• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

baonhietdoicap17

Moderator
Staff member
Kỳ họp bất thường HĐND Thị xã khóa X thông qua Đề án đề nghị thị xã Bỉm Sơn lên đô thị loại 3

Sáng 22/10, HĐND Thị xã khóa X đã tổ chức kỳ họp bất thường để thông qua Đề án đề nghị thị xã Bỉm Sơn lên đô thị loại 3. Đồng chí Tạ Ngọc Phước – Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND Thị xã khai mạc kỳ họp.



Kỳ họp đã nghe lãnh đạo UBND Thị xã báo cáo tóm tắt Đề án đề nghị công nhận thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa là đô thị loại 3; Tờ trình của UBND Thị xã đề nghị thông qua Đề án. Sau 33 năm kể từ khi được công nhận là thị xã trực thuộc tỉnh (18/12/1981), đến nay Bỉm Sơn đã có bước phát triển vượt bậc về mọi mặt, đạt nhiều thành tựu trong kinh tế-xã hội và xây dựng phát triển đô thị, góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân, từng bước phấn đấu và hoàn thành các tiêu chí của đô thị loại 3.

Căn cứ vào tiêu chuẩn phân loại đô thị được quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản liên quan, về chức năng đô thị, quy mô dân số đô thị, mật độ dân số, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, hệ thống công trình hạ tầng đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị, thì thị xã Bỉm Sơn có :

29 nhóm chỉ tiêu đã đạt và vượt
16 nhóm chỉ tiêu trên mức tối thiếu nhưng chưa đạt tối đa
4 nhóm chỉ tiêu chưa đạt điểm

Tổng số điểm đạt trên 80 điểm và đủ các điều kiện cần thiết đề đề nghị công nhận là đô thị loại 3.

Kỳ họp cũng nghe báo cáo thẩm định Đề án đề nghị thị xã Bỉm Sơn lên đô thị loại 3 của Ban Kinh tế - Xã Hội HĐND Thị xã và ý kiến thảo luận của các đại biểu HĐND Thị xã khóa X góp ý vào nội dung của Đề án.

Các ý kiến đều tập trung khẳng định:

Việc đề nghị công nhận thị xã Bỉm Sơn đạt đô thị loại 3 là cần thiết, phản ánh đúng sự phát triển đi lên của thị xã Bỉm Sơn trong sự phát triển chung tỉnh

Song Thị xã cần có lộ trình, giải pháp mạnh mẽ nhằm phấn đấu thực hiện đạt các tiêu chí về quy mô dân số toàn đô thị, mật độ dân số, không gian công cộng trong đô thị…

Các đại biểu HĐND thị xã đã biểu quyết thông qua Đề án đề nghị công nhận thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa là đô thị loại 3 với số lượng 100% đại biểu tán thành.

Bế mạc kỳ họp, đồng chí Tạ Ngọc Phước Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND Thị xã yêu cầu: Trên cơ sở nghị quyết của HĐND Thị xã, Thường trực HĐND Thị xã giao UBND Thị xã kịp thời rà soát, hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục trình các cấp có thẩm quyền thẩm định để công nhận thị xã Bỉm Sơn là đô thị loại 3.

Bên cạnh đó, UBND Thị xã cần tiếp tục tập trung đầu tư đối với các nhóm chỉ tiêu chưa đạt điểm và nhóm chỉ tiêu còn yếu, hoàn thiện cơ bản về hạ tầng đô thị. Đề nghị, Các Đảng bộ và toàn thể nhân dân trên địa bàn tích cực ủng hộ, tham gia cùng với UBND Thị xã trong phát triển kinh tế- xã hội phấn đấu đưa Bỉm Sơn đạt tiêu chuẩn đô thị loại 3 trong thời gian tới./.
__________________
 

baonhietdoicap17

Moderator
Staff member
Tháng 11: Có thể bay đêm đến Thanh Hóa

Từ tháng 11-2014, hành khách có thể bay đến sân bay Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa vào ban đêm thay vì chỉ đi được vào ban ngày như hiện nay.
Ông Vương Văn Việt, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết những đơn vị liên quan đang lắp đặt hệ thống điều khiển tự động cho máy bay cất, hạ cánh và hệ thống đèn tín hiệu cho máy bay có thể hạ cánh vào ban đêm. Ngoài ra, sân bay Thọ Xuân cũng sắp có thêm hai đường bay mới nối Thanh Hóa với Đà Nẵng và Buôn Ma Thuột.

"Điều kiện cất, hạ cánh mới cũng như có thêm đường bay sẽ giúp hành khách đi lại tiện lợi hơn cũng như giúp tỉnh đón thêm nhiều khách du lịch", ông Việt nói tại TPHCM trong buổi giới thiệu Năm du lịch quốc gia 2015 - sự kiện sẽ diễn ra tại tỉnh Thanh Hóa vào năm tới.

Hiện nay, sân bay Thọ Xuân chỉ có một đường bay duy nhất đến TPHCM do Vietnam Airlines và Jetstar Pacific khai thác với tần suất 14 chuyến/tuần.

Theo ông VIệt, các chuyến bay đến Thanh Hóa hiện khai thác rất tốt với hệ số chỗ trung bình đạt từ 85-90%.

Vào tháng 11 tới, nhà ga chính của sân bay cũng sẽ được xây dựng.

Năm du lịch quốc gia 2015 với chủ đề "Kết nối các di sản thế giới" sẽ khai mạc vào tháng 3-2015 với hàng loạt sự kiện văn hóa, du lịch diễn ra tại tỉnh Thanh Hóa cũng như 15 tỉnh, thành khác trên cả nước.

Riêng tại Thanh Hóa, mỗi tháng đều có những sự kiện để thu hút khách du lịch với kỳ vọng sẽ đón khoảng 5 ,5 - 6 triệu lượt khách du lịch trong năm 2015 so với khoảng trên 4,9 triệu lượt của năm nay.
__________________
 

baonhietdoicap17

Moderator
Staff member
Thị xã Sầm Sơn: Lượng du khách đến tham quan, tắm biển, nghỉ dưỡng đông nhất từ trước đến nay

Sáng ngày 09/10, tại hội trường Đoàn An điều dưỡng 296, UBND thị xã tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá tình hình hoạt động du lịch năm 2014, triển khai nhiệm vụ du lịch năm 2015. Dự và chỉ đạo hội nghị có các đồng chí : Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh; Vương Văn Việt, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Các sở , ban, ngành cấp tỉnh. Các đồng chí lãnh đạo thị ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ thị xã cùng các phòng, ban, cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể và một số nhà nghỉ khách sạn, hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã. Đồng chí Trịnh Huy Triều, Chủ tịch UBND thị xã chủ trì hội nghị.



Sầm Sơn được đánh giá là một trong 12 đô thị du lịch trọng điểm của cả nước.

Phát huy tiềm năng, lợi thế, mùa du lịch năm 2014, với sự nỗ lực, phấn đấu của cả hệ thống chính trị từ thị đến cơ sở, sự ủng hộ, đồng thuận của nhân dân và du khách, Đảng bộ, chính quyền thị xã đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp trong hoạt động dịch vụ du lịch, xây dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện.

Năm 2014, Ban chỉ đạo hè, lãnh đạo thị xã thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở chỉ đạo, giao cho UBND các phường, xã trực tiếp quản lý hoạt động du lịch dịch vụ trên địa bàn; ban hành 23 phương án, kế hoạch quản lý các hoạt động dịch vụ du lịch.

Duy trì số điện thoại đường dây nóng của Chủ tịch UBND thị xã và thủ trưởng các đầu ngành như Công an, Quản lý thị trường, Đội 113, cấp cứu biển để tiếp nhận phản ánh của nhân dân và du khách 24/24h. Bên cạnh đó, thị xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Sầm Sơn trên các phương tiện truyền thông từ Trung ương đến địa phương. Tổ chức thành công các sự kiện lớn của thị xã như:

Lễ khai trương du lịch Sầm sơn năm 2014; các lễ hội truyền thống Bánh chưng, bánh dày; cầu ngư bơi chải; Các hoạt động văn hóa thể thao…

Xây dựng thí điểm tuyến phố du lịch văn hóa đường Bà Triệu, phát hành 10.0000 cuốn cẩm nang du lịch Sầm Sơn. UBND thị xã duy trì họp giao ban hàng tuần về an ninh trật tự và quản lý du lịch, dịch vụ.

Các vi phạm đã được xử lý nghiêm, công bố công khai trên Đài phát thanh – Truyền hình Sầm Sơn, Wedsite du lịch và các phương tiện thông tin đại chúng đã đem lại hiệu ứng tích cực, không chỉ đổi thay về hành động, việc làm mà còn đổi thay cả về ý thức, trách nhiệm của người dân, nhất là những người tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch có thái độ ứng xử văn minh, thân thiện hơn, các dịch vụ du mang tính chuyên nghiệp và phát triển theo hướng bền vững, thu hút được lượng du khách đến Sầm Sơn đông nhất từ trước đến nay.

Tính đến tháng 9/2014, thị xã đón được hơn 3 triệu lượt khách, vượt 10,4% kế hoạch, phục vụ 5.650 triệu ngày khách, vượt 17,7% kế hoạch cả năm, doanh thu ước đạt 1628 tỷ đồng,vượt 8,5% kế hoạch cả năm, đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế chủ đạo của thị xã, chiểm 75% cơ cấu kinh tế .

Thực hiện tốt công tác quản lý giá cả của các dịch vụ, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh sinh môi trường…

Bên cạnh những tiềm năng, thế mạnh về du lịch biển, thị xã vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như:

Sầm Sơn vẫn chưa có các sản phẩm du lịch hấp dẫn, chưa có các trung tâm thương mại lớn và các tour du lịch hấp dẫn.

Du khách đến Sầm sơn hầu như chỉ đơn thuần là đi tắm biển và du lịch tâm linh; Chưa xây dựng được thương hiệu của các sản phẩm, dịch vụ mang đặc trưng của Sầm Sơn…
 

baonhietdoicap17

Moderator
Staff member
Thị xã Sầm Sơn: Triển khai kế hoạch kinh doanh du lịch mùa đông

Sáng ngày 11/9, đồng chí Hoàng văn Truyền – Phó Chủ tịch thường trực UBND thị xã chủ trì hội nghị triển khai kế hoạch kinh doanh du lịch mùa đông trên địa bàn thị xã năm 2014. Tham dự hội nghị có các ban, ngành có liên quan đến công tác quản lý du lịch và 50 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống và một số dịch vụ khác.



Theo kế hoạch, Sầm Sơn phát triển ngành dịch vụ du lịch theo hướng lâu dài, bền vững, phục vụ du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng cả về mùa hè và mùa đông.

Phấn đấu từ nay đến hết năm 2014 và những tháng đầu năm 2015, thị xã đón được 1.000.000 triệu lượt khách, phục vụ ăn nghỉ 2.000.000 ngày ngày khách, doanh thu 500 tỷ đồng.

Để hoàn thành mục tiêu trên, các đại biểu tham dự hội nghị đề xuất với chính quyền thị xã tăng cường công tác tuyền truyền, quảng bá du lịch trong mùa đông; Phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng du lịch, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường…



Kết luận hội nghị, đồng chí Hoàng văn Truyền – Phó Chủ tịch Thường trực UBND thị xã nhấn mạnh:

Để thu hút khách du lịch trong mùa đông thị xã sẽ duy trì hoạt động kinh doanh từ 20 cơ sở lưu trú trở lên trên tuyến đường Hồ Xuân Hương

10 ki ốt (từ ki ốt số 3 đến ki ốt 13) và các nhà hàng, dịch vụ giải trí khác…

Duy trì Tổ an ninh trật tự trên khu vực núi Trường Lệ và khuôn viên bãi biển, tạo điều kiện cho du khách tham gia các dịch vụ du lịch an toàn.

Đồng thời ngay trong tháng 9 này, thị xã sẽ tập trung tuyên truyền một cách đồng bộ trên các phương tiện thông tin đại chúng để thu hút du khách về tham quan,nghỉ dưỡng trong mùa đông.
 

panoramioth

Moderator
Rất ấn tượng với hội nghị xúc tiến đầu tư lần này của Thanh Hóa, có đầy đủ lãnh đạo tỉnh đương thời, rất nhiệt tình và chân thành, hiệu quả, hy vọng tỉnh thường xuyên duy trì các hoạt động nay.
 

baonhietdoicap17

Moderator
Staff member
Thanh Hóa sẽ có thêm cảng hàng không 1.000 tỷ đồng
(Baodautu.vn) Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư và du lịch vào tỉnh Thanh Hóa lần đầu tiên được UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp cùng UBND TP.HCM tổ chức cuối tuần qua tại TP.HCM, đã có 13 giấy phép đầu tư được tỉnh trao cho các nhà đầu tư, hứa hẹn một sự tăng tốc mạnh mẽ trong thu hút đầu tư vào địa phương này thời gian tới.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Trịnh Văn Chiến, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa thông báo: “Một thông tin đáng mừng cho nhà đầu tư là, bên cạnh Cảng hàng không Thọ Xuân, Thanh Hóa sẽ có thêm một cảng hàng không nữa. Cảng hàng không này đã được Chính phủ phê duyệt, với tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng”.


Bên cạnh Cảng hàng không Thọ Xuân, Thanh Hóa sẽ có thêm một cảng hàng không nữa đã được Chính phủ phê duyệt
Cũng theo ông Chiến, Khu kinh tế Nghi Sơn, một trong 5 khu kinh tế trọng điểm của cả nước, được Chính phủ dành cho cơ chế ưu đãi đặc biệt, đang được mở rộng quy mô từ 18.000 ha lên 66.000 ha.

Trong khi đó, theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa, tính đến hết tháng 8/2014, tỉnh thu hút thêm 50 dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đầu tư 16 tỷ USD, trong đó 90% là dự án của nhà đầu tư Nhật Bản.

“Các nhà đầu tư Nhật Bản rất khó tính, nhưng họ đã đến Thanh Hóa, đã đầu tư, đã ‘chơi’ được với Thanh Hóa, thì các nhà đầu tư khác hoàn toàn có thể đến Thanh Hóa đầu tư và gặt hái thành công”, ông Chiến phân tích.

Ông Nakano Takashi, Giám đốc điều hành Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TP.HCM cho rằng, doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư mạnh vào Thanh Hóa, bởi tỉnh này có nguồn nhân lực dồi dào, có cảng biển, nên thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa. Tỉnh cũng có 3 nhà máy nhiệt điện, đảm bảo nguồn cung năng lượng cho các doanh nghiệp hoạt động.

Theo ông Nakano Takashi, với những thế mạnh sẵn có, tỉnh Thanh Hóa nên tập trung ưu tiên thu hút đầu tư vào những ngành công nghiệp có quy mô lớn, thâm dụng lao động để giải quyết việc làm cho người lao động, như sản xuất tơ sợi, may mặc, điện tử.

Tại Hội nghị, tỉnh Thanh hóa trao giấy chứng nhận đầu tư cho 13 dự án, đồng thời lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã công bố Dự án Nhà máy sản xuất soda chất lượng cao tại Khu kinh tế Nghi Sơn, với quy mô 100.000 tấn sản phẩm/năm, tổng mức đầu tư 39 triệu USD. Chủ đầu tư của dự án này là Tập đoàn hóa chất CIECH (Ba Lan).

Trong số 13 dự án được cấp phép, một số dự án FDI có thể giúp Thanh Hóa giải bài toán lao động, như góp ý của ông Nakano Takashi. Cụ thể, Dự án sản xuất giày dép xuất khẩu của Công ty TNHH Giày Sun Jade Việt Nam. Dự án này có quy mô 24 triệu đôi/năm, tổng mức đầu tư 60,5 triệu USD. Dự án đầu tư mở rộng này dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động trong tháng 9/2015.

Hay dự án khác là Nhà máy May Việt Pan-Pacific Thanh Hoá, do Công ty TNHH Việt Pan-Pacific Thanh Hóa làm chủ đầu tư. Nhà máy có công suất 1,9 triệu sản phẩm/năm, có tổng mức đầu tư 8,6 triệu USD. Dự án khởi công tháng 10/2014 và dự kiến đến tháng 9/2015 sẽ hoàn thành đưa vào hoạt động.

Ở góc độ doanh nghiệp trong nước, ông Đặng Tất Thắng, Trưởng ban Dự án đầu tư của Tập đoàn FLC cho biết, hiện FLC đã và đang đầu tư lớn vào Thanh Hóa, như Dự án FLC Samson Beach & Golf Resoft (5.500 tỷ đồng), FLC multi-complex Building Thanh Hóa (1.200 tỷ đồng)…

“Thanh Hóa tạo cơ chế thoáng cho các nhà đầu tư. Không những vậy, tỉnh còn có ưu đãi đặc biệt cho các nhà đầu tư lớn”, ông Thắng cho biết và tỏ ra không ngạc nhiên khi năm 2013, Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Thanh Hóa xếp thứ 8.
 

panoramioth

Moderator
Vành đai phía tây đang thi công rất khẩn trương.
Đoạn giao với đường Hải Thượng Lãn Ông, nằm giữa bệnh viện phụ sản và bệnh viện đa khoa tỉnh, bv nhi.

Đoạn giao cắt với đường Quang Trung (QL1 cũ).

Giáp với trường đại học văn hóa thể thao & du lịch.
 

baonhietdoicap17

Moderator
Staff member
Tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để Thanh Hóa có thêm bước phát triển mới

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn công tác Trung ương vừa thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa về tình hình phát triển KT-XH, QP-AN năm 2014 và mục tiêu, nhiệm vụ năm 2015.



Tiếp và làm việc với đoàn có Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Văn Chiến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Văn Hoằng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Đinh Tiên Phong; các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thường trực HĐND, UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tặng hoa chúc mừng đồng chí Trịnh Văn Chiến mới được bầu giữ cương vị Bí thư Tỉnh ủy.



Đồng chí Trịnh Văn Chiến đã chân thành cảm ơn sự quan tâm của Chủ tịch nước, của Bộ Chính trị đối với cá nhân đồng chí và lãnh đạo, nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

Đồng chí xin hứa sẽ cố gắng hết sức mình cùng với các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để tỉnh Thanh Hóa tiếp tục có những bước phát triển hơn nữa, xứng đáng với sự quan tâm của Bộ Chính trị, Chủ tịch nước cũng như các đồng chí lãnh đạo của các ban, ngành Trung ương.

Theo đó, đây là lần đầu tiên trong 10 năm gần đây Thanh Hóa hoàn thành và hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu KT-XH.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,6%, vượt mục tiêu kế hoạch 11,5% và cao hơn nhiều năm trước

Trong sản xuất nông, lâm, thủy sản phát triển ổn định và đạt kết quả tương đối toàn diện, giá trị sản xuất toàn ngành tăng 5,2% so với cùng kỳ

Tổng sản lượng lương thực ước đạt 1,74 triệu tấn, tăng 5,3% so với cùng kỳ

Toàn tỉnh hiện có 45 xã và 6 bản đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân mỗi xã còn lại đạt 10,68 tiêu chí

Sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khá .Giá trị sản xuất ước đạt 30.489 tỷ đồng, tăng 12,4% so với cùng kỳ.

Huy động vốn đầu tư phát triển ước đạt 85.530 tỷ đồng, vượt 22% kế hoạch, gấp 1,6 lần cùng kỳ.

Công tác xúc tiến đầu tư được quan tâm; môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương xếp thứ 6, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 8, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh xếp thứ 9 cả nước

Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tranh thủ thời cơ, sức lan tỏa của các dự án lớn để thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng

Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, phấn đấu tăng trưởng kinh tế từ 11,7% trở lên


Nhân dịp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào thăm và làm việc, tỉnh Thanh Hóa có 8 đề xuất, kiến nghị gồm:

Đề nghị Chủ tịch nước có ý kiến với Bộ Chính trị tiếp tục quan tâm bố trí 1 Phó Bí thư Tỉnh ủy phụ trách cơ sở cho tỉnh Thanh Hóa trong nhiệm kỳ 2015 -2020 để tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng cơ sở vững mạnh và nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy

Có ý kiến với Thủ tướng Chính phủ tăng mức hỗ trợ hàng năm cho tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện hoàn thành mục tiêu của Nghị quyết 39 – NQ/TƯ về phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2020

Có ý kiến với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội cho chủ trương để tỉnh Thanh Hóa nghiên cứu lập Đề án thành lập đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Nghi Sơn (đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt được quy định tại Điều 70 của Hiến pháp năm 2013) nhằm khai thác lợi thế cạnh tranh, phát huy cao nhất hiệu quả của Khu kinh tế Nghi Sơn.

Đề nghị Chủ tịch nước có ý kiến với Quốc hội, Chính phủ tăng nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương để tập trung đầu tư cho các khu kinh tế trọng điểm

Đưa Cảng hàng không Thọ Xuân vào quy hoạch phát triển thành cảng hàng không quốc tế

Hàng năm cho phép tỉnh Thanh Hóa được ứng trước nguồn vốn ngân sách Trung ương khoảng 1.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2015 - 2020 để đầu tư xây dựng một số công trình hạ tầng quy mô lớn tại KKT Nghi Sơn, KCN Lam Sơn - Sao Vàng và khu vực miền núi của tỉnh, nguồn vốn hoàn trả từ nguồn nộp ngân sách của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn và Nhiệt điện Nghi Sơn 2.

Đồng thời đề nghị Bộ Chính trị ban hành nghị quyết chuyên đề về phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Chủ tịch nước có ý kiến với Chính phủ quan tâm sớm khởi công dự án tuyến đường bộ nối Hà Nội – Viêng Chăn. Đồng thời cho phép tỉnh Thanh Hóa nghiên cứu, lập đền án thành lập khu kinh tế cửa khẩu, trình Chính phủ xem xét phê duyệt.




Trước đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm nhà máy Z111, tại xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hóa và 284 Bà Triệu, phường Đông Thọ, TP.Thanh Hóa.

Nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ nhà máy Z111, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang biểu dương sự nỗ lực vượt khó, hăng hái thi đua lao động, sản xuất hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao. Chủ tịch nước mong muốn cán bộ, chiến sĩ nhà máy Z111 phát huy truyền thống, đẩy mạnh phong trào thi đua, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần vào nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

 

baonhietdoicap17

Moderator
Staff member
VĐV Thanh Hóa phá vỡ 2 kỷ lục môn lặn tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII

Môn lặn đang diễn ra tại Cung thể thao tỉnh Nam Định với các trận chung kết. Các VĐV Thanh Hóa đã có thêm 2 HCV, 1 HCB và 1 HCĐ.



HLV kiêm Trưởng bộ môn bơi lặn Trịnh Văn Sáng (đứng giữa) -người trực tiếp chỉ đạo
các VĐV lặn của Thanh Hóa thi đấu tại đại hội lần này chụp ảnh lưu niệm
cùng Võ Đài Trang và Đặng Trọng Nam.



HCV do VĐV Võ Thị Đài Trang giành được ở nội dung lặn vòi hơi chân vịt cự ly 50m. Trang cán đích với thời gian 18 giây 30, phá kỷ lục cũ ở Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VI năm 2010 và kỷ lục quốc gia là 18 giây 54. Đây là HCV thứ 2 của Trang tại đại hội lần này sau thành tích trong tối 5/12 ở nội dung lặn vòi hơi chân vịt cự ly 100m nữ.

Cũng trong tối 7/12, Trang còn mang về cho Thanh Hóa thêm 1 HCB nội dung lặn chân vịt đôi cự ly 100m nữ. Từ nay cho đến khi kết thúc môn lặn (9/12) Trang còn 2 nội dung thi đấu là 100m khí tài và 50m tốc độ.

Cùng với Trang, VĐV Đặng Trọng Nam đã giành 1 HCV trong tối 7/12 ở nội dung lặn chân vịt đôi cự ly 100m nam. Nam cán đích với thời gian 43 giây 97, phá kỷ lục cũ của đại hội là 43 giây 98.

Những ngày thi đấu tới Nam còn khả năng giành huy chương ở các nội dung 50m và 200m chân vịt đôi.

Bộ môn lặn của Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ 7 có 32 nội dung thi đấu. Đoàn Thanh Hóa tham gia 12 nội dung với 3 VĐV gồm: Trang, Nam và Nguyễn Văn Long.

Tính đến trưa 8/12 đoàn Thanh Hóa vẫn đứng vững vị trí thứ 5 trên bảng tổng sắp huy chương với 20 HCV, 13 HCB và 10 HCĐ.

Với số huy chương này nhiều khả năng Thanh Hóa sẽ vượt qua An Giang đang đứng ở vị trí thứ 4 với 21 HCV, 11 HCB và 9 HCĐ.

Bởi cho đến thời điểm này so với cả An Giang, Hải Phòng đã gần như đã hết môn thế mạnh, trong khi đó Thanh Hóa lại còn khá nhiều môn chủ công như:

Pencat Silat, Karatedo, Teakwondo ,Dance Sport, Boxing, bắn cung, điền kinh…

Hôm nay (8/12) các VĐV bóng chuyền của Thanh Hóa bước vào các trận đấu đầu tiên trong khuôn khổ đại hội.
 

baonhietdoicap17

Moderator
Staff member
Xây dựng mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Thanh Hóa và TP Seongnam ngày càng phát triển

Tại buổi tiếp thân mật và hội đàm với Đoàn công tác của Ủy ban chính quyền thành phố Seongnam (Hàn Quốc), lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và thành phố Seongnam cho rằng: Mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Thanh Hóa và thành phố Seongnam ngày càng tốt đẹp, đi vào chiều sâu và mang tính thiết thực, hiệu quả.


Đồng chí Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác của Ủy ban chính quyền thành phố Seongnam, Hàn Quốc.



Ngày 9-12, nhân chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Thanh Hóa, đoàn công tác của Ủy ban chính quyền thành phố Seongnam, Hàn Quốc do Ngài Lee Han Kyu, Phó Thị trưởng làm Trưởng đoàn đã đến chào xã giao lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa. Tiếp thân mật và hội đàm với đoàn, về phía tỉnh Thanh Hóa có các đồng chí: Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Văn Hoằng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Lê Thị Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Đình Xứng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh và một số sở, ngành cấp tỉnh.


Đồng chí Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh tặng quà lưu niệm cho lãnh đạo đoàn công tác của Ủy ban chính quyền thành phố Seongnam, Hàn Quốc.

Thay mặt đoàn công tác, Ngài Lee Han Kyu, Phó Thị trưởng thành phố Seongnam cảm ơn tình cảm và sự đón tiếp nồng hậu của lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa dành cho đoàn. Ngài Lee Han Kyu cũng chuyển tới đồng chí Trịnh Văn Chiến thư chúc mừng của Thị trưởng thành phố Seongnam nhân dịp đồng chí được đảm nhiệm cương vị mới là Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa.

Đoàn đại biểu thành phố Seongnam bày tỏ sự ấn tượng đối với những kết quả mà tỉnh Thanh Hóa đạt được trong năm 2014, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng kinh tế 11,6%, đồng thời tin tưởng tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công to lớn hơn trong những năm tới.



Đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác của Ủy ban chính quyền thành phố Seongnam, Hàn Quốc.


Năm 2013, ngay sau lễ ký kết biên bản ghi nhớ và chương trình hợp tác, được sự quan tâm của UBND tỉnh Thanh Hóa, Ủy ban chính quyền thành phố Seongnam, hầu hết các nội dung trong chương trình hợp tác về kinh tế, đầu tư, văn hóa xã hội, giáo dục đào tạo đã được triển khai và đạt kết quả đáng ghi nhận.

Trong đó, nổi bật là hoạt động trao đổi đoàn cấp cao giữa 2 bên, phối hợp giữa đoàn chuyên gia tư vấn quy hoạch Khu công nghệ cao Lam Sơn – Sao Vàng, các chương trình hoạt động tình nguyện, hợp tác phát triển công tác thanh thiếu niên.


Năm 2015, chương trình hợp tác sẽ tập trung vào các nội dung chính là: phối hợp xây dựng con đường mang tên Seongnam tại TP Thanh Hóa và con đường mang tên Thanh Hóa tại thành phố Seongnam, gợi nhắc cho nhân dân 2 địa phương về mối quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp giữa Thanh Hóa và Seongnam.

Trên 2 con đường này, khuyến khích các doanh nghiệp của 2 địa phương đầu tư các mô hình dịch vụ thương mại, kinh doanh ẩm thực, bán hàng lưu niệm mang những nét văn hóa đặc trưng của 2 địa phương.

Tỉnh Thanh Hóa sẽ dành diện tích phù hợp và đầu tư cơ sở hạ tầng tại khu công nghiệp Lam Sơn – Sao Vàng, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp của Seongnam vào đầu tư các dự án công nghiệp công nghệ cao, với các ngành nghề được ưu tiên là điện tử, phần mềm, sản xuất thiết bị y tế…, đồng thời đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.

Đây được xem là một trong những thế mạnh của tỉnh Seongnam và là xu hướng mà tỉnh Thanh Hóa đang hướng tới. Hai bên sẽ tăng cường hợp tác chuyển giao công nghệ, đầu tư sản xuất và chế biến, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Ngoài ra, hai bên còn thảo luận các nội dung về hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, giáo dục và đào tạo, phát triển nông thôn, phát triển công tác thanh thiếu niên.

Lãnh đạo 2 địa phương cùng thống nhất sẽ nỗ lực để làm cầu nối cho các doanh nghiệp 2 bên tăng cường tiếp xúc, tìm kiếm cơ hội hợp tác và phát triển, đồng thời không ngừng bổ sung, cụ thể hóa các nội dung chương trình phối hợp, để mối quan hệ giữa tỉnh Thanh Hóa và thành phố Seongnam ngày càng bền chặt, thiết thực và đi vào chiều sâu.

Cũng nhân dịp này, đoàn công tác của Ủy ban chính quyền thành phố Seongnam đã đi thăm quan một số công trình hạ tầng thiết yếu tại thành phố Thanh Hóa, thăm và làm việc tại Khu kinh tế Nghi Sơn.

Ngài Phó Thị trưởng Lee Han Kyu và đoàn công tác bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước những tiềm năng to lớn và sự phát triển mạnh mẽ của Khu kinh tế Nghi Sơn, đặc biệt là tiềm năng về cảng nước sâu, về hệ thống cơ chế chính sách hết sức ưu đãi và những dự án đầu tư lớn đang được triển khai trong Khu kinh tế Nghi Sơn.
 

baonhietdoicap17

Moderator
Staff member
Bước đột phá trong thu hút đầu tư


Nỗ lực đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư là những ưu tiên hàng đầu của tỉnh Thanh Hóa.






Năm 2014, Thanh Hóa đã có những bước tiến vượt bậc trong việc cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đặc biệt, cũng là năm đánh dấu sự chuyển biến vượt bậc của tỉnh Thanh Hóa trong các bảng xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) (8/63 tỉnh, thành), chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) (9/63 tỉnh, thành), chỉ số năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương (6/63 tỉnh, thành).


Những kết quả ấn tượng đó đã đưa Thanh Hóa trở thành một trong những địa phương có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nước ngoài.



Trong năm 2014, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh ước đạt 1.040 triệu USD, bằng 104% kế hoạch, tăng 13% so với năm 2013.

Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 448,05 triệu USD, tăng 4,8% so với năm 2013.

Đã cấp mới giấy chứng nhận đầu tư cho 10 dự án FDI vốn đầu tư hơn 100 triệu USD, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho 7 dự án FDI với tổng vốn đầu tư tăng thêm 107,6 triệu USD.

Trong đó, Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp (KCN) có 16 dự án đầu tư và 30 dự án đầu tư ngoài Khu Kinh tế Nghi Sơn, các KCN.



Để đạt kết quả, Thanh Hóa đã lựa chọn 3 khâu đột phá, đó là:
Đột phát trong quy hoạch
Đột phá trong đầu tư cơ sở hạ tầng
Đột phá trong cải cách hành chính thu hút đầu tư.



Một trong những công việc quan trọng đầu tiên mà Thanh Hóa bắt tay vào thực hiện là triển khai xây dựng đồng bộ các quy hoạch từ cấp huyện tới cấp tỉnh trong tổng thể thống nhất, nhằm phát huy hiệu quả nhất thế mạnh của từng địa phương, từng ngành, từng đơn vị, cũng như bổ sung, hỗ trợ nhau trong mối liên kết tổng thể.


Trong nhiều năm qua, Thanh Hóa là địa phương tích cực trong việc xây dựng hạ tầng cơ sở, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển, cho dù hiện vẫn là một trong những “nút thắt” cần tiếp tục được tháo gỡ. Đến nay, Thanh Hóa đã hoàn thành các tuyến đường huyết mạch, động lực cho phát triển tới các địa bàn cửa khẩu, biên giới; nâng cấp, mở rộng các tuyến đường cửa ngõ vào Thanh Hóa.

Đặc biệt, để khai thác và phát huy những tiềm năng, thế mạnh hiện có, Thanh Hóa đã tập trung nâng cấp hạ tầng, mở rộng Khu Kinh tế Nghi Sơn và các KCN quan trọng khác.

Việc điều chỉnh mở rộng quy hoạch hướng tới xây dựng Khu Kinh tế Nghi Sơn thành khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, tạo nên không gian của một đô thị đáng sống; một khu kinh tế mới năng động với tầm nhìn đến năm 2050.


Luôn đồng hành cùng doanh nghiệp” vừa là mục tiêu, mục đích được quán triệt rộng rãi ở tất cả các cấp, ban, ngành trong tỉnh, nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư và doanh nghiệp một cách nhanh, hiệu quả nhất.

Năm 2014, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về ý thức phục vụ, phong cách làm việc, nâng cao hiệu quả hoạt động trong các bộ phận thực thi công vụ. Cùng với đó, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa thường xuyên gặp gỡ, đối thoại với các tổ chức, doanh nghiệp, để lắng nghe, chia sẻ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.


Đặc biệt, để tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư, công tác vận động, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch được tỉnh quan tâm, chú trọng. Năm 2014, nhiều hoạt động đối ngoại, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch vào tỉnh được tổ chức thành công như:

Hội nghị “Các thế hệ doanh nhân Việt Nam với tiềm năng, cơ hội đầu tư của tỉnh Thanh Hóa"
Tọa đàm “Kết nối đầu tư, Thương mại và Du lịch giữa Nhật Bản và Việt Nam” Hội nghị Xúc tiến Đầu tư và Du lịch vào Thanh Hóa và giới thiệu, quảng bá Năm Du lịch quốc gia 2015 tại TP Hồ Chí Minh
Hội thảo “Xúc tiến đầu tư và Chuyển giao công nghệ Việt-Đức vào tỉnh Thanh Hóa” tại TP Thanh Hóa
Hội nghị Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Việt Nam - Nam Phi
Tham dự hội nghị kết nối Việt Nam – Singapore...

Đã mang lại nhiều cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh và chuyển giao công nghệ cho các bên tham gia.


Ngoài ra, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã chủ động kết nối, thiết lập và ký kết biên bản hợp tác với các địa phương nước ngoài như:


Tỉnh Mittelsachsen (CHLB Đức), thành phố Seongnam (Hàn Quốc) và tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị với tỉnh Hủa Phăn, tỉnh Xiêng Khoảng của nước CHDCND Lào.


Thông qua các chương trình làm việc, các chuyến thăm giữa các bên; các cơ quan, đơn vị trong tỉnh Thanh Hóa đã giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, các lễ hội văn hóa đặc sắc của xứ Thanh, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế tỉnh Thanh Hóa trong mắt bạn bè quốc tế.

Thông qua các hoạt động ngoại giao văn hóa, các giá trị, tinh hoa văn hóa và tri thức của một số địa phương trên thế giới đã được tiếp thu có chọn lọc nhằm góp phần làm phong phú nền văn hóa của địa phương và nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của nhân dân trong tỉnh.


Bên cạnh đó, tỉnh thường xuyên giữ mối quan hệ với Đại sứ quán một số nước tại Việt Nam và các tổ chức tài chính lớn như:

WB, ADB, JICA, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc... để đẩy nhanh tiến độ các dự án ODA đang triển khai


Xúc tiến vận động vốn ODA đầu tư các dự án:

Bệnh viện Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong Khu Kinh tế Nghi Sơn; giảm nghèo khu vực miền núi và hỗ trợ phát triển chính sách tỉnh Thanh Hóa...

Bằng sự năng động, sáng tạo, cởi mở, thân thiện giữa lãnh đạo tỉnh với các nhà đầu tư trong năm qua, tỉnh Thanh Hóa xứng đáng là điểm sáng trong thu hút đầu tư của cả nước. Cùng với truyền thống hiếu khách, tinh thần hợp tác vì tiến bộ và phát triển, tỉnh Thanh Hóa luôn nồng nhiệt chào đón các nhà đầu tư và bạn bè quốc tế!


Thành công của nhà đầu tư cũng chính là thành công của tỉnh Thanh Hóa và là động lực để Thanh Hóa “cất cánh”.
 

baonhietdoicap17

Moderator
Staff member
Xuất khẩu: Ấn tượng qua những con số


Khủng hoảng kinh tế thế giới đã gây ra không ít khó khăn về tiêu thụ hàng hóa XK. Tuy nhiên, cùng với sự năng động của các doanh nghiệp (DN) trong việc hoạch định chiến lược sản xuất, kinh doanh, các quyết sách ưu đãi cho lĩnh vực XK và những thủ tục hành chính linh hoạt... đã tạo động lực cho XK tỉnh ta vượt kế hoạch đề ra. Năm 2014, XK toàn tỉnh đạt 1.042,893 triệu USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2013 và bằng 104,3% so với kế hoạch.



Sản xuất hàng thủ công xuất khẩu tại Công ty CP Sản xuất - xuất nhập khẩu Hoàng Long (Nga Sơn)



Sản phẩm hàng hóa XK đa dạng, chất lượng hàng hóa XK tiếp tục được nâng lên và phát triển theo hướng bền vững với tỷ trọng nhóm hàng sản phẩm công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp chiếm 75,4%; nhóm hàng nông, lâm, thủy sản chiếm 7,8%.

Một số mặt hàng XK chủ lực tiếp tục tăng trưởng ấn tượng, trong đó ngành dệt may dẫn đầu kim ngạch XK với 73.183.000 sản phẩm, tăng 17,6% so với cùng kỳ; giày dép các loại 34.246.000 đôi, tăng 21,6% so với cùng kỳ; bóng đá XK tăng 30% so với cùng kỳ...


Là một trong những DN dẫn đầu kim ngạch XK toàn tỉnh trong nhiều năm qua, năm 2014, giá trị hàng hóa XK của Tổng Công ty Tiên Sơn đạt con số hàng trăm triệu USD.

Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Tiên Sơn, chia sẻ:

Với thị trường thế giới, đặc biệt là những thị trường khó tính như Mỹ, EU, việc bảo đảm chất lượng sản phẩm và tiến độ hợp đồng là yếu tố hàng đầu. Do đó, đơn vị luôn chú trọng tới việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn lao động, không ngừng đầu tư ứng dụng công nghệ mới trong may mặc để tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm trên thương trường.

Hiện nay, sản phẩm may XK của tổng công ty đã có mặt tại 15 thị trường trên thế giới, trong đó thị trường Mỹ chiếm hơn 85%, giải quyết việc làm cho khoảng 6.000 lao động.

Cơ cấu thị trường XK cũng có những chuyển biến tích cực và đang có xu hướng dịch chuyển dần sang các thị trường có tính ổn định cao, như Nhật Bản, Mỹ và các nước châu Âu.

Giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng từ 125 triệu USD năm 2013 lên 159 triệu USD năm 2014 (27,2%), giá trị hàng hóa XK sang thị trường Nhật Bản tăng từ 190 triệu USD lên 206 triệu USD (8,4%)...

Hiện tại, hàng hóa XK của tỉnh ta đã có mặt tại hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ.


Công ty CP Dụng cụ thể thao Delta, đóng trên địa bàn thị trấn Bút Sơn (Hoằng Hóa) là một trong những đơn vị dẫn đầu trong việc chinh phục những thị trường mới. Năm 2014, giá trị hàng hóa XK của công ty đạt 26 triệu USD, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm 2013. Đại diện lãnh đạo công ty cho biết:

Để cạnh tranh trong lĩnh vực XK dụng cụ thể thao, công ty chú trọng đầu tư nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới công nghệ sản xuất, cải tiến mẫu mã sản phẩm và mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.


Bên cạnh đó, việc đáp ứng mọi điều kiện khắt khe về lao động theo tiêu chuẩn quốc tế trở thành “chìa khóa”, “thước đo” cho thương hiệu Delta với các đối tác chiến lược trên trường quốc tế. Nhờ đó, sản phẩm bóng thể thao của công ty đã có mặt ở 28 quốc gia trên thế giới, trong đó nhiều đối tác là những công ty, tập đoàn hàng đầu thế giới về dụng cụ thể thao.


Mới đây, công ty đã mở rộng thị trường sang một số nước châu Âu, trong đó có thị trường Pháp. Hiện, công ty đang xúc tiến để thiết lập quan hệ thương mại với thị trường Nam Phi, mở rộng ra nhiều thị trường khác ở châu Phi.

XK 2014 về đích trước kế hoạch cùng với những dự báo về một năm mới với nhiều tín hiệu vui khi một số đơn vị đã chủ động được đơn hàng sản xuất trong năm 2015 và đang mở ra nhiều kỳ vọng cho XK tỉnh ta.

Năm 2015, tỉnh ta đề ra kế hoạch XK đạt 1.150 triệu USD, tăng 10,27% so năm 2014, trong đó một số mặt hàng được xác định tiếp tục tăng trưởng và chiếm ưu thế về kim ngạch XK, như may mặc, giày dép, hàng thủy sản... do ở những lĩnh vực này có một số nhà máy mới đi vào hoạt động.
 

baonhietdoicap17

Moderator
Staff member
Nông nghiệp một năm “được mùa”



Năm 2014, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt hơn 1,7 triệu tấn, tăng 33.716 tấn so với kế hoạch, tăng 76.900 tấn so với cùng kỳ; năng suất và sản lượng cao nhất từ trước đến nay. Có được kết quả trên là cả một sự nỗ lực không ngừng, vượt qua khó khăn về thời tiết, sâu bệnh... của ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh trong suốt một năm qua.



Đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, thăm mô hình sản xuất giống mía chất lượng cao của Công ty CP Mía đường Lam Sơn (tháng 11-2014)



Nhớ lại những ngày đầu vụ chiêm – xuân, đợt rét đậm, rét hại kéo dài đúng vào thời điểm bà con nông dân trong tỉnh xuống đồng gieo cấy đã làm cho hơn 600 ha lúa bị chết cục bộ. Rồi trong tháng 4, tháng 5, thời tiết âm u, mưa phùn kéo dài, sau đó lại xảy ra nắng nóng cộng với mưa dông làm gãy đổ hơn 6.000 ha ngô và các loại cây trồng, kèm theo đó, nhiều loại sâu bệnh bùng phát với mật độ cao. Để vượt qua những khó khăn trên, ngành nông nghiệp đã kịp thời đôn đốc, khuyến cáo các địa phương và bà con nông dân trong tỉnh thực hiện các biện pháp chống rét cho mạ và lúa mới cấy, khẩn trương chắm dặm lại những diện tích lúa chết do rét... Cùng với đó, hướng dẫn bà con nông dân các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại lúa, cách chăm sóc lúa trong từng giai đoạn.


Nhờ sự nỗ lực, chỉ đạo quyết liệt, nên năng suất và sản lượng lúa đạt cao nhất từ trước tới nay, năng suất đạt 64,5 tạ/ha, tăng 2,5 tạ/ha so với cùng kỳ, sản lượng đạt 800.007 tấn, tăng 38.000 tấn so với kế hoạch.


Bước sang vụ thu – mùa, thời tiết có phần ưu ái hơn bởi không có nắng nóng kéo dài hay mưa bão lớn. Song, tình hình sâu cuốn lá lại diễn biến phức tạp, khi mật độ sâu đạt ngưỡng cao nhất trong lịch sử, gây hại hơn 40.000 ha lúa mùa, khiến toàn tỉnh phải đối mặt với nguy cơ mất mùa. Trước tình hình đó, ngành nông nghiệp đã khẩn trương, kịp thời chỉ đạo các địa phương dồn sức chống lại nạn sâu cuốn lá; đôn đốc, hướng dẫn, khuyến cáo bà con nông dân áp dụng biện pháp “4 đúng” trong công tác phòng, trừ sâu hại lúa.


Vụ đông 2014-2015 là vụ đầu tiên thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững, vì vậy, ngành nông nghiệp chủ trương mở rộng diện tích lên 60.000 ha, cao hơn những năm trước 5.000 ha, với cơ cấu những loại cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao.

Để đạt được mục tiêu, không chỉ riêng ngành nông nghiệp mà các địa phương đã huy động cả hệ thống chính trị tập trung chỉ đạo sản xuất, tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho bà con nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.


Nhằm khuyến khích bà con nông dân mở rộng diện tích sản xuất vụ đông, tỉnh cũng đã dành hơn 10 tỷ đồng để hỗ trợ giống cho bà con nông dân sản xuất; ngoài sự hỗ trợ của tỉnh, nhiều địa phương còn có cơ chế hỗ trợ riêng.

Do đó, diện tích sản xuất vụ đông được mở rộng hơn 1.000 ha so với cùng kỳ.

Thành công của ngành nông nghiệp năm 2014 không chỉ ở các chỉ tiêu về diện tích, năng suất mà còn ở việc mở rộng diện tích sử dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất khi mà năm qua diện tích sản xuất lúa được áp dụng cơ giới hóa đồng bộ đạt hơn 7.000 ha, gấp 3 lần so với năm 2013.

Trong năm 2014, ngành nông nghiệp cũng đã chuyển đổi 3.250 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao và hơn 2.000 ha đất trồng mía kém hiệu quả cũng được chỉ đạo chuyển sang trồng các loại cây rau màu có hiệu quả kinh tế, như: ớt, cà chua bi, ngô ngọt.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng được xem là tiền đề quan trọng trong việc đặt nền tảng để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong thời gian tới. Ngoài ra, trong năm qua, nhiều mô hình sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ theo chuỗi tiếp tục được ngành nông nghiệp và các địa phương nhân rộng, các tiến bộ kỹ thuật, mô hình sản xuất mới được ứng dụng rộng rãi.


Cùng với trồng trọt, chăn nuôi những năm qua cũng có bước phát triển đáng kể, nhiều trang trại lớn được xây dựng, nhiều mô hình con nuôi cho hiệu quả kinh tế cao tiếp tục được triển khai và nhân rộng...


Phát huy những kết quả năm 2014, năm 2015, ngành nông nghiệp phấn đấu tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 1,6 triệu tấn trở lên, sản lượng khai thác thủy sản đạt khoảng 85.000 tấn, độ che phủ rừng đạt hơn 50%, tiếp tục ổn định đàn vật nuôi...
 

baonhietdoicap17

Moderator
Staff member
Điểm nhấn trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông


Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp đến một số công trình xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh. Ở các công trình như:

Tiểu dự án 2 – Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A, đoạn Dốc Xây – TP Thanh Hóa
Tuyến đường giao thông nối Quốc lộ 47 với đường Hồ Chí Minh
Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn phía nam TP Thanh Hóa
Nạo vét sông Tào Xuyên, nâng cấp Quốc lộ 217, các công trình tại Cảng Hàng không Thọ Xuân... không khí thi công khá nhộn nhịp, khẩn trương.




Thi công Tiểu dự án 2, Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A, đoạn Dốc Xây - TP Thanh Hóa, qua huyện Hoằng Hóa.



Các nhà thầu đang tranh thủ những ngày thời tiết thuận lợi tập trung thi công 3 ca liên tục (18 giờ/24 giờ) nhằm bảo đảm hoàn thành công trình theo đúng kế hoạch. Tuy chạy đua với thời gian, nhất là ở những công trình khối lượng thi công còn nhiều, nhưng các nhà thầu luôn coi chất lượng và là ưu tiên hàng đầu.


"Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A, đoạn phía nam TP Thanh Hóa đã cơ bản hoàn thành. Các nhà thầu đang tập trung cao cho việc thi công để hoàn thành tiểu dự án 2 trong tháng 1 – 2015.

Công trình với giá trị đầu tư hàng ngàn tỷ đồng này thời gian thi công chỉ 15 tháng. Cầu Nguyệt Viên (thuộc tiểu dự án 2) sừng sững nối đôi bờ sông Mã anh hùng đã được hợp long. Những người thợ cầu đang thi công các hạng mục còn lại của cầu, đường 2 đầu cầu...
"





"Tuyến đường nối Quốc lộ 47 với đường Hồ Chí Minh có chiều dài 5,785 km, giai đoạn 1 đầu tư xây dựng nền đường rộng 21 m, mặt đường thảm bê tông nhựa rộng 18 m với 4 làn xe cơ giới...

Các nhà thầu đang tập trung cao cho việc thi công, phấn đấu hoàn thành vào tháng 2 – 2015.

Tiếp đó giai đoạn 2 sẽ thi công hoàn thiện tuyến đường với quy mô nền đường rộng 54 m.

Đây là tuyến đường nằm trong quy hoạch xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật Khu Công nghiệp Lam Sơn – Sao Vàng.

Khi hoàn thành xây dựng, tuyến đường góp phần kết nối hệ thống giao thông trong vùng, tạo thuận lợi thu hút đầu tư vào Khu Công nghiệp Lam Sơn – Sao Vàng và các vùng phụ cận.
"




"Dự án nâng cấp Quốc lộ 217 đoạn km 107 + 200 (giao với Quốc lộ 15A, địa bàn huyện Bá Thước) – km 195 + 400 (Cửa khẩu Na Mèo, huyện Quan Sơn) dài 88,2 km đạt tiêu chuẩn cấp 4 miền núi...

Tổng mức đầu tư của dự án 97,4 triệu USD, theo kế hoạch sẽ hoàn thành xây dựng vào tháng 6 – 2016. Đây là dự án có vốn đầu tư lớn, có ý nghĩa quan trọng phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của tỉnh Thanh Hóa nói chung, các huyện có tuyến đường đi qua và vùng phụ cận nói riêng.

Dự án còn góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông tỉnh Thanh Hóa, kết nối các khu vực Đông Nam Á và nước CHDCND Lào với Cảng Nghi Sơn.
"

Ngay sau khi khởi công, các địa phương có tuyến đường đi qua đã thực hiện có hiệu quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Do nhận thức được tầm quan trọng của việc Nhà nước đầu tư xây dựng tuyến đường góp phần phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, trong đó có lợi ích của chính các hộ dân, đa số các hộ dân bị ảnh hưởng đã sớm nhận tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thực hiện dự án.

Có mặt bằng đến đâu, các nhà thầu tập trung nhân lực, xe, máy, vật tư thi công ngay đến đó. Hiện công trình đang được triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch.


Để tạo thuận lợi cho hành khách lựa chọn đi lại bằng đường hàng không, sau khi khai trương đường bay thẳng Thanh Hóa – TP Hồ Chí Minh (ngày 5-2-2013) đến nay, tỉnh đã và đang phối hợp với Quân chủng Phòng không – Không quân, các đơn vị của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam... bàn giao đất quốc phòng để xây dựng khu hàng không dân dụng, san lấp mặt bằng và xây dựng nhà ga hàng không mới, xây dựng tường rào, hệ thống an ninh, hệ thống đèn ILS bảo đảm cho tàu bay hạ cánh chính xác vào ban đêm, những ngày trời sương mù dày... theo quy hoạch Sân bay Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa đã được Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải phê duyệt.


Nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông có vốn đầu tư lớn, đang được các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công. Trong quá trình thi công, nhiều cán bộ, kỹ sư của các nhà thầu có nhiều sáng kiến, giải pháp thi công hợp lý để rút ngắn thời gian, nâng cao chất lượng công trình.


Các dự án hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng sẽ phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư, góp phần thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
 

baonhietdoicap17

Moderator
Staff member
"Bản giao hưởng thành phố tuổi 20" chào đón năm mới 2015



Chương trình nghệ thuật chào đón năm mới 2015 đồng thời khai trương Nhà hát Lam Sơn vừa được UBND T.P Thanh Hóa tổ chức.





Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và T.P Thanh Hóa tặng hoa cho các nghệ sỹ tham gia chương trình.


Tham dự chương trình có Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trịnh Văn Chiến; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thường trực HĐND, UBND tỉnh.


Với chủ đề "Bản giao hưởng thành phố tuổi 20", đêm diễn không chỉ có ý nghĩa chào đón một năm mới Ất Mùi 2015, mà còn là thời khắc để Đảng bộ, nhân dân T.P Thanh Hóa nhìn lại năm 2014 với nhiều thành quả đáng khích lệ.


Chương trình nghệ thuật với những tác phẩm kinh điển của quốc tế và những tác phẩm đi cùng năm tháng của Việt Nam, cũng sự quy tụ của những nghệ sỹ tên tuổi đã cống hiến cho người xem những giây phút đáng nhớ trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ với năm mới.


Đặc biệt, những màn trình diễn đạo cụ nhạc dân tộc kết hợp nhạc giao hưởng, trình diễn kèn Sacxophone, hát Opera... đã cuốn hút khán giả Thanh Hóa bởi tính mới lạ và độc đáo.

Đây cũng là dịp Nhà hát Lam Sơn chính thức được đưa vào sử dụng. Là một trong những công trình trọng điểm của tỉnh được khởi công xây dựng trong thời gian qua, nhà hát với kiến trúc độc đáo, sức chứa lớn, sẽ giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động văn hóa - xã hội của T.P Thanh Hóa cũng như toàn tỉnh.
 

baonhietdoicap17

Moderator
Staff member
Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn đón thiết bị tháp phân tách dầu


Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) vừa tiếp nhận thành công tháp phân tách dầu từ Hàn Quốc về cập Cảng Nghi Sơn sau nhiều ngày vận chuyển bằng đường biển.






Đây là một trong những bộ phận quan trọng của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Theo các thông số kỹ thuật, tháp phân tách này nặng hơn 200 tấn, cao 60,7m - là một trong những thiết bị quan trọng của Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn.

Dự kiến trong tháng 4/2015 tháp cao nhất của nhà máy (90m) cũng sẽ được vận chuyển về để lắp đặt.

Đại diện NSRP cam kết sẽ nỗ lực hết mình để lắp đặt tháp phân tách này cũng như các thiết bị tiếp theo đúng kế hoạch, an toàn lao động. Đồng thời đề nghị phía tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới tạo điều kiện, đồng hành với công ty trong việc kiểm soát và tuyên truyền để các chủ tàu cá không đưa phương tiện vào những vùng có các tàu vận chuyển thiết bị vào ra để tránh va chạm; không để nhân dân đưa các thiết bị đánh bắt cá vào vùng luồng tàu vận tải hoạt động theo quy định…

Đại diện lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến bày tỏ sự vui mừng và khẳng định đây là sự thành công trong hợp tác giữa các bên, là tín hiệu vui, mở đầu thuận lợi cho việc lắp đặt toàn bộ công trình. Đồng thời cam kết Thanh Hóa sẽ hợp tác và tạo điều kiện tốt nhất nhằm đồng hành với NSRP trong tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, xây dựng và lắp đặt các thiết bị, bảo đảm an ninh cũng như điều kiện ăn ở cho chuyên gia, lao động làm việc cho nhà máy.
 

baonhietdoicap17

Moderator
Staff member
160.000 lượt khách thông qua Cảng Hàng không Thọ Xuân



Thời gian qua, các ngành có liên quan của tỉnh, huyện Thọ Xuân, các đơn vị ngành hàng không... triển khai thực hiện giải phóng mặt bằng, bàn giao đất, tiếp tục đầu tư xây dựng các hạng mục công trình tại Cảng Hàng không Thọ Xuân theo quy hoạch đã được Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải phê duyệt.

Ban Quản lý Cảng Hàng không Thọ Xuân không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hành khách lựa chọn đi lại bằng đường hàng không. Đồng thời, phối hợp với địa phương, các lực lượng chức năng và các đơn vị có liên quan làm tốt công tác bảo đảm an ninh trật tự tại sân bay, bảo đảm an toàn bay.

Hiện nay, tại Cảng Hàng không Thọ Xuân có 3 hãng hàng không là Vietnam Airlines, Sestar Pacific và Vietjet Air đang khai thác đường bay Thanh Hóa – TP Hồ Chí Minh với tần suất 3 chuyến/ngày, hệ số ghế sử dụng đạt hơn 80%.

Năm 2014, có 160.000 lượt khách thông qua Cảng Hàng không Thọ Xuân, tăng 77,7% so với năm 2013.

Ngày 1–1–2015, dự án “Hệ thống đèn tín hiệu hàng không và thiết bị hạ cánh chính xác ILS tại Cảng Hàng không Thọ Xuân” đã hoàn thành và đưa vào khai thác. Đây là dự án nhằm nâng cao năng lực tiếp nhận tàu bay, bảo đảm an toàn, hiệu quả cho các chuyến bay trong điều kiện thời tiết xấu và tầm nhìn hạn chế, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách.
 

Facebook Comment

Bài viết mới

Chủ đề được quan tâm nhất

Top