• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

“Treo đầu dê bán thịt chó” - Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn tại Thanh Hóa

nguoiduatin

Thành viên
[LĐO] - Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn ở TP. Thanh Hóa đã kết thúc sau 6 ngày diễn ra (29.11 – 5.12). Nhiều người hụt hẫng khi những gì diễn ra không đúng với tiêu chí của hội chợ. Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn nhưng chỉ như… một góc chợ Đông Kinh (Lạng Sơn) với bạt ngàn hàng… Trung Quốc.



Bánh vẽ hoành tráng

Hội chợ được tiến hành dưới sự chỉ đạo của Bộ Công thương và UBND tỉnh Thanh Hóa. Cơ quan chủ trì là Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công thương) và Sở Công thương; đơn vị thực hiện là Trung tâm Khuyến công và Tiết kiệm năng lượng Thanh Hóa và Cty CP Tập đoàn thương mại và truyền thông Bắc Hà.
Mục đích của hội chợ được xác định rõ là nhằm tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp (DN) các tỉnh khu vực phía Bắc có điều kiện trưng bày, giới thiệu sản phẩm, bán hàng; học tập, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh các mặt hàng công nghiệp nông thôn.
Trả lời PV Lao Động trước khi diễn ra hội chợ, ông Lê Trọng Cẩm - Giám đốc TT Khuyến công và TKNL (Sở Công thương) - cho biết, tham gia hội chợ lần này có khoảng 500 gian hàng thuộc các DN của 13 tỉnh từ Thừa Thiên - Huế trở ra (riêng phía Nam có 2 tỉnh Bến Tre và Quảng Nam).


“Hội chợ lần này tương đối lớn cả về quy mô, DN tham dự cũng như sản phẩm trưng bày. Trong đó, mặt hàng nông, lâm, thủy sản chiếm đến hơn 20% tổng sản phẩm đăng ký trưng bày với hàng đông lạnh, nước mắm… Đặc biệt, năm nay nhiều mặt hàng như phân bón, chế biến rau củ quả; máy nông nghiệp; bể biogar; các sản phẩm TKNL…đã được đưa ra giới thiệu, thiết thực phục vụ nhu cầu người tiêu dùng” - ông Cẩm nói.
Ông Cẩm cũng cho hay, các DN trên địa bàn Thanh Hóa đăng ký tham gia hội chợ chiếm 30% với nhiều mặt hàng nổi tiếng thuộc các làng nghề truyền thống như: Chiếu cói Nga Sơn; bánh gai Thọ Xuân; nón lá Nông Cống; nước mắm Ba Làng (Tĩnh Gia)… Ngoài ra, các sản phẩm về may mặc, dày dép, hàng điện tử, đồ gỗ mỹ nghệ…cũng được giới thiệu đến tận tay người tiêu dùng.
Khi PV Lao Động hỏi: “Ông có lo ngại việc biến hội chợ lần này thành chợ bán sản phẩm quần áo, thủ công mỹ nghệ của Trung Quốc không?”, ông Cẩm cho hay, việc hàng Trung Quốc có mặt trong hội chợ là điều bình thường, có điều đó phải là hàng chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ. Tuy nhiên, theo ông Cẩm, vẫn phải ưu tiên các mặt hàng theo đúng tiêu chí của hội chợ. Ông Cẩm còn khẳng định: “Hội chợ không chỉ mang tính thương mại mà còn có ý nghĩa kinh tế – xã hội sâu sắc”.
Theo bà Phạm Thị Việt - Cty CP tập đoàn TM&TT Bắc Hà, tiền thuê mặt bằng các DN sẽ được Nhà nước hỗ trợ 50%. Đối với DN thương mại, Cty bà sẽ bỏ tiền hỗ trợ 50%, ngang bằng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước để khuyến khích DN tham gia.


Chỉ toàn hàng Trung Quốc
Nhưng thực tế, 5 ngày diễn ra hội chợ, khó khăn lắm mới tìm được một số ít gian hàng theo đúng tiêu chí hàng công nghiệp nông thôn. Các gian hàng này tập trung tại một góc nhỏ phía cuối hội chợ.
Theo một chủ cửa hàng bán nước mắm ở Sầm Sơn thì “mấy ngày hội chợ không bán được bao nhiêu vì cả cái hội chợ này như cái chợ hàng Trung Quốc chứ có phải cho hàng công nghiệp địa phương đâu”. Áp đảo hội chợ là các gian hàng bán quần áo made in China. Hàng đống tất, đồ lót đến áo ấm các loại được giăng mắc, đổ đống, bày bán la liệt.
Anh Nguyễn Thanh Toàn (Quảng Xương) thắc mắc: “Tại sao không để cái tên là hội chợ thương mại, lại còn hội chợ hàng công nghiệp nông thôn làm gì, có gì là hàng công nghiệp nông thôn đâu”. Một khách hàng trung tuổi xin giấu tên mỉa mai: “Đúng là treo đầu dê bán thịt chó, sao lại phải bày ra như thế”.


Trong suốt quá trình diễn ra hội chợ, các tối đều diễn ra ca nhạc của các ca sĩ bán chuyên. Tuy nhiên, để vào hội chợ phải mất 20.000 đồng tiền vé, để có ghế nhựa ngồi xem ca nhạc, khách phải mất thêm 20.000 đồng nữa. Nhiều người búc xúc cho rằng đây là trò kiếm tiền chứ chẳng có ý nghĩa kích thích hàng công nghiệp nông thôn. Bà Phạm Thị Việt khẳng định với PV: “Chúng tôi tổ chức thì phải có lãi chứ”. Rõ ràng, các cơ quan chức năng chỉ chú ý việc xin giấy phép, tổ chức hội chợ mà bỏ quên sư giám sát cho đúng với cái tên hội chợ đề ra.

 

Facebook Comment

Chủ đề được quan tâm nhất

Top