nguoiduatin

Thành viên
"Có ai về là về Thanh Hóa...Dô ta dô huầy!"

Nhịp chèo khỏe khoắn cùng điệu hò sông Mã đang đưa du khách về với mảnh đất Xứ Thanh bên dòng sông Mã hiền hòa. Lịch sử đã ghi nhận mảnh đất ấy với rất nhiều tên gọi khác nhau qua các thời kỳ lịch sử: Châu Ái, trấn Thanh Đô, thừa tuyên Thanh Hóa, Thanh Hoa, và rồi lại Thanh Hóa. Đến Thành phố Thanh Hóa hôm nay, chúng ta sẽ được biết đến rất nhiều những địa danh, những tên gọi mang đậm dấu ấn của một tòa thành cũ: Bến Ngự, cửa Tả, cửa Hữu, Đông Phố, Nam Phố, Thọ Hạc, Hạc Thành, Cốc Hạ, Hàng Đồng, Hàng Than, Hàng Hương, kênh nhà Lê...
Để hiểu hơn về thành phố chim Hạc này, xin mời các bạn theo dõi những thông tin sau, hy vọng sẽ giúp các bạn vén mở một phần nào đó những huyền bí về một thành phố mang tên một loài chim: thành phố chim Hạc.

Trong hệ thống thành quách Việt Nam, thành Tư Phố - Thủ phủ của xứ Thanh xưa (ở làng Giàng xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hoá, Thanh Hoá) có bề dầy năm tháng chỉ đứng sau Loa Thành nơi An Dương Vương định đô đời Chu Noãn Vương Tần Thuỷ Hoàng (Năm 257 tr CN). Theo sách Thuỷ Kinh Chú, một bộ sách có ghi chép về địa lý thời ấy trong thư tịch cổ Trung Quốc thì từ thành Tư Phố xuất hiện từ năm Nguyên Đỉnh thứ 6. Đối chiếu với niên biểu, Nguyên Đỉnh là niên hiệu của Vương triều Tây Hán, đời Hán Vũ Đế, năm thứ 6 là năm 116 Tr CN. Cũng giống như Loa Thành nơi khởi đầu cho những mạch nguồn truyền thuyết chảy cùng thời gian lưu vào hậu thế (Truyền thuyết về Thần Kim Quy, về chiếc nỏ thần với mối tình Trọng Thuỷ - Mỵ Châu day dứt). Thành Tư Phố cũng in ngấn vào thời gian nhiều câu chuyện bi hùng, nhiều truyền thuyết lấp lánh các ánh vàng lịch sử. Đạo quân xâm lăng nào đầu tiên đặt chân vào quận Cửu Chân xưa (Thanh Hoá ngày nay).

Quận Cửu Chân (Thanh Hóa ngày nay)
Người Xứ Thanh đã đương đầu với những tên giặc xâm lăng đầu tiên ấy như thế nào? Vẫn theo sách Thuỷ Kinh Chú thì “Năm kiến Vũ thứ 19 tháng 10, Mã Viện vào quận Cửu Chân ở phương nam… Đến huyện Cư Phong, tướng giặc không đầu hàng đều chém mấy chục đến mấy trăm người… Cửu Chân bèn yên”. Đó là cuộc viễn chinh của Mã Viện. Mùa hè năm 43 Mã Viện kéo quân đến Lãng Bạc. Đạo quân của hai Bà (Trưng Trắc, Trưng Nhị) chặn giặc không thành, tan vỡ. Một cánh quân Cửu Chân do Chu Bá, Đô Đương chỉ huy lui về thành Tư Phố tiếp tục kháng chiến. Tháng 11 năm 43 Mã Viện cùng 2000 chiếc thuyền theo đường thuỷ tiến đánh Cửu Chân. Chúng chỉ đoạt được thành Tư Phố khi “tướng giặc không hàng, đều chém đến mấy trăm người”. Thành Tư Phố đã ngân khúc bi hùng ca đầu tiên trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của người xứ Thanh như thế. Hai ngàn năm, trải qua bao vương triều thành Tư Phố thiêm thiếp trong đêm dài Bắc Thuộc. Năm 1804 (năm Gia Long thứ 3) Thế tổ Nguyễn Phúc Ánh quyết định rời thành Tư Phố. Xã Thọ Hạc được chọn đặt Trấn lị của Trấn Thanh Hoa với tên mới: Hạc Thành (Thành chim Hạc).Thành hình lục lăng, chu vi dài tới 360 trượng (một trượng bằng 10 thước ta, một thước ta bằng 0,4m) có hào sâu bao quanh chân thành, có hành cung dành riêng cho nhà vua mỗi khi đi thị sát, có dinh thự cho ba vị quan đầu tỉnh: Tổng đốc, án sát, Tuần phủ lại có cả trại giam dành cho kẻ phạm tội. Ngoài thành các chợ, các phố dần định hình. Chợ có chợ Vườn Hoa lớn nhất tỉnh, các phố mang tên nghề như phố Hàng Đồng chuyên bán đồng, phố Hàng Hương chuyên sản xuất và buôn bán hương… Năm Đinh Mão (1807) chỉ sau ba năm thành Chim Hạc được xây dựng người dân phố thị lần đầu tiên được trông thấy bóng dáng những nho sinh lũ lượt kéo đến thành dự cuộc thi hương đầu tiên tổ chức tại Tỉnh nhà. Rồi những buổi hoàng hôn tiếng trông thu không từ thành Chim Hạc vang vọng đổ xuống ngõ quê. Tưởng như lịch sử đã lặng bình qua thời đao lửa. Nhưng không, thành Chim hạc không đầy 140 năm sau đã trở thành đống gạch đổ nát chìm sâu vào sắc cỏ thời gian.
 

nguoiduatin

Thành viên
TRUYỀN THUYẾT VỀ THÀNH CHIM HẠC
Truyền thuyết kể: Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, tháng 6 năm Nhâm Tuất 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi vua lập ra vương triều Nguyễn (Triều đại phong kiến quân chủ cuối cùng trong lịch sử Trung đại Việt Nam) lòng vẫn không yên với đất Bắc Hà, nơi có nhiều cựu thần nhà Lê. Sau ngày đăng quang vua Gia Long bàn bạc chia đặt quan chức để cai quản 11 trấn Bắc Thành, bàn phép khoa cử thu hút nhân tài, vỗ về sĩ phu đất Bắc. Trước khi xa giá hồi loan, ông về Nguyên miếu ở trong thành Triệu Tường, thuộc địa phận Quý Hương, Quý Huyện (Quý Hương: Gia Miêu ngoại trung. Quý Huyện: tức huyện Tống Sơn, Hà Trung, Thanh Hoá ngày nay) bái yết tiên tổ. Đêm ấy, một đêm mùa thu se lạnh nơi huyện Tống Sơn. Mưa thu như lưới giăng câu móc ngoài cửa sổ, gió núi ràn rạt thổi về nhà vua bồn chồn không yên. Một suy nghĩ bám riết trong ông: Chọn địa điểm nào để rời thành Tư Phố đặt trấn lị Cho Trấn Thanh Hoa? Đất Thanh Hoá là đất thang mộc, núi sông ngùn ngụt linh khí. Phía Tây bắc Trấn có đất An Tôn, có thành Tây Đô nhưng là nơi đất chật hẹp, hẻo lánh, nơi đầu non cuối nước, hợp với loạn mà không hợp với trị. Phía tây nam có đất Đông phố (huyện Đông Sơn) nhà Tuỳ (589) đã từng chọn đặt quận trị, phía Đông Bắc có đất Duy Tinh (huyện Hậu Lộc) đời Lý (1012) chuyển về nhưng đều không có gốc vững bền. Thao thức mãi đến tận canh ba nhà vua mệt mỏi, chập chờn đi vào giấc ngủ. Đột nhiên cửa hành cung mở xịch. Một người, mặt mũi khôi ngô, tay dài quá gối, mình như mình hạc, vóc như vóc tiên, toàn thân áo quần trắng muốt tiến đến sụp lạy trước mặt vua tâu: “Biết Bệ hạ đang trăn trở tìm địa điểm dời thành Tư Phố, Thần Bạch Hạc phái tôi đến giúp bệ hạ việc này. Ngày mai khoảng giữa giờ Thìn xin bệ hạ theo tôi định đất. Đó là nơi bền vững muôn đời, loạn có thể giữ, bình có thể trị, dẫu sau này có lần đổ nát nhưng lại hoàn như châu về Hợp Phố”. Nhà vua toan hỏi thì người đó chẳng thấy đâu chỉ thấy một ánh hào quang trắng mềm mại tựa ánh trăng ngàn uyển chuyển bay qua rèm cửa. Dìu dịu mùi hương thơm kỳ lạ lan toả khắp nhà. Giật mình tỉnh giấc nhà vua mới biết mình vừa qua một giấc chiêm bao. Nửa mừng nửa sợ nhà vua tự hỏi: Thần Bạch Hạc là vị thần nào, phải chăng đây là thần Chim Lạc, cha ông xưa đã thờ là Chim Tổ, loài linh điểu giang cánh bay trên trống đồng?
Biểu tượng chim hạc trên trống đồng Đông Sơn

Như vậy linh khí của núi sông này đã giúp ta tìm ra nơi trấn lỵ cho trấn Thanh Hoa. Sáng hôm sau nhà vua kể lại chuyện trong giấc chiêm bao cho các cận thần, truyền lệnh sẵn sàng xe ngựa chờ Thần linh ứng. Nhà vua còn dặn giữa giờ thìn hễ có người mặc áo trắng đến lập tức phải đón vào bái kiến. Chưa đến giờ thìn các quan hầu cận đã dõi mắt chăm chú quan sát những con đường dẫn đến Nguyên miếu. Rồi giờ thìn cũng tới. Những lối mòn thấp thoáng trên rặng núi xa xa vẫn chẳng thấy bóng vị thần hay vị tiên nào xuất hiện. Đúng giữa giờ thìn bỗng từ trên không vang vọng xuống tiếng chim lạ. Nhà vua cùng các quan ngửa mặt trông lên. Một con chim Hạc trắng to lớn khác thường cứ bay lượn trước sân nhà vua ngự như có ý đợi chờ. Nhà vua hiểu ra liền lên xe ngự giá. Chỉ chờ thế chim Hạc kêu to liền mấy tiếng rồi bay trước dẫn đường. Đến một vùng đất mới có rất nhiều đầm nước xanh biếc chim Hạc ngừng cánh bay hạ xuống trước xe nhà vua gật gật đầu. Vua chưa kịp đáp lời cảm tạ thì chim Hạc đã vụt bay sang một đầm nước kế bên, thân hình đột nhiên cứ nhỏ dần nhỏ dần hoà lẫn vào các loài chim khác đang tung tăng bơi lội trên mặt nước. Nhà vua phóng tầm mắt bao quát khắp vùng. Quả là nơi sơn thuỷ hữu tình. Núi sông như đặt bày trên đồng xôi bãi mật. Phía đông có dãy Linh Trường và dãy Trường Lệ làm án. Tả có long sơn long thuỷ, hữu có hổ phục hổ chầu. Đây chính là vùng đất vua trông đợi bấy lâu nay. Vui mừng khôn xiết nhà vua chỉ tay xuống đất dõng dạc bảo các quần thần: Ta sẽ dựng thành ở chính nơi này. Toà thánh đó gọi là thành Chim Hạc.
Vùng đất mà nhà vua quyết định dựng thành bây giờ là Thành phố Thanh Hoá, tỉnh lị của xứ Thanh ngày nay




Một đoạn tường thành cũ của Thành Thọ Hạc

Thành phố Thanh Hóa chụp từ vệ tinh
Cách đây hơn 200 năm (tháng 5-1804), theo Chỉ dụ của vua Gia Long, Trấn thành Thanh Hóa được dời từ làng Dương Xá (xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa) về làng Thọ Hạc (huyện Đông Sơn) để xây dựng Trấn lỵ. Đầu năm 1828 quân dân Thanh Hóa bắt đầu xây dựng Trấn thành. Trấn thành Thanh Hóa hình lục lăng, có chu vi 630 trượng (gần 2,6 km), cao 1 trượng (4 m), có hào bao quanh mặt ngoài, Thành mở 4 cửa: Cửa tiền phía Nam, cửa hậu phía Bắc, cửa tả phía Đông Nam, cửa hữu phía Tây Nam. Trong Thành là nơi ăn ở vị trí của các quan trị đầu tỉnh.

Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Nhưng gần 30 năm sau (tháng 11 - 1885) quân xâm lược Pháp mới đổ bộ vào Thanh Hóa nói chung và tỉnh lỵ Thanh Hóa nói riêng. Để nắm toàn quyền cai trị tỉnh lỵ, ngày 22 tháng 7 năm 1889, vua Thành Thái ký đạo dụ thành lập thị xã Thanh Hóa bao gồm 7 làng: Đức Thọ Vạn, Cẩm Bào Nội, Cốc Hạ, Phủ Cốc (thuộc Tổng Bố Đức); Thọ Hạc, Đông Phố, Nam Phố (thuộc Tổng Thọ Hạc) (1)

Năm 1918, thị xã Thanh Hóa tổ chức thành 10 phường: Tả Môn (cửa Tả), Bắc Môn (cửa Hậu), Nam Môn (cửa Tiền), Đông Lạc, phường Thành Thi, phường Nam Lý, phường Phú Cốc, phường Vạn Trường, phường Bào Giang, phường Đức Thọ (Lò Chum) (2). Ngày 31 tháng 5 năm 1929, toàn quyền Đông Dương ký Nghị định nâng cấp thị xã Thanh Hóa lên thành phố Thanh Hóa. Bốn tháng sau, ngày 11 tháng 9 năm 1929, Đốc lý thành phố điều chỉnh lại địa giới hành chính: Phía Bắc giáp làng Thọ Hạc, phía Nam giáp làng Mật Sơn, phía Đông giáp Bến Ngự và phía Tây giáp Phủ Đông Sơn. Cũng theo Nghị định trên, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1930, thành phố được chia thánh 6 đơn vị hành chính, từ phường Đệ nhất đến Đệ lục.

Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ công hòa ra đời, ngày 24 tháng 11 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 11/SL quy định những thành phố thuộc tỉnh đềi gọi là thị xã. Thành phố Thanh Hóa, mặc nhiên trở thành thị xã của tỉnh Thanh Hóa.

Cuối năm 1946, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ 2 bùng nổ, thực hiện tiêu thổ kháng chiến, nhân dân, chính quyền thị xã được sơ tán về các vùng phụ cận, thành lập Ủy ban kháng chiến hành chính thị trấn đặc biệt Thanh Hóa. Đến tháng 7 năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc thắng lợi, hòa bình được lập lại trên miền Bắc, Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh và Ủy ban kháng chiến hành chính đặc biệt của thị trấn trở về tiếp quản thị xã và bắt tay vào xây dựng đô thị mới.

Ngày 16 tháng 3 năm 1963, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quyết định sát nhập xã Đông Giang (gồm 3 làng Nghĩa Phương, Đông Sơn và Nam Ngạn) thuộc huyện Đông Sơn và xóm Núi xã Hoằng Long, huyện Hoằng Hóa vào thị xã. Ngày 28 tháng 8 năm 1971, Chính phủ ban hành Nghị định số 226/TTg sát nhập xã Đông Vệ, Đông Hương, Đông Hải thuộc huyện Đông Sơn và xã Quảng Thắng thuộc huyện Quảng Xương vào thị xã.

Ngày 05 tháng 5 năm 1991, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 132/BĐBT về phân loại đô thị, thị xã Thanh Hóa được xếp vào loại đô thị loại 4. Ngày 14 tháng 8 năm 1993, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ra Quyết định số 214 BXD/ĐT công nhận thị xã Thanh Hóa là đô thị loại 3.

Ngày 01 tháng 5 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ ký Nghị định 37/CP thành lập thành phố Thanh Hóa, thuộc tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở địa giới, diện tích và dân số của thị xã Thanh Hóa.

Ngày 28 tháng 6 năm 1994, Chính phủ ra Nghị định số 55/CP thành lập phường Đông Thọ, phường Đông Vệ và chia phường Nam Ngạn thành 2 phường Trường Thi và Nam Ngạn.

Ngày 6 tháng 12 năm 1995, Chính phủ ra Nghị định số 85/CP điều chỉnh địa giới thành phố Thanh Hóa, sáp nhập xã Đông Cương thuộc huyện Đông Sơn, xã Quảng Thành, Quảng Hưng và một phần đất của xã Quảng Thịnh thuộc huyện Quảng Xương vào thành phố.

Năm 2004, thành phố Thanh Hóa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại II (theo Quyết định số 72/2004/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2004)

Năm 2012 : TP Thanh Hóa mở rộng địa giới hành chính lên 2,5 lần
Ngày 29/02/2012, Chính phủ ra Nghị quyết 05/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Đông Sơn và Quảng Xương để mở rộng địa giới hành chính thành phố Thanh Hóa.
Theo đó, Chính phủ quyết nghị điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của 19 xã, thị trấn sau về thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa quản lý gồm: Các xã Hoằng Anh, Hoằng Lý, Hoằng Long, Hoằng Quang, Hoằng Đại và thị trấn Tào Xuyên của huyện Hoằng Hóa; các xã Thiệu Dương, Thiệu Khánh, Thiệu Vân của huyện Thiệu Hóa; các xã Đông Lĩnh, Đông Tân, Đông Hưng, Đông Vinh và thị trấn Nhồi của huyện Đông Sơn; các xã Quảng Thịnh, Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Tâm và Quảng Cát của huyện Quảng Xương.
Ngoài ra, cũng theo Nghị quyết 05/NQ-CP, thành lập phường Tào Xuyên thuộc thành phố Thanh Hóa trên cơ sở nguyên trạng 275,82 ha diện tích tự nhiên và 5.842 nhân khẩu của thị trấn Tào Xuyên.

Thành lập phường An Hoạch thuộc thành phố Thanh Hóa trên cơ sở nguyên trạng 254,69 ha diện tích tự nhiên và 5.953 nhân khẩu của thị trấn Nhồi.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính các huyện để mở rộng địa giới hành chính thành phố Thanh Hóa và thành lập 2 phường mới , thành phố Thanh Hóa có 17 phường, 20 xã với 146,77 km2 diện tích tự nhiên và 393.294 nhân khẩu.
Hiện nay, thành phố Thanh Hóa đang đẩy mạnh xây dựng và cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị...nhằm đưa thành phố lên đô thị loại 1 năm 2014-2015.
 

nguoiduatin

Thành viên
Một trích dẫn khác lại cho rằng:
- Về tỉnh Thanh Hóa ( Thanh Hoa), ông Phan Huy Chú từng khen ngợi:
Thanh Hoa mạch núi cao vót ; sông lớn lượn quanh, biển ở phía đông, Ai Lao sát phía tây, bắc giáp trấn Sơn Nam, nam giáp đạo Nghệ An. Núi sông rất đẹp, là một chỗ đất có cảnh đẹp ở nơi xung yếu. Các triều trước vẫn gọi là một trấn rất quan trọng. Đến Lê lại là nơi căn bản. Vẻ non sông tốt tươi chung đúc nên sinh ra nhiều bậc vương tướng, khí tinh hoa tụ họp lại, nảy ra nhiều văn nho. Đến những sản vật quý, cũng khác mọi nơi. Bởi vì đất thiêng thì người giỏi nên nảy ra những bậc phi thường; vượng khí chung đúc nên xứng đáng đứng đầu cả nước. (Lịch triều Hiến Chương Loại Chí)
Việc đổi tên tỉnh: vì kiêng húy mẹ vua Thiệu Trị (Hồ Thị Hoa), tên tỉnh phải đổi. Ban đầu đổi là Thanh Ba. Sau vua thấy không ổn mới nói “Những chữ huý ở Thái miếu rất là tôn trọng, theo lễ phải nên cung kính mà kiêng tránh. Nhưng đối với cái nơi phát tích nghìn muôn đời, cũng phải nên còn lại sự thực. Xét các sử sách của nước Nam, tỉnh Thanh đời cổ là Thanh Hoá. Vậy chuẩn cho lấy lại tên cổ.". Thiển nghĩ, lúc Nguyễn Kim dấy quân phò trợ nhà Lê, tên đã là Thanh Hoa. Khi Nguyễn Hoàng dẫn con em Gia Miêu đi lập giang sơn mới, tên cũng là Thanh Hoa. Vì vợ của cháu chắt mà đổi tên đất phát tích của tổ tiên thì có hợp lễ hay không? (Cầu Hoa ở Gia Định cũng đổi thành cầu Bông vì chuyện này)
>>> Đó là năm 1843, đời Thiệu Trị thứ nhất
- Về Hạc Thành, Đồng Khánh Dư Địa Chí viết: Thành tỉnh ở địa phận xã Thọ Hạc huyện Đông Sơn. Thành xây bằng gạch đá, chu vi 630 trượng (Có lẽ 2960m), cao 1 trượng (Có lẽ là 4.7m), có 4 cửa, hào rộng 9 trượng 3 thước (Có lẽ 43.7m) sâu 7 thước (Có lẽ 3.3m). Các vệ Tuyên Vũ, Hùng Vũ, Nhuệ Vũ bao vòng phía trước; Quảng Vũ, Nghĩa Vũ bao vòng phía sau; Túc Vũ, Công Vũ bao vòng bên trái; Trang Vũ, Kiện Vũ, Cương Vũ bao vòng bên phải. Đồn thuỷ quân ở địa phận Nam Ngạn, hai vệ Tả,Hữu đóng ở đây. Đàn Xã tắc ở phía tây bắc thành. Đàn Tiên Nông ở phía đông nam thành. Đàn Sơn xuyên ở phía tây nam thành. Văn miếu ở phía đông bắc thành. Miếu Hội đồng ở phía nam thành. Vũ miếu ở phía tây thành. Học xá ở phía nam thành. Trường thi ở phía đông bắc thành.
Giống như bao hào lũy xây dựng đầu triều Nguyễn Gia Miêu, thành có kiến trúc Vauban. Kiểu cấu trúc phòng ngự lợi hại, từng được thử thách ở Diên Khánh trước quân Tây Sơn (và ở Quy thành Sài Gòn trước chính quân đội Nguyễn)
 

Facebook Comment

Bài viết mới

Chủ đề được quan tâm nhất

Top