Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa lý giải về mục tiêu không hoàn thành - ảnh 1
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, ông Nguyễn Đình Xứng, nói về mục tiêu không hoàn thành của Thanh Hóa tại buổi họp báo. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Ngoài việc lý giải về mục tiêu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đề ra không hoàn thành, ông Xứng thông tin thêm đến chiều 31-12, qua báo cáo của Cục Thuế và Hải quan Thanh Hóa thì thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt khoảng 28.300 tỉ đồng.
Ông Xứng thông tin: Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì Thanh Hóa sẽ vượt mục tiêu của nhiệm kỳ đại hội đặt ra là 12%. Hiện Thanh Hóa là tỉnh tăng trưởng ở tốp cao nhất của cả nước, vào năm 2020 sẽ là 12,5%.
 

Ratlachoiboi

Người nổi tiếng
Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa lý giải về mục tiêu không hoàn thành
Thứ Tư, ngày 1/1/2020 - 20:17
Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa lý giải về mục tiêu không hoàn thành
(PLO)- Tăng trưởng kinh tế của Thanh Hóa cao nhất từ trước đến nay với con số ấn tượng 17,15%, tuy nhiên vẫn không hoàn thành mục tiêu đề ra là 20%
Thông tin nói trên được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, ông Nguyễn Đình Xứng, cho biết tại buổi họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa năm 2019 vào chiều 31-12. Theo ông Xứng, dù đạt kết quả tăng trưởng kinh tế cao nhưng vẫn không hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đề ra về tốc độ tăng trưởng và bình quân thu nhập đầu người tính đến chiều 31-12.
Theo ông Xứng lý giải, việc xây dựng chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) căn cứ vào dự báo kế hoạch sản phẩm của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã được đưa vào vận hành nhưng trong năm 2019, sản phẩm của nhà máy này đạt thấp hơn so với kế hoạch đề ra là 6,4 triệu tấn sản phẩm. Tuy nhiên, thực tế chỉ đạt được khoảng 5,4 triệu tấn trong năm 2016, điều này cũng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tỉnh Thanh Hóa.
Cũng theo ông Xứng, Thanh Hóa với nền kinh tế truyền thống chỉ chiếm khoảng 8,7%, trong khi đó Lọc hóa dầu Nghi Sơn lại chiếm tỉ trọng rất lớn, vì thế khi tụt đi khoảng 1 triệu tấn sản phẩm thì kéo theo sụt giảm tăng trưởng chỉ đạt 17,15%, trong khi đó thu nhập bình quân đầu người cũng giảm theo.
Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa lý giải về mục tiêu không hoàn thành - ảnh 1
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, ông Nguyễn Đình Xứng, nói về mục tiêu không hoàn thành của Thanh Hóa tại buổi họp báo. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Ngoài việc lý giải về mục tiêu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đề ra không hoàn thành, ông Xứng thông tin thêm đến chiều 31-12, qua báo cáo của Cục Thuế và Hải quan Thanh Hóa thì thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt khoảng 28.300 tỉ đồng.
Ông Xứng thông tin: Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì Thanh Hóa sẽ vượt mục tiêu của nhiệm kỳ đại hội đặt ra là 12%. Hiện Thanh Hóa là tỉnh tăng trưởng ở tốp cao nhất của cả nước, vào năm 2020 sẽ là 12,5%.
Tăng trưởng khi không có lọc dầu cũng chỉ quanh quẩn 9-10% nay bắt đầu phụ thuộc vào nó chỉ cần hoạt động cầm chừng khéo lại tăng trưởng âm như Bắc Ninh chứ không đùa. Cần phải thêm nhiều nhà máy phụ trợ, sau lọc dầu thì mới ổn được. Muốn quy mô nền kinh tế đạt 50 tỷ USD vào năm 2030 thì trung bình mỗi năm phải tăng cỡ 20%. Sau lọc dầu chưa thấy thêm dự án động lực nào nữa sợ là khó thực hiện
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tăng trưởng khi không có lọc dầu cũng chỉ quanh quẩn 9-10% nay bắt đầu phụ thuộc vào nó chỉ cần hoạt động cầm chừng khéo lại tăng trưởng âm như Bắc Ninh chứ không đùa. Cần phải thêm nhiều nhà máy phụ trợ, sau lọc dầu thì mới ổn được. Muốn quy mô nền kinh tế đạt 50 tỷ USD vào năm 2030 thì trung bình mỗi năm phải tăng cỡ 20%. Sau lọc dầu chưa thấy thêm dự án động lực nào nữa sợ là khó thực hiện
Ko có dự án động lực là tăng trưởng âm như Vĩnh phúc, hà tĩnh, bắc Ninh đã từng chứ ko đùa
 

minhcan

Người nổi tiếng
K rõ tình hình nhiệt điện ở nghi sơn thế nào các a
Thấy lăn tăn quá
 
N

New city

Khách vãng lai
K rõ tình hình nhiệt điện ở nghi sơn thế nào các a
Thấy lăn tăn quá
Vào đọc thấy chữ Tàu Cộng là hiểu bài viết 1 chiều rồi :
Nhiệt điện Nghi Sơn chẳng có gì phải lăn tăn.
NHỮNG NGỘ NHẬN VỀ NHIỆT ĐIỆN THAN

Đúng là nhiệt điện than là một trong những nguồn chính gây ô nhiễm không khí, là nguồn chính gây biến đổi khí hậu toàn cầu, cần phải có lộ trình thay thế bằng năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng sạch khác.

Thế nhưng cả báo chí, truyền thông và mạng xã hội Việt Nam cũng như rất nhiều cá nhân đang có nhiều ngộ nhận về nhiệt điện than. Những ngộ nhận về nhiệt điện than có thể kể như sau:

  1. Cả thế giới đang từ bỏ nhiệt điện than
  2. Trung Quốc đã đóng cửa và giảm mạnh điện than
  3. Các nước Âu, Mỹ, Úc, Nhật Bản không còn xây dựng mới nhiệt điện than
  4. Nhiệt điện than của Việt Nam nhiều hơn các nước Âu, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc...
NGỘ NHẬN 1: CẢ THẾ GIỚI ĐANG TỪ BỎ NHIỆT ĐIỆN THAN

Đúng là cả thế giới đang có mong muốn từ bỏ nhiệt điện than, minh chứng là hiệp định Paris về biến đổi khí hậu toàn cầu. Thế nhưng thực tế là 3 cường quốc lớn, có công suất điện than lớn nhất thế giới là Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ không hề từ bỏ điện than. Mỹ đã rút khỏi hiệp định Paris, còn Trung Quốc và Ấn Độ vẫn là 2 quốc gia đang xây mới nhiều nhất các nhà máy nhiệt điện than.

Tổng số nhà máy nhiệt điện than đang xây và chuẩn bị xây mới trên toàn cầu là 1.600 nhà máy. Bất ngờ là trong số các nước xây mới nhiều nhiệt điện than, ngoài Trung Quốc, Ấn Độ có cả Nhật Bản (45 nhà máy), Hàn Quốc (26) và EU (27).

NGỘ NHẬN 2: TRUNG QUỐC ĐÃ ĐÓNG CỬA NHIỆT ĐIỆN THAN

Đúng là Trung Quốc đã đóng cửa một số nhà máy nhiệt điện than nhỏ, công suất thấp, công nghệ lạc hậu, nhưng đồng thời Trung Quốc vẫn đang xây mới rất nhiều các nhà máy nhiệt điện than. Trong vòng 10 năm tới số nhà máy nhiệt điện than xây mới của Trung Quốc chiến gần 50% tổng số nhà máy nhiệt điện than xây mới trên toàn thế giới.

Theo kế hoạch Trung Quốc sẽ xây mới cỡ 1.171 nhà máy nhiệt điện than, với tổng công suất lên đến 121GW. Hãy tưởng tượng riêng số xây mới nhiệt điện than này của Trung Quốc đã gấp 2.2 lần tổng công suất điện của Việt Nam và gấp 7 lần tổng công suất nhiệt điện than của Việt Nam.

NGỘ NHẬN 3: CÁC NƯỚC ÂU MỸ, NHẬT BẢN KHÔNG CÒN XÂY MỚI NHIỆT ĐIỆN THAN

Thực tế là rất nhiều nước Âu, Mỹ vẫn tiếp tục xây mới các nhà máy nhiệt điện than. Theo kế hoạch số nhà máy nhiệt điện than xây mới của EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ lần lượt là 27, 45, 26 và 93 nhà máy.

Trong giai đoạn 2010-2019, các nhà máy nhiệt điện than xây mới của Nhật Bản có công suất là 8.7GW, của Hàn Quốc là 5.2GW, của Ba Lan là 3.3GW.

NGỘ NHẬN 4: NHIỆT ĐIỆN THAN CỦA VIỆT NAM NHIỀU HƠN CÁC NƯỚC ÂU MỸ, NHẬT BẢN, ÚC

Thực tế là tổng công suất nhiệt điện than của Việt Nam là 17.5GW, ít hơn Đài Loan (18.6GW), Thổ Nhĩ Kỳ (19.8GW), Úc (24.4GW), Ba Lan (30.0GW), Hàn Quốc (37.6GW), Nhật Bản (45.5GW), Đức (45.6GW), Mỹ (254.3GW).

Tính về tỷ trọng nhiệt điện than trên tổng điện quốc gia của Việt Nam là 35% (tính cuối 2019 sau khi một loạt nhà máy điện năng lượng mặt trời đưa vào khai thác). Thật bất ngời là tỷ trọng nhiệt điện than của Úc lại lên đến 61.3%, Ba Lan là 78.8%, Nam Phi là 87.7%, Hàn Quốc là 46.3%, Đài Loan là 46.8%. Đức là nước được ca tụng như một quốc gia năng lượng sạch (điện gió và điện năng lượng mặt trời) thì nhiệt điện than vẫn chiếm 37% (tương đương Việt Nam).

Thật bất ngờ là lượng tiêu thụ điện than trên đầu người của Việt Nam chỉ gần bằng 1/3 của Úc và Đức, gần bằng 1/4 của Nhật Bản, gần bằng 1/5 của Mỹ và Ba Lan.

VĨ THANH

Đúng là Việt Nam chúng ta cần giảm nhiệt điện than, đẩy mạnh điện gió và điện năng lượng mặt trời, thế nhưng muốn làm bất cứ việc gì thì việc đầu tiên phải có thông tin thật chính xác, không thể tù mù và ngộ nhận như trên được.

Tin vui là năm 2019 lượng điện gió và điện năng lượng mặt trời mới của Việt Nam lên đến 4GW, gấp đôi công xuất của nhiệt điện than mới (Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 và 4E), nâng tỷ trọng điện mặt trời và điện gió lên 9.7%.

PS: Tổng hợp từ các nguồn quốc tế Wired, Carbonbrief, Visualcapitalist.... (bạn nào quan tâm tôi gửi link và dữ liệu chi tiết).

======
Các bác quan tâm vào fb chính chủ đòi link nhé, em chỉ share cho amh em tham khảo thui: https://www.facebook.com/caobao.do.90

=========
Bổ sung thêm ý kiến của bác Họa Long ở comment bên dưới:

Ngộ nhận 5: Điện hạt nhân có thể thay thế điện than. Thực tế hoàn toàn không phải. Công suất của điện hạt nhân rất lớn nhưng lớn là so về tỷ lệ vật liệu làm nhiên liệu và năng lượng sản sinh ra. Chứ không phải so về năng lương sản sinh ra giữa 2 loại hạt nhân và than. Nhiệt điện hiện nay vẫn là nguồn năng lượng chính ở bất cứ đâu trên thế giới chứ không phải hạt nhân. Ví dụ ở Mỹ, năng lượng từ điện than chiếm trên 30% tổng cung năng lượng cả nước Mỹ, trong khi đó điện hạt nhân chiếm hơn 20%. Xin phép đính chính thông tin ở bài trên, EU, Nhật, Hàn, Bắc Âu vẫn xây mới nhà máy nhiệt điện than, (Bắc Âu còn có cả nhiệt điện rác), nhưng Mỹ thì không. Mỹ là cường quốc hạt nhân, trong vòng 20 năm qua tổng cung năng lượng cả nước Mỹ có nhiều sự thay đổi. Điện than từ cung 50% của những năm 2005 đổ về trước giờ đã giảm chỉ còn 30% và tiếp tục giảm. Điện hạt nhân thì đang tăng lên với nhiều cải tiến đến từ các thế hệ lò SMRs. Nhưng để thay thế hoàn toàn Thuỷ điện và Nhiệt điện thì còn phải vài thập kỷ nữa. Tại sao Mỹ lại khác EU? Đơn giản vì nó là cường quốc hạt nhân, nó đầu tư vào công nghệ hạt nhân. Còn EU thì không nên EU hay Bắc Âu lại đầu tư vào công nghệ xử lý khí thải điện than, và vì thế các lò điện than vẫn tiếp tục ra đời, bài viết nói Mỹ xây mới điện than là không chính xác, EU Nhật Hàn Trung Quốc thì đúng rồi. Trên thế giới hiện nay thì nhiệt điện, năng lượng hoá thạch vẫn đứng đầu về sản sinh năng lượng, kế đến là tranh chấp giữa thuỷ điện và hạt nhân, sau cùng là điện gió làm cho vui (không ai làm điện gió để cung năng lượng cho New York cả, gió đấy chắc phải ngang gió sao Mộc).

Ngộ nhận 6: Điện hạt nhân sạch hơn điện than. Chắc người ta quên mất điện hạt nhân sản sinh ra rác thải hạt nhân. Rác thải hạt nhân chủ yếu là nước làm mát lò phản ứng. Nước này sau khi làm mát lò phản ứng trở thành nước nhiễm xạ. Đổ ra môi trường vô cùng độc hại. Mà công nghệ xử lý ở thời điểm hiện tại chưa thể xử lý triệt để. Nhà nước ta dừng dự án điện hạt nhân vừa qua là có tính toán. Xây dựng thì thừa sức nhưng nuôi thì tốn kém đặc biệt trong khoản xử lý rác thải phóng xạ. Nó cũng khó có thể thay thế các nguồn năng lượng chính tại Việt Nam hiện nay là nhiệt và thuỷ điện chỉ với quy mô 2-3 lò như vậy.

Ngộ nhận 7: Lựa chọn điện than, năng lượng hoá thạch là phải chấp nhận ô nhiễm không khí. Đây là ngộ nhận điển hình của các bạn ủng hộ điện than, nhưng nó đi ngược lại với chủ trương phát triển bền vững của nhà nước ta! Trái với công nghệ xử lý thải phóng xạ còn chưa tới nơi, thì công nghệ xử lý khí thải nhiệt điện giờ đã rất cao cấp rồi. Đó là thứ mà Việt Nam ta nên đầu tư vào, chi phí có thể cao nhưng đảm bảo phát triển bền vững. (Đứa nào dám nói nhà nước ta đề ra phương hướng phát triển bền vững là tiêu chuẩn kép vừa cá vừa thép tát vỡ mồm ngay). Điện than chắc chắn chưa thể thay thế được trong 30 năm tới nhưng công nghệ xử lý khí thải thì chắc chắn đã, đang và sẽ được nâng cấp rất nhiều rồi. Điện hạt nhân thì Việt Nam cứ đợi cho công nghệ thế giới hoàn thiện rồi ta đứng trên vai người khổng lồ mà bỏ tiền ra hưởng thôi, ham hố sớm rồi nó lại thử nghiệm hàng mới trên đất của ta thì chỉ có dân ta chịu nếu có sự cố.
 

minhcan

Người nổi tiếng
Vào đọc thấy chữ Tàu Cộng là hiểu bài viết 1 chiều rồi :
Nhiệt điện Nghi Sơn chẳng có gì phải lăn tăn.
NHỮNG NGỘ NHẬN VỀ NHIỆT ĐIỆN THAN

Đúng là nhiệt điện than là một trong những nguồn chính gây ô nhiễm không khí, là nguồn chính gây biến đổi khí hậu toàn cầu, cần phải có lộ trình thay thế bằng năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng sạch khác.

Thế nhưng cả báo chí, truyền thông và mạng xã hội Việt Nam cũng như rất nhiều cá nhân đang có nhiều ngộ nhận về nhiệt điện than. Những ngộ nhận về nhiệt điện than có thể kể như sau:

  1. Cả thế giới đang từ bỏ nhiệt điện than
  2. Trung Quốc đã đóng cửa và giảm mạnh điện than
  3. Các nước Âu, Mỹ, Úc, Nhật Bản không còn xây dựng mới nhiệt điện than
  4. Nhiệt điện than của Việt Nam nhiều hơn các nước Âu, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc...
NGỘ NHẬN 1: CẢ THẾ GIỚI ĐANG TỪ BỎ NHIỆT ĐIỆN THAN

Đúng là cả thế giới đang có mong muốn từ bỏ nhiệt điện than, minh chứng là hiệp định Paris về biến đổi khí hậu toàn cầu. Thế nhưng thực tế là 3 cường quốc lớn, có công suất điện than lớn nhất thế giới là Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ không hề từ bỏ điện than. Mỹ đã rút khỏi hiệp định Paris, còn Trung Quốc và Ấn Độ vẫn là 2 quốc gia đang xây mới nhiều nhất các nhà máy nhiệt điện than.

Tổng số nhà máy nhiệt điện than đang xây và chuẩn bị xây mới trên toàn cầu là 1.600 nhà máy. Bất ngờ là trong số các nước xây mới nhiều nhiệt điện than, ngoài Trung Quốc, Ấn Độ có cả Nhật Bản (45 nhà máy), Hàn Quốc (26) và EU (27).

NGỘ NHẬN 2: TRUNG QUỐC ĐÃ ĐÓNG CỬA NHIỆT ĐIỆN THAN

Đúng là Trung Quốc đã đóng cửa một số nhà máy nhiệt điện than nhỏ, công suất thấp, công nghệ lạc hậu, nhưng đồng thời Trung Quốc vẫn đang xây mới rất nhiều các nhà máy nhiệt điện than. Trong vòng 10 năm tới số nhà máy nhiệt điện than xây mới của Trung Quốc chiến gần 50% tổng số nhà máy nhiệt điện than xây mới trên toàn thế giới.

Theo kế hoạch Trung Quốc sẽ xây mới cỡ 1.171 nhà máy nhiệt điện than, với tổng công suất lên đến 121GW. Hãy tưởng tượng riêng số xây mới nhiệt điện than này của Trung Quốc đã gấp 2.2 lần tổng công suất điện của Việt Nam và gấp 7 lần tổng công suất nhiệt điện than của Việt Nam.

NGỘ NHẬN 3: CÁC NƯỚC ÂU MỸ, NHẬT BẢN KHÔNG CÒN XÂY MỚI NHIỆT ĐIỆN THAN

Thực tế là rất nhiều nước Âu, Mỹ vẫn tiếp tục xây mới các nhà máy nhiệt điện than. Theo kế hoạch số nhà máy nhiệt điện than xây mới của EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ lần lượt là 27, 45, 26 và 93 nhà máy.

Trong giai đoạn 2010-2019, các nhà máy nhiệt điện than xây mới của Nhật Bản có công suất là 8.7GW, của Hàn Quốc là 5.2GW, của Ba Lan là 3.3GW.

NGỘ NHẬN 4: NHIỆT ĐIỆN THAN CỦA VIỆT NAM NHIỀU HƠN CÁC NƯỚC ÂU MỸ, NHẬT BẢN, ÚC

Thực tế là tổng công suất nhiệt điện than của Việt Nam là 17.5GW, ít hơn Đài Loan (18.6GW), Thổ Nhĩ Kỳ (19.8GW), Úc (24.4GW), Ba Lan (30.0GW), Hàn Quốc (37.6GW), Nhật Bản (45.5GW), Đức (45.6GW), Mỹ (254.3GW).

Tính về tỷ trọng nhiệt điện than trên tổng điện quốc gia của Việt Nam là 35% (tính cuối 2019 sau khi một loạt nhà máy điện năng lượng mặt trời đưa vào khai thác). Thật bất ngời là tỷ trọng nhiệt điện than của Úc lại lên đến 61.3%, Ba Lan là 78.8%, Nam Phi là 87.7%, Hàn Quốc là 46.3%, Đài Loan là 46.8%. Đức là nước được ca tụng như một quốc gia năng lượng sạch (điện gió và điện năng lượng mặt trời) thì nhiệt điện than vẫn chiếm 37% (tương đương Việt Nam).

Thật bất ngờ là lượng tiêu thụ điện than trên đầu người của Việt Nam chỉ gần bằng 1/3 của Úc và Đức, gần bằng 1/4 của Nhật Bản, gần bằng 1/5 của Mỹ và Ba Lan.

VĨ THANH

Đúng là Việt Nam chúng ta cần giảm nhiệt điện than, đẩy mạnh điện gió và điện năng lượng mặt trời, thế nhưng muốn làm bất cứ việc gì thì việc đầu tiên phải có thông tin thật chính xác, không thể tù mù và ngộ nhận như trên được.

Tin vui là năm 2019 lượng điện gió và điện năng lượng mặt trời mới của Việt Nam lên đến 4GW, gấp đôi công xuất của nhiệt điện than mới (Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 và 4E), nâng tỷ trọng điện mặt trời và điện gió lên 9.7%.

PS: Tổng hợp từ các nguồn quốc tế Wired, Carbonbrief, Visualcapitalist.... (bạn nào quan tâm tôi gửi link và dữ liệu chi tiết).

======
Các bác quan tâm vào fb chính chủ đòi link nhé, em chỉ share cho amh em tham khảo thui: https://www.facebook.com/caobao.do.90

=========
Bổ sung thêm ý kiến của bác Họa Long ở comment bên dưới:

Ngộ nhận 5: Điện hạt nhân có thể thay thế điện than. Thực tế hoàn toàn không phải. Công suất của điện hạt nhân rất lớn nhưng lớn là so về tỷ lệ vật liệu làm nhiên liệu và năng lượng sản sinh ra. Chứ không phải so về năng lương sản sinh ra giữa 2 loại hạt nhân và than. Nhiệt điện hiện nay vẫn là nguồn năng lượng chính ở bất cứ đâu trên thế giới chứ không phải hạt nhân. Ví dụ ở Mỹ, năng lượng từ điện than chiếm trên 30% tổng cung năng lượng cả nước Mỹ, trong khi đó điện hạt nhân chiếm hơn 20%. Xin phép đính chính thông tin ở bài trên, EU, Nhật, Hàn, Bắc Âu vẫn xây mới nhà máy nhiệt điện than, (Bắc Âu còn có cả nhiệt điện rác), nhưng Mỹ thì không. Mỹ là cường quốc hạt nhân, trong vòng 20 năm qua tổng cung năng lượng cả nước Mỹ có nhiều sự thay đổi. Điện than từ cung 50% của những năm 2005 đổ về trước giờ đã giảm chỉ còn 30% và tiếp tục giảm. Điện hạt nhân thì đang tăng lên với nhiều cải tiến đến từ các thế hệ lò SMRs. Nhưng để thay thế hoàn toàn Thuỷ điện và Nhiệt điện thì còn phải vài thập kỷ nữa. Tại sao Mỹ lại khác EU? Đơn giản vì nó là cường quốc hạt nhân, nó đầu tư vào công nghệ hạt nhân. Còn EU thì không nên EU hay Bắc Âu lại đầu tư vào công nghệ xử lý khí thải điện than, và vì thế các lò điện than vẫn tiếp tục ra đời, bài viết nói Mỹ xây mới điện than là không chính xác, EU Nhật Hàn Trung Quốc thì đúng rồi. Trên thế giới hiện nay thì nhiệt điện, năng lượng hoá thạch vẫn đứng đầu về sản sinh năng lượng, kế đến là tranh chấp giữa thuỷ điện và hạt nhân, sau cùng là điện gió làm cho vui (không ai làm điện gió để cung năng lượng cho New York cả, gió đấy chắc phải ngang gió sao Mộc).

Ngộ nhận 6: Điện hạt nhân sạch hơn điện than. Chắc người ta quên mất điện hạt nhân sản sinh ra rác thải hạt nhân. Rác thải hạt nhân chủ yếu là nước làm mát lò phản ứng. Nước này sau khi làm mát lò phản ứng trở thành nước nhiễm xạ. Đổ ra môi trường vô cùng độc hại. Mà công nghệ xử lý ở thời điểm hiện tại chưa thể xử lý triệt để. Nhà nước ta dừng dự án điện hạt nhân vừa qua là có tính toán. Xây dựng thì thừa sức nhưng nuôi thì tốn kém đặc biệt trong khoản xử lý rác thải phóng xạ. Nó cũng khó có thể thay thế các nguồn năng lượng chính tại Việt Nam hiện nay là nhiệt và thuỷ điện chỉ với quy mô 2-3 lò như vậy.

Ngộ nhận 7: Lựa chọn điện than, năng lượng hoá thạch là phải chấp nhận ô nhiễm không khí. Đây là ngộ nhận điển hình của các bạn ủng hộ điện than, nhưng nó đi ngược lại với chủ trương phát triển bền vững của nhà nước ta! Trái với công nghệ xử lý thải phóng xạ còn chưa tới nơi, thì công nghệ xử lý khí thải nhiệt điện giờ đã rất cao cấp rồi. Đó là thứ mà Việt Nam ta nên đầu tư vào, chi phí có thể cao nhưng đảm bảo phát triển bền vững. (Đứa nào dám nói nhà nước ta đề ra phương hướng phát triển bền vững là tiêu chuẩn kép vừa cá vừa thép tát vỡ mồm ngay). Điện than chắc chắn chưa thể thay thế được trong 30 năm tới nhưng công nghệ xử lý khí thải thì chắc chắn đã, đang và sẽ được nâng cấp rất nhiều rồi. Điện hạt nhân thì Việt Nam cứ đợi cho công nghệ thế giới hoàn thiện rồi ta đứng trên vai người khổng lồ mà bỏ tiền ra hưởng thôi, ham hố sớm rồi nó lại thử nghiệm hàng mới trên đất của ta thì chỉ có dân ta chịu nếu có sự cố.
Cảm ơn bác vì bài viết hữu ích
Bác cho hỏi nhiệt điện ở vn nói chung và thanh hoá nói riêng đã đang và sẽ dùng công nghệ ít ôi nhiễm chứ
Kinh tế ai cũng muốn nhưng nghèo tí mà ở sạch vẫn sướng
Cứ nhìn vụ fomosa mà lại sợ nghi sơn thành 1 nơi ô nhiễm
 
N

New city

Khách vãng lai
Cảm ơn bác vì bài viết hữu ích
Bác cho hỏi nhiệt điện ở vn nói chung và thanh hoá nói riêng đã đang và sẽ dùng công nghệ ít ôi nhiễm chứ
Kinh tế ai cũng muốn nhưng nghèo tí mà ở sạch vẫn sướng
Cứ nhìn vụ fomosa mà lại sợ nghi sơn thành 1 nơi ô nhiễm
Nói chung là đất nước nào cũng phải trải qua quá trình này ! Dù có làm loại điện gì đi chăng nữa thì cũng tiềm ẩn rủi do cả thôi bác. Quan trọng là chính phủ và người dân chấp nhận được rủi do ở mức nào. ( CP cần tính cả rủi do lên nền kinh tế nữa ) Biết đâu chờ thêm chút nữa ta lại có thể sử dụng năng lượng tái tạo sạch với hiệu suất cao của công ty tỷ phú Bill Gate vừa nghiên cứu mà bỏ qua những rủi do của điện HN - Công nghệ thay đổi CS nhanh lắm !
 

Anhds

Người nổi tiếng
Tòa CT2 Xuân Mai nâng từ 24 lên 25 tầng
Ko phải đâu, Mà toà CT2 và có thể cả CT3 họ thay đổi công năng, từ căn hộ thông thường thành penhouse nên tầng trên cùng phải xây cao hơn thôi.
Bác có hứng thú với căn hộ sang trọng pen house thì liên hệ em. Rất đẵng cấp đó bác
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Năm 2019, tổng thu tính cân đối ngân sách đạt 19.264 tỷ đồng, đạt 134,3% dự toán Bộ Tài chính giao; 123,9% dự toán UBND tỉnh giao, bằng 116,6% so với cùng kỳ năm 2018; trừ tiền sử dụng đất và xổ số kiến thiết thu ngân sách Nhà nước (NSNN) là 12.597 tỷ đồng, đạt 109,3% dự toán Bộ Tài chính và UBND tỉnh giao, bằng 119,3% so với cùng kỳ. Có 15/18 lĩnh vực, sắc thuế thu vượt mức dự toán. Trong đó, có một số lĩnh vực thu đạt cao, như: Tiền thuê đất 485,1%; tiền sử dụng đất 237,5% dự toán Bộ Tài chính và 166,2% dự toán UBND tỉnh giao; thu cấp quyền khai thác khoáng sản 218,2%; thu cố định tại xã 154,3%; xổ số kiến thiết 153,3%; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 140,2%...
PS: thu nội địa ( của Cục Thuế Thanh Hoá thu)năm nay hơn 19.000 tỷ, như vậy thì xuất nhập khẩu+ số thu của Lọc dầu Nghi Sơn là hơn 8000 tỷ
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Sang năm chắc chắn thu nội địa sẽ trên 20.000 tỷ!
Tốc độ phát triển bất động sản cũng đang rất tốt
Dịch vụ cũng đang phát triển mạnh
Chẳng có cái cớ gì mà thu nội địa của cả tỉnh Thanh Hoá lại phải thua một vùng đất bé tẹo như Đà Nẵng!
2020, tổng thu sẽ trên 30.000 tỷ!
Một thành tựu cực lớn mà phải rất lâu nữa mới có một tỉnh Bắc Trung bộ thứ 2 làm được
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Năm 2020 được xác định là năm quan trọng, là năm phải hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch nhiệm kỳ 2015 – 2020 và lãnh, chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội chi bộ, Đảng bộ cơ sở và Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI,nhiệm kỳ 2020 – 2025. Thành phố thống nhất thông qua 22 chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội năm 2020. Cụ thể: Tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 18,5%, cơ cấu ngành dịch vụ 32,3%, sản lượng lương thực có hạt đạt 40 nghìn tấn,tổng giá trị xuất khẩu đạt trên 1,7 tỷ USD,huy động vốn đầu tư phát triển đạt 34 nghìn tỷ đồng; tỷ lệ tăng thu ngân đạt 15% trở lên, có 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, tỷ lệ đô thị hóa đạt 93%, tỷ lệ các trường đạt chuẩn quốc đạt trên 93%, tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,2%, số người được giải quyết việc làm mới là trên 29 500 người, xây dựng mô hình nhà xanh thông minh, 95% tỷ lệ phường, xã đạt chuẩn an ninh trật tự…
PS: tỷ lệ đô thị hoá này có được là do sẽ thành lập 10 phường vào năm nay!
Thành phố khi đó có 30 phường, 4 xã!
Đông Sơn bây giờ có 1 thị trấn, 14 xã
Đến 2025 thì 4 xã của thành phố bây giờ lên phường, 2-3 xã ven đô của Đông Sơn cũng lên phường , nhập lại chắc khoảng 12 xã, 36 phường
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Chủ đề được quan tâm nhất

Top