• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Sắp xây dựng cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa

nguoiduatin

Thành viên
Sắp xây dựng cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa

Tuyến cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa dài 121 km sẽ nối với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.

Tại cuộc họp Bộ Giao thông sáng 13/3, ông Nguyễn Minh Thắng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải (TEDI), cho biết Ninh Bình - Thanh Hóa là tuyến đường quan trọng. Dự báo lưu lượng xe qua Thanh Hóa đến Nghi Sơn theo quốc lộ 1 đạt khoảng 95.000 xe/ngày đêm vào năm 2020, nên đoạn tuyến Cao Bồ - Thanh Hóa - Nghi Sơn được Tư vấn đánh giá là khả thi khi đầu tư theo hình thức PPP có sự hỗ trợ của Chính phủ.

Trước đây, Bộ Giao thông Vận tải từng lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án từ Ninh Bình đến Nghi Sơn (Thanh Hóa) dài 121 km, tuy nhiên dự án chưa được phê duyệt do không có nguồn vốn.


Cao tốc Bắc Nam đang được xây dựng từng đoạn. Ảnh: Đoàn Loan

Lần này, đơn vị tư vấn tiếp tục nghiên cứu dự án cao tốc qua địa phận 3 tỉnh Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa. Điểm đầu nối tiếp với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình tại nút giao Cao Bồ, tỉnh Nam Định, điểm cuối giao với đường trục quy hoạch Khu kinh tế Nghi Sơn. Quy mô tuyến là đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế xe chạy từ 100 - 120km/giờ.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Giao thông Nguyễn Hồng Trường cho rằng, việc đầu tư xây dựng đường cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa là rất cần thiết. Tuy nhiên do suất đầu tư lớn nên cần đầu tư theo hình thức PPP. Thứ trưởng đề nghị thực hiện dự án theo hai đoạn Ninh Bình - Thanh Hóa và Thanh Hóa - Nghi Sơn và nghiên cứu hai làn xe để giảm vốn đầu tư. Bên cạnh đó, đơn vị tư vấn cần tìm phương án tuyến hợp lý, giảm giải phóng mặt bằng.

Trường hợp khó khăn về vốn, Bộ Giao thông sẽ kiến nghị Chính phủ bố trí vốn đầu tư thông qua ngân hàng để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng và huy động vốn từ tổ chức tín dụng bên ngoài để xây dựng, với kế hoạch khởi công dự án trong năm 2014.

Đoàn Loan (VNexpress)
 

Facebook Comment

Chủ đề được quan tâm nhất

Top