• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

THAH_THAH

Người nổi tiếng
Xây cảng container góp phần phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn
Khu kinh tế Nghi Sơn tuy là một khu kinh tế tổng hợp, song các ngành kinh tế được ưu tiên là công nghiệp nặng và công nghiệp hóa dầu. Khu kinh tế được thành lập năm 2006 với mục tiêu trở thành động lực phát triển kinh tế-xã hội cho tỉnh Thanh Hóa, cho khu vực kém phát triển Nam Thanh Hóa-Bắc Nghệ An, và cho các tỉnh phía bắc Việt Nam nói chung. Trong đó, cảng Nghi Sơn có vai trò quan trọng trong việc phát triển khu kinh tế này.
Tuy nhiên, theo ông Lê Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, hiện Cảng Nghi Sơn mới được xây dựng 8/40 bến, với luồng tàu ra vào cảng dài 4,6 km, lượng hàng thông qua cảng ước đạt 19 triệu tấn/năm.
“Với nhu cầu hàng hóa thông qua cảng ngày càng tăng, đặc biệt hiện nay nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn đã đi vào hoạt động, việc tiếp tục đầu tư xây dựng các bến cảng là rất cần thiết để phục vụ nhu cầu khai thác”, ông Tuấn cho biết.
Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cũng nhận định, để thu hút nhà đầu tư tham gia xây dựng cảng, cần tiếp tục thực hiện nạo vét luồng tầu đi các bến tiếp theo. Hiện Dự án nạo vét luồng chính tàu ra, vào cảng Nghi Sơn do Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ GTVT) làm chủ đầu tư với tổng chiều dài 3.500 m, tiếp nhận tàu có tải trọng 30.000 DWT, với tổng mức đầu tư 3.026 tỷ đồng. Đây là tuyến luồng chính phục vụ cho hoạt động chung của cảng, theo quy định thì việc nạo vét luồng tàu do ngân sách nhà nước đảm nhiệm.
“Tuy nhiên, đến nay dự án chưa được bố trí vốn để đầu tư, đây là khó khăn trong phát triển hạ tầng cảng biển Nghi Sơn. Đề nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, bố trí 3.026 tỷ đồng cho dự án hoặc kêu gọi ODA. Để khai thác hiệu quả các bến đã đầu tư, trước mắt đề nghị Bộ GTVT xem xét sớm triển khai dự án nạo vét luồng chính vào bến tổng hợp Gang thép Nghi Sơn với tổng mức đầu tư 267 tỷ đồng”, ông Lê Anh Tuấn nói.
Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cũng đề nghị Bộ GTVT bổ sung tuyến đường từ Cảng hàng không Thọ Xuân đi KKT Nghi Sơn đến Cảng nước sâu Nghi Sơn vào quy hoạch quốc lộ và nâng cấp tuyến đường thành quốc lộ theo hướng kéo dài Quốc lộ 47B đến KKT Nghi Sơn qua tuyến đường này.
Tuyến đường từ Cảng hàng không Thọ Xuân đi KKT Nghi Sơn giai đoạn 1 có chiều dài 65,9 km (tổng mức đầu tư 4.335 tỷ đồng) được đầu tư theo hình thức PPP (hợp đồng BT) đã đưa vào sử dụng. Đây là tuyến đường có vai trò đặc biệt quan trọng, trực tiếp phục vụ sự phát triển của KKT Nghi Sơn, dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn và khai thác tiềm năng của Cảng hàng không Thọ Xuân, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Cần xây dựng cảng container, dành quỹ đất cho hậu cần cảng
Đối với đề xuất của tỉnh Thanh Hóa, ông Nguyễn Xuân Sang, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết, từ cuối năm 2017, Cục Hàng hải đã báo cáo Bộ GTVT bố trí khoảng 2.759 tỷ đồng để nạo vét dọc tuyến đê Bắc, trong đó nạo vét vào khu Gang thép Nghi Sơn khoảng 267 tỷ đồng.
“Tuy nhiên, hiện khó khăn là chưa có quyết định vị trí nhận chìm ra biển nên chưa thể triển khai nạo vét. Ngoài ra, hiện các doanh nghiệp đang gặp khó khăn cả về nguồn vốn nạo vét, Cục Hàng hải đã đề xuất phương án xã hội hóa nạo vét hàng hải nhưng Bộ Tài chính chưa phê duyệt”, ông Nguyễn Xuân Sang thông tin.
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho rằng, tỉnh Thanh Hóa cần tính toán, cân nhắc việc đầu tư xây dựng cảng để đảm bảo hiệu quả đầu tư.
“Phải làm rõ nguyên nhân tại sao thời điểm khi Cảng Nghi Sơn mới đi vào hoạt động phục vụ xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu và nhiệt điện, chuyên chở khối lượng vật tư lớn, khối lượng hàng hóa tăng cao… nhưng khi các nhà máy xây dựng xong thì lượng hàng qua Cảng chững lại. Vì thế phải đánh giá lại lượng hàng thực tế, nếu lượng hàng thực tế chỉ có vậy thì cần tập trung vào số lượng cảng như hiện nay thôi”, Thứ trưởng đưa ra quan điểm.
Mặt khác, trong điều kiện khó khăn về vốn nạo vét như hiện nay, KTT Nghi Sơn cần vận dụng cơ chế tạo luồng tàu để đáp ứng nhu cầu khai thác số cảng hiện nay, chưa cần vội đầu tư thêm cảng mới.
“Cầu cảng đầu tư không khó, nhưng nâng năng lực khai thác mới là quan trọng. Phải nhìn bài học từ cảng Hải Phòng, khi đã có luồng, nhà đầu tư tranh nhau đầu tư cảng. Cảng Nghi Sơn là cảng đào, chi phí đầu tư ban đầu lớn nhưng nạo vét duy tu ít, cảng có dãy núi như một đê chắn sóng, khoan địa chất chỉ có cát không có đá ngầm, đây là điều kiện rất thuận lợi cho nạo vét. Hàng hóa của toàn bộ các khu công nghiệp phía đông nam Nghệ An về đây hết, có thời điểm tôi khảo sát có đến 1.100 container/tháng đi Hải Phòng, vì vậy nhu cầu xây dựng cảng container là rất lớn”, Thứ trưởng Lê Đình Thọ nói.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Lê Đình Thọ đặc biệt nhấn mạnh, Ban Quản lý KTT Nghi Sơn phải chú ý quỹ đất dành cho hậu cần cảng, xây dựng các khu ICD (cảng cạn) để phục vụ logistic bởi “đây là vấn đề sống còn của Nghi Sơn”.
Khảo sát hiện trường cảng Nghi Sơn vào chiều ngày 9/9, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cũng nhận định, hiện KTT Nghi Sơn chưa có cảng container là bất hợp lý, BQL Nghi Sơn cần nghiên cứu để làm vì xu hướng vận tải bây giờ là hàng container, không phải hàng rời nữa mà đi đường thủy thì chi phí logistic giảm đi tất nhiều. Bên cạnh việc “trải thảm đỏ” cho doanh nghiệp làm cảng container, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng lưu ý BQL Nghi Sơn về việc “muốn làm logistics tốt thì phải có kho bãi, cảng cạn (ICD)”.
Về việc nạo vét luồng, Bộ trưởng giao Cục Hàng hải Việt Nam phối hợp với BQL Nghi Sơn cùng với việc nạo vét luồng từ -10,5 m xuống -14,5 m thì phải lên phương án chi tiết việc đổ bùn, tiêu thụ cát khi nạo vét… trình lên Bộ GTVT báo cáo Chính phủ trong thời gian sớm nhất.
Với tuyến đường từ Cảng hàng không Thọ Xuân đi KKT Nghi Sơn, Bộ trưởng yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở GTVT Thanh Hóa hướng dẫn địa phương làm các thủ tục trình Bộ Tài Chính làm công tác chuyển tài sản từ địa phương lên Trung ương để đưa tuyến đường này vào quy hoạch hệ thống quốc lộ.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đánh giá cao việc UBND tỉnh Thanh Hóa đầu tư xây dựng tuyến đường thẳng từ Cảng hàng không Thọ Xuân đi KKT Nghi Sơn và cho rằng “nếu thêm được nhiều khu công nghiệp dọc tuyến đường này thì tiềm năng của Cảng hàng không Thọ Xuân là rất lớn”.
PS: Bên trang Skyscrapcity Vinh đang dầm dầm nào là xây Cảng Nghi Thiết, Cửa Lò, Tuấn Lộc... Xây để làm gì tốn ngân sách NN khi Bộ GTVT đã quy hoạch xây cảng container ở Nghi Sơn, lúc đó Hàng hóa của toàn bộ các khu công nghiệp phía đông nam Nghệ An về đây hết như lời TT Lê Đình Thọ
https://baomoi.com/xay-cang-container-gop-phan-phat-trien-khu-kinh-te-nghi-son/c/27663648.epi
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thường trực Tỉnh uỷ thống nhất với tờ trình và yêu cầu thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Tiếp đó, các đồng chí Thường trực Tỉnh uỷ đã nghe Ban cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo về đề xuất việc đầu tư 2 dây chuyền xi măng và trạm nghiền của Công ty TNHH Long Sơn. Theo đó, Nhà máy xi măng Long Sơn đã đi vào vận hành, sản xuất ổn định dây chuyền 1, 2 từ năm 2017; sản phẩm tiêu thụ tốt trên thị trường với chất lượng ổn định. Với tiềm năng dồi dào về vùng nguyên liệu đá vôi và sét cho sản xuất xi măng; đồng thời hạ tầng khu vực này đã được đầu tư tương đối hoàn thiện, việc Công ty TNHH Long Sơn xin đầu tư thêm 2 dây chuyền sản xuất xi măng với công suất 4,6 triệu tấn 1 năm tại phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn là khả thi và phù hợp với các quy định hiện hành.
PS: Long Sơn lại xin đầu tư thêm 2 dây chuyền nữa, khác gì xây thêm nhà máy mới!
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Vậy là sắp tới Long Sơn đầu tư 2 dây chuyền và Đại Dương 2 dây chuyền xi năng mới!
Thanh Hoá là trung tâm xi măng của cả nước!
Lắm xi măng thật đó
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
9 tháng năm 2018, tốc độ tăng giá trị sản xuất trên địa bàn thành phố ước đạt 13,2%, bằng 70% kế hoạch. Trong đó, dịch vụ tăng 15,6%, công nghiệp, xây dựng tăng 12,8%. Thành phố có 715 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 9,6% so với cùng kỳ. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, thành phố hoàn thiện hồ sơ để công nhận 4 xã Hoằng Đại, Hoằng Long, Quảng Phú và Đông Hưng đạt chuẩn nông thôn mới. Công tác thu chi ngân sách đạt kết quả tích cực. Tổng thu ngân sách thành phố ước đạt hơn 1783 tỷ đồng, đạt gần 95%. Chi ngân sách ước đạt trên 1193 tỷ đồng, đạt 75% dự toán thành phố giao.
 

hiphopboy

Thành viên tích cực
Tập đoàn FLC lọt Top 5 doanh nghiệp nợ thuế nhiều nhất tỉnh Bình Định
13:13 23/07/2018
Chi hàng tỷ USD mua máy bay và đầu tư thêm hàng trăm tỷ để tăng vốn tại nhiều công ty, nhưng Tập đoàn FLC vẫn "chây ỳ" hàng chục tỷ tiền thuế tại Bình Định.
Ngày 20/7 vừa qua Cục thuế tỉnh Bình Định đã công bố danh sách 149 doanh nghiệp nợ thuế từ 100 triệu đồng trở lên. Trong đó, Tập đoàn FLC và Công y FLC Faros thuộc Top 5 doanh nghiệp nợ thuế nhiều nhất tỉnh Bình Định.

Theo đó, tính đến ngày 19/7/2018, hai công ty do ông Trịnh Văn Quyết làm Chủ tịch HĐQT là FLC và FLC Faros lần lượt nợ Cục thuế tỉnh Bình ĐỊnh số tiền là 39 tỷ đồng và 32 tỷ đồng.

Thanh hóa cũng gần 40 tỷ anh ạ
 

leviethai

Thành viên tích cực
Ảnh này mình chụp. Mình làm cho nhà thầu tổng CTY CP miền Trung.hii. tiến độ thi công sướng mắt nhưng anh em làm ở dự án này mệt mỏi vì nhanh quá toàn phải làm đêm
Công ty cp miền trung thầu khu này á. Tưởng nhà thầu là delta. Bác giải thích rõ cho em đc ko. hay miền trung chỉ đc thầu 1 phần nhỏ ở khu này
 

viet hung 36

Người nổi tiếng
Trong này gồm các nhà thầu. Dental, Central, miền Trung, đồng nhân, đăng sơn, Licogi, sông hồng..
Tất cả đều là thầu chính của vincom.giai đoạn 1 có 3 đợt, đợt 1 chỉ có detal và central làm, đợt 2 và 3 các nhà thầu khác vào nữa. Hiện nay miền Trung tiếp tục thi công khu nhà bán hàng cho Vincom ở gần đại lộ hùng Vương giáp khu bình minh. Thông tin gửi tới bác.hii
 

leviethai

Thành viên tích cực
Trong này gồm các nhà thầu. Dental, Central, miền Trung, đồng nhân, đăng sơn, Licogi, sông hồng..
Tất cả đều là thầu chính của vincom.giai đoạn 1 có 3 đợt, đợt 1 chỉ có detal và central làm, đợt 2 và 3 các nhà thầu khác vào nữa. Hiện nay miền Trung tiếp tục thi công khu nhà bán hàng cho Vincom ở gần đại lộ hùng Vương giáp khu bình minh. Thông tin gửi tới bác.hii
Cảm ơn bác. Miền trung có phải của chiến nguyệt ko nhỉ
 

Facebook Comment

Chủ đề được quan tâm nhất

Top