• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

baonhietdoicap17

Moderator
Staff member
Từ ngày 6 đến 11-1-2015 sẽ tổ chức “Những ngày Văn hóa Nhật Bản tại Thanh Hóa”



Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa tổ chức triển khai Kế hoạch số 172 ngày 23-12-2014 của UBND tỉnh về tổ chức “Những ngày Văn hóa Nhật Bản tại Thanh Hóa”. Theo đó, “Những ngày Văn hóa Nhật Bản tại Thanh Hóa” sẽ diễn ra từ ngày 6 đến 11-1-2015 tại Nhà hát Lam Sơn (TP Thanh Hóa).


Trong thời gian này sẽ diễn ra các hoạt động, như: Trưng bày, triển lãm giới thiệu văn hóa Nhật Bản, với các nội dung trưng bày ảnh di sản Văn hóa Nhật Bản, búp bê Nhật Bản, trang phục Yukata Nhật Bản; biểu diễn trống Bati-Holic và múa Yosakoi; giao lưu và dạy đánh trống, dạy múa cho khán giả tại Quảng trường Lam Sơn; chiếu phim Nhật Bản...


Đặc biệt, vào lúc 20h ngày 9-1-2015 sẽ diễn ra lễ khai mạc “Những ngày Văn hóa Nhật Bản tại Thanh Hóa” với các tiết mục văn hóa đặc sắc như biểu diễn trống Bati-Holic, ca múa nhạc Việt Nam và múa Yosakoi Nhật Bản...


Đây là sự kiện đầu tiên trong các hoạt động khởi động cho Năm Du lịch quốc gia 2015 được tổ chức tại Thanh Hóa, qua đó nhằm tăng cường sự giao lưu về văn hóa giữa nhân dân Thanh Hóa nói riêng, Việt Nam nói chung với nhân dân Nhật Bản.
 

baonhietdoicap17

Moderator
Staff member
Đẩy nhanh tiến độ thi công Nhà máy Thủy điện Bá Thước 1


Nhà máy Thủy điện Bá Thước 1, thuộc xã Thiết Kế (Bá Thước) có công suất thiết kế 60 MW, gồm 4 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 15 MW, với tổng mức đầu tư hơn 1.441 tỷ đồng.


Sau hơn 1 năm xây dựng, đến nay, các nhà thầu đã đào được 187.396 m3 đất ở hạng mục nhà máy phát điện, đạt 100% kế hoạch (KH); đắp đất đê quai giai đoạn 1 đạt 95,9% KH; kênh xả đào được 215.500 m3 đất, đá; tràn xả cát đào được 68.011m3 đất, đá, đạt 78,96% KH; kênh vào đào được 62.594 m3 đất, đá. Đồng thời, đổ bê tông cửa nhận nước nhà máy, tường cánh sân trước, sân trước, tường cánh hạ lưu sân sau khoảng 51.150 m3/98.506 m3.


Bên cạnh đó, các nhà thầu đang thực hiện gia công khe van, cửa van, cửa nhận nước nhà máy; khe van, cửa van, cửa hạ lưu nhà máy; các cấu kiện gia công xong gồm: 8 khe, tì đáy của thượng, hạ lưu nhà máy, 4 cửa hạ lưu đã tổ hợp hàn xong chuyển qua giai đoạn vệ sinh phun cát sơn, đang thực hiện tổ hợp 2 cửa van của cửa nhận nước nhà máy.


Triển khai lắp đặt hệ thống ống chôn ngầm trong nhà máy theo tiến độ đổ bê tông nhà máy. Đã tổ hợp xong 3 ống lưu đạo của các tổ máy 1, 2 và 3 tại nhà máy. Theo KH, trong năm 2015 Nhà máy Thủy điện Bá Thước 1 sẽ chặn dòng.
 

baonhietdoicap17

Moderator
Staff member
Thêm 44 dự án đầu tư vào Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp


Đi đôi với quy hoạch, quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật..., thời gian qua, tỉnh, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS), các ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào KKTNS và các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh.






Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết nhanh các vướng mắc để các nhà đầu tư triển khai thực hiện, sớm đưa dự án đi vào sản xuất, kinh doanh. Năm 2014, ban quản lý cấp mới giấy chứng nhận đầu tư cho 44 dự án đầu tư vào KKTNS và các KCN trên địa bàn tỉnh.


Trong đó, có 41 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký 3.134 tỷ đồng, 3 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 40,5 triệu USD.


Đi đôi với thu hút đầu tư, Ban Quản lý KKTNS cũng đã điều chỉnh 15 giấy chứng nhận đầu tư (tăng vốn, điều chỉnh tiến độ...), thu hồi giấy chứng nhận đầu tư 7 dự án.


Đến hết năm 2014, KKTNS đã thu hút 106 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 94.361 tỷ đồng, 9 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 9,862 tỷ USD

Giá trị thực hiện đạt 33.362 tỷ đồng và 3,383 tỷ USD.


Các KCN thu hút 172 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 12.830 tỷ đồng, 11 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 245,8 triệu USD


Giá trị thực hiện 5.200 tỷ đồng và 180 triệu USD.
 

baonhietdoicap17

Moderator
Staff member
Đầu tư chiều sâu và đồng bộ tại các khu du lịch trọng điểm



Có thể nói rằng công tác đầu tư, xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng cùng với cơ sở vật chất tại các khu, điểm du lịch đòi hỏi nguồn vốn rất lớn trong khi nguồn vốn ngân sách của tỉnh có hạn.




Sầm Sơn là một trong những địa phương chú trọng đầu tư phát triển đồng bộ
cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch.



Đến nay hệ thống khung cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch trên địa bàn Thanh Hóa đã phát triển tương đối ổn định. Tuy nhiên tại các khu, điểm du lịch tiềm năng vẫn đang rất cần được đầu tư theo chiều sâu và đồng bộ hơn.


Thực tế cho thấy tại các khu, điểm du lịch tiềm năng với đầy đủ ý nghĩa của nó bao gồm các sản phẩm, dịch vụ du lịch đặc sắc có sức hấp dẫn lớn kèm theo các điều kiện về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển tương ứng thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu của du khách hiện còn rất hạn chế.


Chính vì vậy, việc đầu tư chiều sâu, đồng bộ cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch tại các khu, điểm du lịch tiềm năng trên địa bàn Thanh Hóa là một hướng ưu tiên, và cũng là yêu cầu bức thiết đối với sự phát triển của ngành công nghiệp không khói xứ Thanh.



Theo đó từ năm 2014, UBND tỉnh đã tập trung nguồn vốn ngân sách để đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch tại một số khu du lịch trọng điểm, khu du lịch diễn ra các sự kiện của NDLQG 2015.


Trước hết là dự án đầu tư 18 khu vệ sinh đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch tại các điểm như:

Thành Nhà Hồ (2 khu), Hải Tiến (1 khu), Hải Hòa (2 khu), Sầm Sơn (5 khu), trung tâm T.P Thanh Hóa (3 khu)…


Cùng với đó tỉnh cũng đặc biệt chú trọng đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông tiếp cận các điểm tài nguyên, khu du lịch trọng điểm như dự án đầu tư hệ thống đường giao thông tại Lam Kinh (Thọ Xuân), khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa), chỉnh trang đường Hồ Xuân Hương (Sầm Sơn)...


Bên cạnh việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, tỉnh đã chú trọng nâng cấp và đầu tư mới cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Theo đó, UBND tỉnh đã khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nâng cấp khách sạn lên hạng 3 sao trở lên và các khu nghỉ dưỡng cao cấp.


Nhờ đó, năm 2014 đã có 12 dự án đầu tư cơ sở lưu trú du lịch được triển khai và đưa vào khai thác với 690 phòng, trong đó có dự án Khách sạn Mường Thanh với 219 phòng đạt tiêu chuẩn tương đương 4 sao.


Tỉnh cũng đã tập trung giải phóng mặt bằng và các điều kiện đảm bảo cho dự án đầu tư sân Golf và các dịch vụ du lịch tại khu du lịch Quảng Cư triển khai thực hiện, đưa vào khai thác trong năm 2015.


Đặc biệt, đã chú trọng nâng cấp, chỉnh trang các nhà hàng, chợ đầu mối, xây dựng mới các khu ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ, khu bán hàng lưu niệm… tại T.P Thanh Hóa, T.X Sầm Sơn và các khu, điểm du lịch trọng điểm trên địa bàn toàn tỉnh.


Ngoài ra, năm 2014 UBND tỉnh cũng giao cho Sở GTVT chỉ đạo các doanh nghiệp nâng cấp, chỉnh trang hệ thống bến chờ xe buýt, ga tầu hỏa, bến xe khách…


Trong “Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, đối với vấn đề phát triển hạ tầng du lịch, nếu như nội dung quan trọng nhất đó là tập trung phát triển hạ tầng giao thông được coi là giải pháp then chốt, thì việc hoàn thiện các hệ thống hạ tầng khác cũng cần được coi trọng với các giải pháp cụ thể là:


Đảm bảo nguồn điện lưới ổn định cho các trung tâm du lịch biển, đặc biệt vào các tháng mùa hè; tăng cường sử dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo, đặc biệt tại các khu du lịch sinh thái; phát triển hệ thống hạ tầng môi trường; đảm bảo các dịch vụ viễn thông, internet phục vụ khách du lịch và hoạt động kinh doanh du lịch; phát triển các dịch vụ và hạ tầng xã hội phục vụ du lịch như ngân hàng, y tế…

Song song với các giải pháp phát triển hạ tầng du lịch là việc phát triển hệ thống cơ sở vật chất du lịch.


Theo đó, hệ thống cơ sở vật chất du lịch Thanh Hóa sẽ tập trung vào 4 sản phẩm chủ đạo:

Du lịch nghỉ dưỡng biển
Du lịch di sản
Du lịch sinh thái
Du lịch thương mại - công vụ.


Trong đó chú trọng phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đảm bảo chất lượng, hiện đại, hiệu quả, tiện nghi, đồng bộ tại các khu du lịch trọng điểm của tỉnh, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, bao gồm hệ thống khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng, cơ sở dịch vụ thông tin, phương tiện và cơ sở dịch vụ vận chuyển khách du lịch… Áp dụng tiến bộ KHKT, hiện đại hóa, tin học hóa vào kinh doanh và phục vụ du lịch, đẩy mạnh việc tham gia hệ thống đặt buồng và thanh toán quốc tế của các cơ sở lưu trú…


Có thể nói rằng công tác đầu tư, xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng cùng với cơ sở vật chất tại các khu, điểm du lịch đòi hỏi nguồn vốn rất lớn trong khi nguồn vốn ngân sách của tỉnh có hạn, các doanh nghiệp du lịch của tỉnh chưa đủ mạnh để đầu tư một cách có chiều sâu và đồng bộ cho các khu du lịch trọng điểm. Do vậy, trong thời gian tới tỉnh cần có chính sách phù hợp để thu hút các nguồn lực, trong đó nguồn vốn ngân sách cần được ưu tiên đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch và được sử dụng như nguồn vốn “mồi” thu hút các nguồn vốn khác.
 

baonhietdoicap17

Moderator
Staff member
Toàn tỉnh có thêm 27 xã đạt chuẩn nông thôn mới



Theo Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới (XDNTM) Thanh Hóa, đến nay toàn tỉnh có 45 xã đạt 19/19 tiêu chí, tăng 27 xã so với năm 2013, bình quân cả tỉnh đạt 10,83 tiêu chí/xã; có 3 thôn, bản đạt chuẩn NTM. Đặc biệt, trong năm đã có 2 xã ở huyện miền núi là Thành Tân (Thạch Thành) và Xuân Du (Như Thanh) đã nỗ lực hoàn thành xã NTM.


Từ năm 2011 - 2014, toàn tỉnh đã huy động được tổng nguồn vốn đầu tư cho chương trình đạt 21.500 tỷ đồng.

Trong đó, vốn trực tiếp là 3.908 tỷ đồng; vốn lồng ghép các chương trình, dự án là 10.363 tỷ đồng; vốn huy động từ nhân dân và cộng đồng 4.848 tỷ đồng; vốn tín dụng 1.186 tỷ đồng...

Qua chương trình XDNTM, toàn tỉnh đã đầu tư xây mới và nâng cấp 4.891 km đường giao thông nông thôn các loại; 1.330 km kênh mương nội đồng; xây mới, cải tạo 3.478 phòng học kiên cố; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS, bổ túc, học nghề đạt 92%...


Cùng với đó, các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của Trung ương, của tỉnh được triển khai kịp thời, sâu rộng; các mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả được chú ý nhân rộng; cơ cấu sản xuất, cây trồng, vật nuôi và mùa vụ của tỉnh đã chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa.



Phấn đấu trong năm 2015, toàn tỉnh có thêm 41 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM lên 85 xã
 

baonhietdoicap17

Moderator
Staff member
Hơn 30% số căn và hơn 300 khách đặt mua biệt thự tại FLC Sầm Sơn ngay ngày đầu mở bán


Trong đợt mở bán đợt đầu 292 căn biệt thự FLC Residences Samson thuộc Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn tại thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa ngày 31/5, Tập đoàn FLC cho biết đã nhận được hơn 300 đăng ký mua của khách hàng, trong đó trên 100 khách đã nộp tiền ngay trong ngày



Trong đợt mở bán đầu tiên này, Tập đoàn FLC đưa ra thị trường 292 căn thuộc khu The Luxury. Tuy nhiên, do số lượng người đặt mua vượt quá con số trên nên chủ đầu tư đã quyết định mở thêm quỹ căn chào bán để phục vụ khách hàng. Các căn được mở bán có diện tích từ 200 - 500 m2/căn, giá từ 11 - 15 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm tiền xây). Như vậy, chỉ với riêng hạng mục biệt thự FLC Residences Samson, bao gồm trên 1.000 căn, dự kiến Tập đoàn FLC sẽ thu về khoảng 7.000 tỷ đồng doanh số.



Lễ mở bán đã thu hút hơn 2.000 khách hàng và nhà đầu tư tham dự, ngồi chật kín hội trường trung tâm hội nghị quốc tế 1.300 chỗ và theo dõi qua màn hình lớn đặt tại sảnh trước.



Một khách hàng đến từ TP. Thanh Hóa, đề nghị được giấu tên, cho biết: “Ngay từ khi dự án của Tập đoàn FLC bắt đầu khởi công, tôi đã quan tâm đến hạng mục biệt thự này. Tôi và một vài người bạn từ lâu đã muốn mua nhà tại thị xã Sầm Sơn để vừa làm tài sản bất động sản, vừa lấy chỗ cho gia đình nghỉ dưỡng cuối tuần, bởi đường từ TP. Thanh Hóa về Sầm Sơn giờ rất thuận tiện, chỉ mất chưa đầy 15 phút. Tôi đã rất háo hức khi biết các căn biệt thự cao cấp của FLC chỉ có giá ngang bằng với nhà liền kề ở thị xã Sầm Sơn, trong khi lại được quy hoạch bài bản và nằm trong một quần thể sân golf, resort tiêu chuẩn quốc tế. Tôi quyết định đặt mua và chắc chắn sẽ giới thiệu với bạn bè của mình”.











Các căn biệt thự của FLC tại Sầm Sơn nằm trong quần thể dự án rộng trên 200 héc-ta, được Tập đoàn FLC đầu tư đồng bộ, bao gồm sân golf 18 lỗ dạng links, nhà câu lạc bộ golf rộng hơn 8.000 m2, khu resort 5 sao cao cấp gần 100 phòng mang thương hiệu Fusion, khách sạn 7 tầng và khu bungalow 5 sao với gần 600 phòng mang thương hiệu À La Carte, bể bơi nước mặn rộng 5.100 m2 - lớn nhất Việt Nam, trung tâm hội nghị quốc tế, các khu vui chơi giải trí trong nhà và ngoài trời… Hầu hết hạng mục tại quần thể này đều do các đơn vị nổi tiếng nước ngoài đảm nhận từ thiết kế, quản lý thi công đến vận hành, khai thác.













 

Facebook Comment

Chủ đề được quan tâm nhất

Top