• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Chiều ngày 29/1, UBND thành phố Sầm Sơn phối hợp với Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt trời (Sun Group) tổ chức hội nghị xin ý kiến nhân dân về nhiệm vụ xây dựng đồ án quy hoạch khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp và du lịch biển Sầm Sơn. Dự hội nghị có các đồng chí: Mai Xuân Liêm, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy; Võ Mạnh Sơn, Phó Bí thư thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố; Lê Ngọc Chiến, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND thành phố; đại diện các sở, ngành cấp tỉnh; các đồng chí trong ban thường vụ thành ủy; thường trực HĐND, UBND, UB MTTQ, các ban, ngành đoàn thể thành phố và các xã, phường; đại diện các hộ dân nằm trong vùng quy hoạch.


Hội nghị lấy ý kiến nhân dân thành phố về nhiệm vụ xây dựng đồ án quy hoạch

Đồ án quy hoạch khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp và du lịch biển Sầm Sơn được quy hoạch trên tổng diện tích hơn 1.200 ha với tổng mức đầu tư 24.000 tỷ đồng được chia làm 2 phân đoạn: Phân đoạn 1 phía Bắc gồm quảng trường biển, các thiết chế văn hóa và công trình phụ trợ, trục cảnh quan; phân đoạn 2 phía nam Sầm Sơn tập trung các khu khách sạn, nghỉ dưỡng và hạ tầng khuôn viên cây xanh, mặt nước…



Nhân dân Sầm Sơn tìm hiểu đồ án quy hoạch

Dự án được thực hiện sẽ mang đến diện mạo mới cho du lịch Sầm Sơn, phát triển đẳng cấp, hiện đại, góp phần khắc phục tính mùa vụ của du lịch Sầm Sơn đồng thời giải quyết việc làm cho nhân dân, tăng thu ngân sách nhà nước.

Tại hội nghị, các đại biểu và nhân dân đã góp ý kiến bằng phiếu gửi về UBND thành phố và đơn vị tư vấn.



Đồng chí Chủ tịch UBND thành phố Lê Ngọc Chiến giải đáp các ý kiến, kiến nghị của nhân dân

Phát biểu ý kiến tại hội nghị, đồng chí Lê Ngọc Chiến, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố nhấn nhạnh: UBND sẽ duy trì lịch tiếp dân, tiếp doanh nghiệp định kỳ, tiếp nhận những kiến nghị, phản ánh của nhân dân. Đồng chí Chủ tịch UBND các xã, phường tiếp tục tuyên truyền, giải thích về nhiệm vụ, mục tiêu, tầm quan trọng của đề án để nhân dân hiểu, đồng thuận đồng thời tổng hợp các ý kiến của nhân dân gửi về UBND thành phố. Đồng chí Chủ tịch UBND thành phố kêu gọi mỗi người dân vì lợi ích chung, vì sự phát triển của Sầm Sơn, chung sức đồng lòng xây dựng thành phố Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch đẳng cấp, là thành phố đáng sống trong tương lai.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Sungroup đã có động thái cụ thể hơn cho đại dự án này!
Giai đoạn 1: trên 10.000 tỷ
Giai đoạn 2:14.000 tỷ
Tuy nhiên phải thấy rằng GPMB phức tạp hơn khu của FLC khá nhiều, và cũng hy vọng nó đẳng cấp hơn FLC.
Nếu 2018 Sungroup khởi công quần thể này thì coi như Bắc Sầm Sơn hết đất nông nghiệp, và có thêm phần đô thị kiểu FLC!
Nhìn con sông Đơ lọt giữa lòng khu du lịch này thấy rất đáng hy vọng!
Chẳng đua tranh với ai nhưng phải khẳng định Sầm Sơn đúng nghĩa là một thành phố!
Tại sao cả FLC, Vingroup, Sungroup đã và sẽ đầu tư những đại dự án vào đô thị tỉnh ta?
Với đô thị Vinhomes tại Tp Thanh Hoá đã khởi công và khu du lịch Sungroup sẽ khởi công tại Sầm Sơn thì liên đô thị TP Thanh Hoá- Tp Sầm Sơn đang chứng minh sức đô thị hoá nhanh nhất khu vực của lõi đô thị trung tâm tỉnh!
Chúng ta cần quái gì những block chung cư mà 99% là phục vụ người thu nhập TB và thấp! Chúng ta đã và sẽ có những khu đô thị đẳng cấp như FLC, Vinhomes, Sungroup!
 

Titan

Người nổi tiếng
Vĩ đại, vĩ đại =D>=D>=D>=D>=D>
Những cuộc đại di dân lớn nhất trong lịch sử xứ Thanh.

Dự án FLC SS, hay Bến En bỏ 5.000 tỷ GĐ1 mà dự án này bỏ ra 10.000 tỷ GĐ1. Dự án này mà xong thì Sầm Sơn khách quốc tế vô số kể.
Tương lai sáng lạng, mặc dù chắc khoảng 1,5- 2 năm nữa mới khởi công. Tuy nhiên, sự chuẩn bị, định hướng là rất cần thiết, có làm từng bước khó cũng xong, chứ ko giải quyết dần dần thì ko bao giờ xong đc.

Tương lai dân khắp nơi di dân về Thanh Hóa ta mất >:D<>:D<>:D<:((
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Vĩ đại, vĩ đại =D>=D>=D>=D>=D>
Những cuộc đại di dân lớn nhất trong lịch sử xứ Thanh.

Dự án FLC SS, hay Bến En bỏ 5.000 tỷ GĐ1 mà dự án này bỏ ra 10.000 tỷ GĐ1. Dự án này mà xong thì Sầm Sơn khách quốc tế vô số kể.
Tương lai sáng lạng, mặc dù chắc khoảng 1,5- 2 năm nữa mới khởi công. Tuy nhiên, sự chuẩn bị, định hướng là rất cần thiết, có làm từng bước khó cũng xong, chứ ko giải quyết dần dần thì ko bao giờ xong đc.

Tương lai dân khắp nơi di dân về Thanh Hóa ta mất >:D<>:D<>:D<:((
Rất nhiều khả năng dự án này khởi công luôn năm nay!
Tôi đoán sau khi hoàn thành sân bay Vân Đồn 7500 tỷ ( khoảng tháng 6) thì họ sẽ khởi công dự án tại Sầm Sơn !
các khách sạn Vũ Phong 1 (11 tầng), Rubi (12 tầng), Sơn Trang 1 (10 tầng), Cát Đại Lợi (10 tầng), Long Thành 1 (10 tầng), Thanh Bình Gold (15 tầng), Tiền Châu (7 tầng)…sẽ phải phá bỏ để nhường đất cho Sungroup!
FLC mà ko nhanh chóng hoàn thiện không gian du lịch ven biển thì cũng coi chừng mất hết khách vào khu quảng trường biển, phố đi bộ của Sungroup!
Việc dự án Gđ1 của Sungroup ngay gần kề dự án của FLC sẽ khiến hai đại gia này cạnh tranh ác liệt!
 
Last edited:

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Cùng là chung cư nhưng nếu phối màu sơn khác đi tí là nó sang chảnh hơn rất nhiều rồi
Ps: trong ảnh là Nhà ở thu nhập thấp ở KĐT Đặng Xá
Xấu như nhau cả!
Ko xây thì bảo tp ko có nhà cao tầng, rồi thì nào là ko phát triển, ko sầm uất, xây thì xấu thêm tp!
 

Titan

Người nổi tiếng
Giá mà Sun đến sớm hơn thì ko vất cả GPMB. Các tòa ks 10 tầng khu vực này trông cũng đẹp, hiện đại.

Nhưng vì tương lai lâu dài thì nên đập hết đi. Sun ko đầu tư ở Samson thì đầu tư ở CL, ở CL thì còn rộng rãi đất lắm. Dân cư thì ko nói chứ đường xá SS kém hơn CL.

Samson cần những dự án như FLC và Sun để tạo sự khác biệt.
 

Tuvanxdhongchuong

Thành viên
Xấu như nhau cả!
Ko xây thì bảo tp ko có nhà cao tầng, rồi thì nào là ko phát triển, ko sầm uất, xây thì xấu thêm tp!
Xấu gì bác. Mấy chục tòa trong time city của vin hay tất cả các tòa trong sun city của sun group theo cách gọi của bác thì cũng là những cục bê tông nhưng nó sơn màu ghi và màu trắng, toàn khu căn hộ cao cấp đấy thôi.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Với con số cụ thể 3.101 doanh nghiệp thành lập mới, gấp 2,16 lần so với cùng kỳ, vượt kế hoạch đề ra, Thanh Hóa là địa phương đứng thứ 7 cả nước về số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, chỉ sau TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đà Nẵng, Đồng Nai, Hải Phòng. Tổng vốn đăng ký của các doanh nghiệp đạt 18.690 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần về số doanh nghiệp và 2 lần về vốn đăng ký so với cùng kỳ. Cả 3 vùng trên địa bàn tỉnh đều có số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng trong đó, tập trung chủ yếu tại vùng đồng bằng với 66%.

Lũy kế đến năm 2017, toàn tỉnh có 11.203 doanh nghiệp hoạt động, đạt 33 doanh nghiệp/1 vạn dân, nộp ngân sách ước đạt hơn 4.289 tỷ đồng. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp mang tín hiệu khả quan khi năm vừa qua có 558 doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh có thời hạn, 111 doanh nghiệp giải thể và 420 doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh đã quay trở lại hoạt động. Thành phố Thanh Hóa, huyện Tĩnh Gia... là những địa phương có số doanh nghiệp nhiều nhất cả tỉnh hiện nay.
PS:các chỉ số kinh tế Tĩnh Gia 2018 đã vượt xa Bỉm Sơn rồi! Giá trị sx công nghiệp- xây dựng đạt trên 29.000 tỷ( chỉ kém tp Thanh Hoá vào ngàn tỷ)
Lọc dầu đi vào hoạt động thì công nghiệp Nghi Sơn( sắp thành lập thị xã Nghi Sơn nên cái tên Tĩnh Gia cũng không còn) sẽ số 1 toàn tỉnh!
Cái Nghi Sơn cần bây giờ là hoàn thiện hạ tầng kĩ thuật đô thị xứng tầm trung tâm công nghiệp số 1 vùng Miền Trung! Xứng tầm thành phố trong nay mai!
2018 sẽ hoàn thành đề án và 2019 sẽ thành lập 15 phường của thị xã Nghi Sơn!
 

THAH_THAH

Người nổi tiếng
30 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
09:01 | 20/02/2018
Ba mươi năm là thời gian đủ dài để đánh giá đúng tầm quan trọng của khu vực kinh tế đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với kinh tế - xã hội của Việt Nam, cũng như tiếp cận khách quan và khoa học các vấn đề gắn với thu hút FDI để rút ra bài học kinh nghiệm, từ đó hình thành định hướng và chính sách mới đối với FDI.

FDI - động lực tăng trưởng ổn định
Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, trong khi doanh nghiệp nhà nước sử dụng nguồn lực quốc gia lớn nhất đang trong quá trình cơ cấu lại chưa có hiệu quả; kinh tế tư nhân tuy đã gia tăng nhanh chóng về số lượng, hình thành một số tập đoàn lớn nhưng đại bộ phận là doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ, thì khu vực FDI là động lực tăng trưởng ổn định của nền kinh tế Việt Nam, đóng góp ngày càng nhiều vào giá trị sản lượng công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu, thu ngân sách nhà nước và tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, từ 1988 đến 20/10/2017, 63 tỉnh và thành phố của nước ta đã tiếp nhận 24.397 dự án FDI của 128 quốc gia và vùng lãnh thổ, với vốn dăng ký (còn có hiệu lực) 312,9 tỷ USD, vốn thực hiện 169,05 tỷ USD.

Từ 1991 đến nay vốn FDI thực hiện đã gia tăng nhanh chóng:

- 1991 - 2000 đạt 19,462 tỷ USD, bình quân 1,95 tỷ USD/năm.

- 2001 - 2010 đạt 58,497 tỷ USD, bằng 3 lần thập niên trước đó; bình quân 5,85 tỷ USD/năm.

- 2011 - 2016 đạt 84 tỷ USD, bằng 4,55 lần giai đoạn 1991- 2000 và 1,43 lần 10 năm trước đó; bình quân 12 tỷ USD/năm.

Năm 2016 khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài đóng góp khoảng 19% thu nội địa và 19% GDP; chiếm trên 50% giá trị sản lượng công nghiệp, trong đó dầu khí, điện tử, smartphone, mobiphone, linh kiện điện tử, thức ăn gia súc, đồ uống... có tỷ trọng cao hơn nhiều; chiếm gần 72% tổng kim ngạch xuất khẩu mà mặt hàng chủ lực là hàng chế tạo có giá trị gia tăng cao, xuất siêu khoảng 25% kim ngạch xuất khẩu của khu vực này, chẳng những bù đắp được nhập siêu của doanh nghiệp trong nước mà còn tạo ra xuất siêu gần 3 tỷ USD.

Các số liệu thống kê quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam từ năm 2000 đến nay cho thấy quy mô nền kinh tế của nước ta đã lớn gấp nhiều lần, trong đó khu vực FDI góp phần ngày càng nhiều hơn về vốn đầu tư, về thu ngân sách nhà nước, về GDP, về xuất nhập khẩu.

Đối với những địa phương thu hút được nhiều dự án FDI như Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thanh Hóa ở miền Bắc, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai ở miền Nam thì đóng góp của khu vực này còn lớn hơn nhiều, làm thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế của từng tỉnh, thành phố, tạo điều kiện để doanh nghiệp trong nước phát triển và kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao, người dân trong vùng trở nên giàu có hơn các địa phương lân cận.

Ví dụ Bắc Ninh nhờ thu hút có hiệu quả FDI mà chỉ trong 5 năm gần đây đã biến đổi cơ bản, từ tỉnh nông nghiệp trở thành tỉnh công nghiệp, hiện nông nghiệp chiếm khoảng 8%, công nghiệp và dịch vụ chiếm 92%. Câu chuyện hàng ngày của những địa phương này không phải lo xóa đói giảm nghèo, mà là giải quyết các vấn đề xã hội của công nghiệp hóa, lao động nhập cư với thu nhập ngày càng tăng đòi hỏi nhà ở, trường học, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, đã có đủ điều kiện về vốn đầu tư, ý tưởng mới để xây dựng đô thị thông minh hiện đại, nông nghiệp công nghệ cao và hoàn thành xây dựng nông thôn mới.

FDI - cách tiếp cận các vấn đề
Nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình thu hút FDI như chuyển giá, trốn thuế, nhập khẩu thiết bị lạc hậu, tranh chấp lao động... đã được bàn thảo nhiều; do vậy phần này chỉ nêu 5 vấn đề chính.

FDI với tăng trưởng xanh
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 nhằm 3 mục tiêu: 1) Tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa các ngành hiện có và khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao; 2) Nghiên cứu, ứng dụng ngày càng rộng rãi công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; 3) Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh.

Trên cơ sở Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và thông điệp của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) về “FDI low carbon”, chủ trương của Chính phủ thu hút FDI vào kinh tế xanh đã đạt được thành quả đáng khích lệ: nhiều doanh nghiệp FDI tham gia vào quá trình chuyển giao công nghệ xanh (green technology) từ các nước công nghiệp cho Việt Nam, có trách nhiệm xã hội cao trong việc bảo vệ và tuân thủ luật pháp về môi trường, trang bị nhận thức về nền kinh tế xanh cho nhân viên trong quá trình hoạt động.

Theo Financial Times tháng 7/2015, với 8,14 điểm Việt Nam dẫn đầu các thị trường mới nổi khác về thu hút vốn FDI tăng trưởng xanh; các vị trí tiếp sau thuộc về Romania, Hungary, Malaysia và Thái Lan.

Tuy vậy hệ số tiêu hao năng lượng tính trên 1% tốc độ tăng trưởng mặc dù đã giảm từ 2,1 trong những năm đầu thiên niên kỷ xuống khoảng 1,3 hiện nay nhưng vẩn còn cao hơn nhiều so với yêu cầu của nền kinh tế xanh; tiếp nhận quá nhiều dự án FDI trong một số ngành công nghiệp cổ điển như xi măng, sắt thép, lọc dầu, điện than làm gia tăng nhanh chóng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, tác động tiêu cực đến môi trường, việc thu hút FDI vào năng lượng tái tạo, điện mặt trời, điện gió vẫn còn khá khiêm tốn, mặc dù nước ta có tiềm năng lớn.

Nhiều tổ chức trong nước và quốc tế cảnh báo tình trạng đáng lo ngại của Việt Nam khi khói bụi ở một số thành phố lớn đã vượt xa mức tiêu chuẩn, nhiều dòng sông và ao hồ đã ô nhiễm đến mức không thể sử dụng nước sạch cho con người và nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh mới có nguy cơ bùng phát trên diện rộng, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng ở khắp các vùng miền của đất nước. Hai ví dụ dưới đây để cảnh báo về nguy cơ đó.

Năm 1991, Việt Nam có công suất khoảng 2 triệu tấn xi măng, 2016 đã có 80 triệu tấn/năm, 2020 trên 100 triệu tấn/năm, tiêu dùng trong nước khoảng 75 triệu tấn/năm. Thị phần xi măng được chia cho ba loại doanh nghiệp: 36% thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam, 31% thuộc khu vực FDI và 33% thuộc doanh nghiệp tư nhân. Trên thế giới tất cả nhà máy xi măng đang hoạt động đã thải ra khoảng 5% khí cacbonic toàn cầu, gấp đôi lượng khí thải từ động cơ phản lực của toàn bộ ngành hàng không dân dụng; vì thế sản xuất xi măng trở thành thủ phạm lớn nhất gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

Sản xuất sắt thép mặc dù liên hợp sắt thép quy mô 9-10 triệu tấn thép cán nóng và thép cuộn của Tập đoàn Formosa tại Tỉnh Hà Tĩnh đang vận hành nhưng Bộ Công Thương vẫn muốn có thêm dự án sắt thép 4 tỷ USD của Tập đoàn Hòa Phát và dự án quy mô lớn hơn của Tập đoàn Tôn Hoa Sen, trong khi công nghiệp luyện gang thép thải ra một lượng lớn khí thải. Hơi và sản phẩm phụ từ quá trình luyện cốc, nung kết và làm sạch kim loại gây ô nhiễm nặng môi trường không khí. Các loại khí sinh ra từ quá trình này là oxit lưu huỳnh (SOx), oxit nitơ (NOx), oxit các bon (CO2) và các hạt lơ lửng.

Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn, hồ sơ Fact Sheet về hội nghị G-20 tại Hàng Châu, Trung Quốc (5/9/2016) của Chính phủ Mỹ cho rằng, tình trạng dư thừa công suất và sản lượng (overcapacity) của ngành sản xuất thép đã trở thành “một vấn đề toàn cầu”, đòi hỏi “một giải pháp toàn cầu”, chứ không còn là chuyện của một quốc gia và đó là lý do thép được đưa lên thành chủ đề thảo luận trong các cuộc gặp gỡ song phương và đa phương của các nhà lãnh đạo G-20 tại Trung Quốc.

Đến nay tất cả tỉnh, thành phố của Việt Nam đã tiếp nhận vốn FDI nhưng tập trung chủ yếu váo TP Hồ Chí Minh 13,8%, Bình Dương 9,4%, Hà Nội 8,7%, Đồng Nai 8,6% và một số địa phương khác như Bà Rịa- Vũng Tàu, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh.

Những địa phương thu hút được nhiều FDI thì có trình độ phát triển kinh tế- xã hội cao hơn, nảy sinh tình trạng phát triển không đều giữa các vùng. Dưới đây là hai ví dụ điển hình.

Bình Dương và Bình Phước được tách từ tỉnh Sông Bé cách đây 20 năm. Bình Dương thành công trong thu hút FDI, đến năm 2016 đã tiếp nhận trên 25 tỷ USD vốn FDI đăng ký và gần 200 ngàn tỷ đồng vốn đầu tư trong nước; có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm trên 14,5%, cơ cấu kinh tế biến đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện nay đã trở thành tỉnh công nghiệp; năm 2016 công nghiệp và xây dựng chiếm 60%. dịch vụ chiếm 37,7%, nông lâm ngư nghiệp chiếm 2,3%.

Bình Phước có điều kiện địa lý không thuận lợi như Bình Dương nên thu hút FDI chưa nhiều, đến năm 2016 đạt 1,25 tỷ USD vốn đăng ký. Từ 2010 đến nay Bình Phước có nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, xúc tiến đầu tư nên đã tiếp nhận được một lượng vốn từ các địa phương khác, làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011- 2015 đạt bình quân 10,8%/năm; cơ cấu kinh tế năm 2015: công nghiệp và xây dựng 32,2%, dịch vụ 29,3%, nông lâm ngư nghiệp 38,5%.

So với Bình Dương thì GRDP của Bình Phước chỉ bằng 6%, thu ngân sách bằng 8%, trong khi Bình Dương thuộc các tỉnh, thành phố điều tiết cho ngân sách trung ương thì Bình Phước vẩn phải nhận trợ cấp từ ngân sách nhà nước.

Phú Thọ và Vĩnh Phúc vốn thuộc tỉnh Vĩnh Phú, được tách thành hai cách đây 20 năm. Phú Thọ có lợi thế hơn Vĩnh Phúc do có thành phố Việt Trì với khu công nghiệp và cảng sông. Năm 1997 Phú Thọ thu ngân sách 300 tỷ đồng, gấp ba lần Vĩnh Phúc.

Từ khi tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc đã tận dụng lợi thế sát thủ đô, gần sân bay quốc tế Nội Bài nên đã tiếp nhận được 3,4 tỷ USD vốn FDI, tiêu biểu là Toyota, Honda, Piaggio, Daewoo Bus, tập đoàn Prime, thép Việt Đức... 49.200 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước; tạo ra nguồn thu ngân sách ngày càng tăng, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã thay đổi khá nhanh theo hướng công nghiệp hóa.

Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 1997-2016 đạt 15,37%. Năm 2016, quy mô nền kinh tế bằng 39,5 lần so với năm 1997, GRDP đạt 77200 tỷ đồng, GRDP/người tăng 33,2 lần từ 2,18 triệu đồng lên 72,3 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế năm 2016: nông lâm ngư nghiệp 10%, dịch vụ 27%, công nghiệp và xây dựng 63%. Từ năm 2004 Vĩnh Phúc đã điều tiết cho ngân sách Trung ương; năm 2016 thu ngân sách đạt 28 500 tỷ đồng.

Phú Thọ chỉ thu hút được 33 500 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước và 660 triệu USD vốn FDI nên tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1997- 2-16 là 8,69%/năm, quy mô nền kinh tế của tỉnh năm 2016 gấp 5 lần năm 1997; giá trị sản lượng công nghiệp năm 2016 bằng 8,4 lần năm 1997, đứng đầu các tỉnh vùng Tây Bắc và đứng thứ 3 của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, năm 2016 thu ngân sách đạt 4.400 tỷ đồng gấp 14 lần năm 1997; GRDP/ người đạt 33,2 triệu đồng, tăng 14,5 lần so với năm 1997.

Năm 2016 GRDP/người của Vĩnh Phúc bằng 2,17 lần, thu ngân sách bằng 6,47 lần của Phú Thọ.

Định hướng, chính sách mới về FDI
Bối cảnh
Thế giới đang biến đổi nhanh chóng, khó lường trước, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch có xu hướng phục hồi ngay tại Mỹ, một nước vốn chủ trương “tự do mậu dịch”; kinh tế ảo với những phương thức mới chưa có tiền lệ đang phát triển nhanh chóng; thị trường, giá cả hàng hóa và dịch vụ biến động thường xuyên; dòng vốn đầu tư quốc tế chuyển dịch qua biên giới tùy thuộc vào môi trường đầu tư, trong đó vốn FDI vẫn có xu hướng gia tăng trong những năm sắp đến.

Việt Nam đã có vị thế ngày càng cao trong khu vực, có môi trường chính trị, kinh tế vĩ mô ổn định, đang thực hiện cải cách bộ máy nhà nước và nâng cao trình độ quản trị của đội ngũ công chức; năng lực nội sinh đã gia tăng với khoảng 640 nghìn doanh nghiệp, trong đó có hàng trăm tập đoàn kinh tế lớn, đang hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, trong đó có việc tham gia Cộng đồng ASEAN và nhiều FTA thế hệ mới.

Theo Báo cáo của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Trường đại học Cornell và Viện nghiên cứu INSTEAD công bố ngày 15/6, Việt Nam được xếp hạng thứ 47/127 về đổi mới sáng tạo toàn cầu, tăng 12 bậc so với 2016; trong ASEAN, Việt Nam đứng trên Thái Lan, được đánh giá có thế mạnh đầu ra tri thức và công nghệ; chỉ số phức tạp/đa dạng của thị trường; chỉ số phức tạp/đa dạng kinh doanh; chỉ số đầu ra sáng tạo và chỉ số tăng trưởng đầu tư cho giáo dục…

Ngày 4/5/2017 Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trên cơ sở đó các bộ đang nghiên cứu điều chỉnh chiến lược phát triển ngành và lĩnh vực ưu tiên để tạo dụng cơ hội mới đẩy nhanh công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại.

Về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Giáo sư Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn kinh tế thế giới nhận định: “Chúng ta sẽ đến với sự kết hợp giữa thế giới thực, thế giới ảo và thế giới sinh vật. Những công nghệ mới này sẽ gây ảnh hưởng to lớn đến mọi luật lệ, mọi nền kinh tế, mọi ngành công nghiệp, đồng thời cũng thách thức ý niệm của chúng ta về vai trò thực sự của con người”. Ông cũng cảnh báo các công nghệ mới sẽ dẫn đến những thay đổi về quyền lực, gây ra những lo ngại về an ninh cũng như về khoảng cách giàu nghèo, nếu không được kiểm soát tốt.

Chính sách kết nối
Coi trọng chính sách kết nối doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước để khắc phục nhược điểm tác động lan tỏa của doanh nghiệp FDI còn hạn chế; phát triển công nghiệp hỗ trợ, tham gia chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu, từ đó nâng cao tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp trong nước, hướng đến mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp tư nhân vào năm 2020, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô lớn hơn nhiều lần hiện tại; có hàng trăm tập đoàn kinh tế tầm cỡ khu vực và thế giới.

Đối với một số dự án mà doanh nghiệp Việt Nam đủ năng lực liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài thì khuyến khích thực hiện bằng hình thức “doanh nghiệp liên doanh” để thông qua quan hệ hợp tác cùng có lợi nhằm chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản trị doanh nghiệp, nâng cao trình độ lành nghề của đội ngũ công nhân, kỹ sư và cán bộ Việt Nam.

Áp dụng chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp Việt Nam làm công nghiệp hỗ trợ như đối với TNCs.

Trong điều kiện doanh nghiệp trong nước đã có tiềm lực lớn hơn thì cần thu hút dự án FDI có quy mô trung bình và lớn, không nên có nhiều dự án quá nhỏ, công nghệ trung bình, trừ một số lĩnh vực dịch vụ như tư vấn pháp lý, tài chính, đầu tư.

Các địa phương cần ưu tiên thực hiện dự án đầu tư cho doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước khi họ đã có đủ điều kiện đáp ứng đòi hỏi của từng ngành, lĩnh vực để góp phần thúc đẩy việc tăng nhanh về số lượng, tiềm lực kinh tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và thị trường thế giới.

Kết luận
Chính phủ đã đề ra nhiều chủ trương và chỉ đạo ráo riết để tạo lập môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng hơn; được nhà đầu tư, doanh nghiệp, người dân, dư luận trong nước và quốc tế đánh giá cao; tuy vậy vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi phải thay đổi nhanh hơn và có hiệu quả hơn.

Hai nút thắt chính của tăng trưởng là bộ máy nhà nước và đội ngũ công chức, viên chức; bộ máy thì cồng kềnh, kém hiệu năng, công chức thì quá thừa nhưng thiếu năng lực và lương tâm nghề nghiệp, đang cản trở quá trình phát triển của doanh nghiệp. Đó là hai lực cản cần được giải quyết để định hướng và chính sách mới về FDI được thực hiện có kết quả.
PS: Thanh Hóa vào top các tỉnh, thành có vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất. Số 1 miền Trung và Tây Nguyên chứ không nói đến vùng Bắc Trung Bộ. Một tương lai tươi sáng đang chờ đón. Giờ mình đã hiểu tại sao nhiều tập đoàn khủng như FLC, Vingroup, Sủngoup...đã có mặt tại Thanh Hóa. Cứ nhìn Bình Dương, Vĩnh Phúc mà hy vọng, mục tiêu 2020 trở thành tỉnh khá của cả nước không phải chỉ nói cho hay. Bài viết hơi dài, mong add thông cảm, đây là bức tranh về kinh tế và tương lai phát triển của Thanh Hóa mà các báo TW đã viết
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
30 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
09:01 | 20/02/2018
Ba mươi năm là thời gian đủ dài để đánh giá đúng tầm quan trọng của khu vực kinh tế đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với kinh tế - xã hội của Việt Nam, cũng như tiếp cận khách quan và khoa học các vấn đề gắn với thu hút FDI để rút ra bài học kinh nghiệm, từ đó hình thành định hướng và chính sách mới đối với FDI.

FDI - động lực tăng trưởng ổn định
Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, trong khi doanh nghiệp nhà nước sử dụng nguồn lực quốc gia lớn nhất đang trong quá trình cơ cấu lại chưa có hiệu quả; kinh tế tư nhân tuy đã gia tăng nhanh chóng về số lượng, hình thành một số tập đoàn lớn nhưng đại bộ phận là doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ, thì khu vực FDI là động lực tăng trưởng ổn định của nền kinh tế Việt Nam, đóng góp ngày càng nhiều vào giá trị sản lượng công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu, thu ngân sách nhà nước và tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, từ 1988 đến 20/10/2017, 63 tỉnh và thành phố của nước ta đã tiếp nhận 24.397 dự án FDI của 128 quốc gia và vùng lãnh thổ, với vốn dăng ký (còn có hiệu lực) 312,9 tỷ USD, vốn thực hiện 169,05 tỷ USD.

Từ 1991 đến nay vốn FDI thực hiện đã gia tăng nhanh chóng:

- 1991 - 2000 đạt 19,462 tỷ USD, bình quân 1,95 tỷ USD/năm.

- 2001 - 2010 đạt 58,497 tỷ USD, bằng 3 lần thập niên trước đó; bình quân 5,85 tỷ USD/năm.

- 2011 - 2016 đạt 84 tỷ USD, bằng 4,55 lần giai đoạn 1991- 2000 và 1,43 lần 10 năm trước đó; bình quân 12 tỷ USD/năm.

Năm 2016 khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài đóng góp khoảng 19% thu nội địa và 19% GDP; chiếm trên 50% giá trị sản lượng công nghiệp, trong đó dầu khí, điện tử, smartphone, mobiphone, linh kiện điện tử, thức ăn gia súc, đồ uống... có tỷ trọng cao hơn nhiều; chiếm gần 72% tổng kim ngạch xuất khẩu mà mặt hàng chủ lực là hàng chế tạo có giá trị gia tăng cao, xuất siêu khoảng 25% kim ngạch xuất khẩu của khu vực này, chẳng những bù đắp được nhập siêu của doanh nghiệp trong nước mà còn tạo ra xuất siêu gần 3 tỷ USD.

Các số liệu thống kê quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam từ năm 2000 đến nay cho thấy quy mô nền kinh tế của nước ta đã lớn gấp nhiều lần, trong đó khu vực FDI góp phần ngày càng nhiều hơn về vốn đầu tư, về thu ngân sách nhà nước, về GDP, về xuất nhập khẩu.

Đối với những địa phương thu hút được nhiều dự án FDI như Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thanh Hóa ở miền Bắc, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai ở miền Nam thì đóng góp của khu vực này còn lớn hơn nhiều, làm thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế của từng tỉnh, thành phố, tạo điều kiện để doanh nghiệp trong nước phát triển và kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao, người dân trong vùng trở nên giàu có hơn các địa phương lân cận.

Ví dụ Bắc Ninh nhờ thu hút có hiệu quả FDI mà chỉ trong 5 năm gần đây đã biến đổi cơ bản, từ tỉnh nông nghiệp trở thành tỉnh công nghiệp, hiện nông nghiệp chiếm khoảng 8%, công nghiệp và dịch vụ chiếm 92%. Câu chuyện hàng ngày của những địa phương này không phải lo xóa đói giảm nghèo, mà là giải quyết các vấn đề xã hội của công nghiệp hóa, lao động nhập cư với thu nhập ngày càng tăng đòi hỏi nhà ở, trường học, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, đã có đủ điều kiện về vốn đầu tư, ý tưởng mới để xây dựng đô thị thông minh hiện đại, nông nghiệp công nghệ cao và hoàn thành xây dựng nông thôn mới.

FDI - cách tiếp cận các vấn đề
Nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình thu hút FDI như chuyển giá, trốn thuế, nhập khẩu thiết bị lạc hậu, tranh chấp lao động... đã được bàn thảo nhiều; do vậy phần này chỉ nêu 5 vấn đề chính.

FDI với tăng trưởng xanh
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 nhằm 3 mục tiêu: 1) Tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa các ngành hiện có và khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao; 2) Nghiên cứu, ứng dụng ngày càng rộng rãi công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; 3) Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh.

Trên cơ sở Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và thông điệp của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) về “FDI low carbon”, chủ trương của Chính phủ thu hút FDI vào kinh tế xanh đã đạt được thành quả đáng khích lệ: nhiều doanh nghiệp FDI tham gia vào quá trình chuyển giao công nghệ xanh (green technology) từ các nước công nghiệp cho Việt Nam, có trách nhiệm xã hội cao trong việc bảo vệ và tuân thủ luật pháp về môi trường, trang bị nhận thức về nền kinh tế xanh cho nhân viên trong quá trình hoạt động.

Theo Financial Times tháng 7/2015, với 8,14 điểm Việt Nam dẫn đầu các thị trường mới nổi khác về thu hút vốn FDI tăng trưởng xanh; các vị trí tiếp sau thuộc về Romania, Hungary, Malaysia và Thái Lan.

Tuy vậy hệ số tiêu hao năng lượng tính trên 1% tốc độ tăng trưởng mặc dù đã giảm từ 2,1 trong những năm đầu thiên niên kỷ xuống khoảng 1,3 hiện nay nhưng vẩn còn cao hơn nhiều so với yêu cầu của nền kinh tế xanh; tiếp nhận quá nhiều dự án FDI trong một số ngành công nghiệp cổ điển như xi măng, sắt thép, lọc dầu, điện than làm gia tăng nhanh chóng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, tác động tiêu cực đến môi trường, việc thu hút FDI vào năng lượng tái tạo, điện mặt trời, điện gió vẫn còn khá khiêm tốn, mặc dù nước ta có tiềm năng lớn.

Nhiều tổ chức trong nước và quốc tế cảnh báo tình trạng đáng lo ngại của Việt Nam khi khói bụi ở một số thành phố lớn đã vượt xa mức tiêu chuẩn, nhiều dòng sông và ao hồ đã ô nhiễm đến mức không thể sử dụng nước sạch cho con người và nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh mới có nguy cơ bùng phát trên diện rộng, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng ở khắp các vùng miền của đất nước. Hai ví dụ dưới đây để cảnh báo về nguy cơ đó.

Năm 1991, Việt Nam có công suất khoảng 2 triệu tấn xi măng, 2016 đã có 80 triệu tấn/năm, 2020 trên 100 triệu tấn/năm, tiêu dùng trong nước khoảng 75 triệu tấn/năm. Thị phần xi măng được chia cho ba loại doanh nghiệp: 36% thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam, 31% thuộc khu vực FDI và 33% thuộc doanh nghiệp tư nhân. Trên thế giới tất cả nhà máy xi măng đang hoạt động đã thải ra khoảng 5% khí cacbonic toàn cầu, gấp đôi lượng khí thải từ động cơ phản lực của toàn bộ ngành hàng không dân dụng; vì thế sản xuất xi măng trở thành thủ phạm lớn nhất gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

Sản xuất sắt thép mặc dù liên hợp sắt thép quy mô 9-10 triệu tấn thép cán nóng và thép cuộn của Tập đoàn Formosa tại Tỉnh Hà Tĩnh đang vận hành nhưng Bộ Công Thương vẫn muốn có thêm dự án sắt thép 4 tỷ USD của Tập đoàn Hòa Phát và dự án quy mô lớn hơn của Tập đoàn Tôn Hoa Sen, trong khi công nghiệp luyện gang thép thải ra một lượng lớn khí thải. Hơi và sản phẩm phụ từ quá trình luyện cốc, nung kết và làm sạch kim loại gây ô nhiễm nặng môi trường không khí. Các loại khí sinh ra từ quá trình này là oxit lưu huỳnh (SOx), oxit nitơ (NOx), oxit các bon (CO2) và các hạt lơ lửng.

Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn, hồ sơ Fact Sheet về hội nghị G-20 tại Hàng Châu, Trung Quốc (5/9/2016) của Chính phủ Mỹ cho rằng, tình trạng dư thừa công suất và sản lượng (overcapacity) của ngành sản xuất thép đã trở thành “một vấn đề toàn cầu”, đòi hỏi “một giải pháp toàn cầu”, chứ không còn là chuyện của một quốc gia và đó là lý do thép được đưa lên thành chủ đề thảo luận trong các cuộc gặp gỡ song phương và đa phương của các nhà lãnh đạo G-20 tại Trung Quốc.

Đến nay tất cả tỉnh, thành phố của Việt Nam đã tiếp nhận vốn FDI nhưng tập trung chủ yếu váo TP Hồ Chí Minh 13,8%, Bình Dương 9,4%, Hà Nội 8,7%, Đồng Nai 8,6% và một số địa phương khác như Bà Rịa- Vũng Tàu, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh.

Những địa phương thu hút được nhiều FDI thì có trình độ phát triển kinh tế- xã hội cao hơn, nảy sinh tình trạng phát triển không đều giữa các vùng. Dưới đây là hai ví dụ điển hình.

Bình Dương và Bình Phước được tách từ tỉnh Sông Bé cách đây 20 năm. Bình Dương thành công trong thu hút FDI, đến năm 2016 đã tiếp nhận trên 25 tỷ USD vốn FDI đăng ký và gần 200 ngàn tỷ đồng vốn đầu tư trong nước; có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm trên 14,5%, cơ cấu kinh tế biến đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện nay đã trở thành tỉnh công nghiệp; năm 2016 công nghiệp và xây dựng chiếm 60%. dịch vụ chiếm 37,7%, nông lâm ngư nghiệp chiếm 2,3%.

Bình Phước có điều kiện địa lý không thuận lợi như Bình Dương nên thu hút FDI chưa nhiều, đến năm 2016 đạt 1,25 tỷ USD vốn đăng ký. Từ 2010 đến nay Bình Phước có nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, xúc tiến đầu tư nên đã tiếp nhận được một lượng vốn từ các địa phương khác, làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011- 2015 đạt bình quân 10,8%/năm; cơ cấu kinh tế năm 2015: công nghiệp và xây dựng 32,2%, dịch vụ 29,3%, nông lâm ngư nghiệp 38,5%.

So với Bình Dương thì GRDP của Bình Phước chỉ bằng 6%, thu ngân sách bằng 8%, trong khi Bình Dương thuộc các tỉnh, thành phố điều tiết cho ngân sách trung ương thì Bình Phước vẩn phải nhận trợ cấp từ ngân sách nhà nước.

Phú Thọ và Vĩnh Phúc vốn thuộc tỉnh Vĩnh Phú, được tách thành hai cách đây 20 năm. Phú Thọ có lợi thế hơn Vĩnh Phúc do có thành phố Việt Trì với khu công nghiệp và cảng sông. Năm 1997 Phú Thọ thu ngân sách 300 tỷ đồng, gấp ba lần Vĩnh Phúc.

Từ khi tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc đã tận dụng lợi thế sát thủ đô, gần sân bay quốc tế Nội Bài nên đã tiếp nhận được 3,4 tỷ USD vốn FDI, tiêu biểu là Toyota, Honda, Piaggio, Daewoo Bus, tập đoàn Prime, thép Việt Đức... 49.200 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước; tạo ra nguồn thu ngân sách ngày càng tăng, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã thay đổi khá nhanh theo hướng công nghiệp hóa.

Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 1997-2016 đạt 15,37%. Năm 2016, quy mô nền kinh tế bằng 39,5 lần so với năm 1997, GRDP đạt 77200 tỷ đồng, GRDP/người tăng 33,2 lần từ 2,18 triệu đồng lên 72,3 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế năm 2016: nông lâm ngư nghiệp 10%, dịch vụ 27%, công nghiệp và xây dựng 63%. Từ năm 2004 Vĩnh Phúc đã điều tiết cho ngân sách Trung ương; năm 2016 thu ngân sách đạt 28 500 tỷ đồng.

Phú Thọ chỉ thu hút được 33 500 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước và 660 triệu USD vốn FDI nên tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1997- 2-16 là 8,69%/năm, quy mô nền kinh tế của tỉnh năm 2016 gấp 5 lần năm 1997; giá trị sản lượng công nghiệp năm 2016 bằng 8,4 lần năm 1997, đứng đầu các tỉnh vùng Tây Bắc và đứng thứ 3 của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, năm 2016 thu ngân sách đạt 4.400 tỷ đồng gấp 14 lần năm 1997; GRDP/ người đạt 33,2 triệu đồng, tăng 14,5 lần so với năm 1997.

Năm 2016 GRDP/người của Vĩnh Phúc bằng 2,17 lần, thu ngân sách bằng 6,47 lần của Phú Thọ.

Định hướng, chính sách mới về FDI
Bối cảnh
Thế giới đang biến đổi nhanh chóng, khó lường trước, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch có xu hướng phục hồi ngay tại Mỹ, một nước vốn chủ trương “tự do mậu dịch”; kinh tế ảo với những phương thức mới chưa có tiền lệ đang phát triển nhanh chóng; thị trường, giá cả hàng hóa và dịch vụ biến động thường xuyên; dòng vốn đầu tư quốc tế chuyển dịch qua biên giới tùy thuộc vào môi trường đầu tư, trong đó vốn FDI vẫn có xu hướng gia tăng trong những năm sắp đến.

Việt Nam đã có vị thế ngày càng cao trong khu vực, có môi trường chính trị, kinh tế vĩ mô ổn định, đang thực hiện cải cách bộ máy nhà nước và nâng cao trình độ quản trị của đội ngũ công chức; năng lực nội sinh đã gia tăng với khoảng 640 nghìn doanh nghiệp, trong đó có hàng trăm tập đoàn kinh tế lớn, đang hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, trong đó có việc tham gia Cộng đồng ASEAN và nhiều FTA thế hệ mới.

Theo Báo cáo của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Trường đại học Cornell và Viện nghiên cứu INSTEAD công bố ngày 15/6, Việt Nam được xếp hạng thứ 47/127 về đổi mới sáng tạo toàn cầu, tăng 12 bậc so với 2016; trong ASEAN, Việt Nam đứng trên Thái Lan, được đánh giá có thế mạnh đầu ra tri thức và công nghệ; chỉ số phức tạp/đa dạng của thị trường; chỉ số phức tạp/đa dạng kinh doanh; chỉ số đầu ra sáng tạo và chỉ số tăng trưởng đầu tư cho giáo dục…

Ngày 4/5/2017 Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trên cơ sở đó các bộ đang nghiên cứu điều chỉnh chiến lược phát triển ngành và lĩnh vực ưu tiên để tạo dụng cơ hội mới đẩy nhanh công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại.

Về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Giáo sư Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn kinh tế thế giới nhận định: “Chúng ta sẽ đến với sự kết hợp giữa thế giới thực, thế giới ảo và thế giới sinh vật. Những công nghệ mới này sẽ gây ảnh hưởng to lớn đến mọi luật lệ, mọi nền kinh tế, mọi ngành công nghiệp, đồng thời cũng thách thức ý niệm của chúng ta về vai trò thực sự của con người”. Ông cũng cảnh báo các công nghệ mới sẽ dẫn đến những thay đổi về quyền lực, gây ra những lo ngại về an ninh cũng như về khoảng cách giàu nghèo, nếu không được kiểm soát tốt.

Chính sách kết nối
Coi trọng chính sách kết nối doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước để khắc phục nhược điểm tác động lan tỏa của doanh nghiệp FDI còn hạn chế; phát triển công nghiệp hỗ trợ, tham gia chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu, từ đó nâng cao tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp trong nước, hướng đến mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp tư nhân vào năm 2020, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô lớn hơn nhiều lần hiện tại; có hàng trăm tập đoàn kinh tế tầm cỡ khu vực và thế giới.

Đối với một số dự án mà doanh nghiệp Việt Nam đủ năng lực liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài thì khuyến khích thực hiện bằng hình thức “doanh nghiệp liên doanh” để thông qua quan hệ hợp tác cùng có lợi nhằm chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản trị doanh nghiệp, nâng cao trình độ lành nghề của đội ngũ công nhân, kỹ sư và cán bộ Việt Nam.

Áp dụng chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp Việt Nam làm công nghiệp hỗ trợ như đối với TNCs.

Trong điều kiện doanh nghiệp trong nước đã có tiềm lực lớn hơn thì cần thu hút dự án FDI có quy mô trung bình và lớn, không nên có nhiều dự án quá nhỏ, công nghệ trung bình, trừ một số lĩnh vực dịch vụ như tư vấn pháp lý, tài chính, đầu tư.

Các địa phương cần ưu tiên thực hiện dự án đầu tư cho doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước khi họ đã có đủ điều kiện đáp ứng đòi hỏi của từng ngành, lĩnh vực để góp phần thúc đẩy việc tăng nhanh về số lượng, tiềm lực kinh tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và thị trường thế giới.

Kết luận
Chính phủ đã đề ra nhiều chủ trương và chỉ đạo ráo riết để tạo lập môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng hơn; được nhà đầu tư, doanh nghiệp, người dân, dư luận trong nước và quốc tế đánh giá cao; tuy vậy vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi phải thay đổi nhanh hơn và có hiệu quả hơn.

Hai nút thắt chính của tăng trưởng là bộ máy nhà nước và đội ngũ công chức, viên chức; bộ máy thì cồng kềnh, kém hiệu năng, công chức thì quá thừa nhưng thiếu năng lực và lương tâm nghề nghiệp, đang cản trở quá trình phát triển của doanh nghiệp. Đó là hai lực cản cần được giải quyết để định hướng và chính sách mới về FDI được thực hiện có kết quả.
PS: Thanh Hóa vào top các tỉnh, thành có vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất. Số 1 miền Trung và Tây Nguyên chứ không nói đến vùng Bắc Trung Bộ. Một tương lai tươi sáng đang chờ đón. Giờ mình đã hiểu tại sao nhiều tập đoàn khủng như FLC, Vingroup, Sủngoup...đã có mặt tại Thanh Hóa. Cứ nhìn Bình Dương, Vĩnh Phúc mà hy vọng, mục tiêu 2020 trở thành tỉnh khá của cả nước không phải chỉ nói cho hay. Bài viết hơi dài, mong add thông cảm, đây là bức tranh về kinh tế và tương lai phát triển của Thanh Hóa mà các báo TW đã viết
Những bài viết này rất hay, hơn những cãi vã, tranh luận thiếu căn cứ.
Thanh Hoá khác Nghệ An ở chỗ, Nghệ An luôn mồm khẩu hiệu thành trung tâm kinh tế văn hoá Bắc Trung bộ còn Thanh Hoá thì khẩu hiệu: 2020 thành tỉnh khá của cả nước, phấn đấu là một trung tâm kinh tế lớn của đất nước.
Giống hệt như bóng đá Việt Nam thèm khát vô địch Đông Nam Á còn Thái Lan họ ko thèm mục tiêu đó nữa vậy! Họ cần một mục tiêu cao hơn.
Thanh Hoá phấn đấu tầm quốc gia chứ ko phấn đấu vua ao làng!!
Kỳ lạ chỗ, biết chắc Thanh Hoá có KKT Nghi Sơn với siêu dự án lọc dầu nhưng vẫn đặt mục tiêu là trung tâm công nghiệp toàn vùng.
Giá trị SXCN, thương mại, xuất nhập khẩu đều bằng 1/2 tỉnh ta và hết năm 2018 này thu nhân sách cũng bằng 1/2 nhưng lãnh đạo hx rất rất mạnh mồm mạnh miệng! Hô khẩu hiệu, biết ko làm được vẫn hô!
 

Face.rau.ma

Thành viên tích cực
Những bài viết này rất hay, hơn những cãi vã, tranh luận thiếu căn cứ.
Thanh Hoá khác Nghệ An ở chỗ, Nghệ An luôn mồm khẩu hiệu thành trung tâm kinh tế văn hoá Bắc Trung bộ còn Thanh Hoá thì khẩu hiệu: 2020 thành tỉnh khá của cả nước, phấn đấu là một trung tâm kinh tế lớn của đất nước.
Giống hệt như bóng đá Việt Nam thèm khát vô địch Đông Nam Á còn Thái Lan họ ko thèm mục tiêu đó nữa vậy! Họ cần một mục tiêu cao hơn.
Thanh Hoá phấn đấu tầm quốc gia chứ ko phấn đấu vua ao làng!!
Kỳ lạ chỗ, biết chắc Thanh Hoá có KKT Nghi Sơn với siêu dự án lọc dầu nhưng vẫn đặt mục tiêu là trung tâm công nghiệp toàn vùng.
Giá trị SXCN, thương mại, xuất nhập khẩu đều bằng 1/2 tỉnh ta và hết năm 2018 này thu nhân sách cũng bằng 1/2 nhưng lãnh đạo hx rất rất mạnh mồm mạnh miệng! Hô khẩu hiệu, biết ko làm được vẫn hô!
...
 
Last edited by a moderator:

Hac.thanh

Moderator
Staff member
(THO) - Năm 2017, trong bối cảnh chung còn nhiều khó khăn thách thức, song với quyết tâm, nỗ lực cao, thành phố đã hoàn thành 27/27 chỉ tiêu tỉnh giao và 23/24 chỉ tiêu thành phố đề ra.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất ước đạt 15,4%. Nhiều lĩnh vực có bước tăng trưởng khá như: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 37.959 tỷ đồng, đạt hơn 120% kế hoạch, tăng 32,4% so cùng kỳ; có 1.297 doanh nghiệp thành lập mới, đạt 102,8% kế hoạch; ngành du lịch đón gần 2,6 triệu lượt khách, giá trị xuất khẩu đạt 1.167 triệu USD, đạt 116% kế hoạch, tăng 20,45% so cùng kỳ
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Bỉm Sơn: Năm 2017, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn hơn 13.131,6 tỷ đồng, đạt 110,3% kế hoạch, tăng 26,6% so với cùng kỳ.
http://baothanhhoa.vn/vn/kinh-te
Tĩnh Gia:Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng (cả Khu Kinh tế Nghi Sơn) đạt 29.055 tỷ đồng, bằng 177,4% kế hoạch (KH), nội huyện đạt 4.635 tỷ đồng.
TP Thanh Hóa: giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 34.000 tỷ đồng(chưa bao gồm giá trị ngành xây dựng)
PS: năm 2018 chắc chắn giá trị sản xuất công nghiệp của huyện Tĩnh Gia sẽ vượt xa TP Thanh Hóa để lên số 1 toàn tỉnh. Tĩnh Gia đã hơn gấp đôi Bỉm Sơn về Giá trị sản xuất công nghiệp rồi!
Chúc mừng thị xã Nghi Sơn (gọi dần đi là vừa) đã dần chứng minh được vai trò đầu tàu đối với kinh tế toàn tỉnh!
Công nghiệp thì Nghi Sơn vượt lên TPTH nay mai, nhưng với Tổng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ chỉ 2700 tỷ, để vượt qua TPTH với gần 38.000 tỷ, chắc không thể trong thời gian ngắn được
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
TP Thanh Hóa 2017
Tốc độ tăng giá trị sản xuất trên địa bàn thành phố ước đạt 15,4%, trong đó: ngành dịch vụ tăng 17,2%, ngành công nghiệp xây dựng tăng 15,4%, ngành nông- lâm- thủy sản giảm 1,7%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ ước đạt gần 38 nghìn tỷ đồng, đạt 120,8% kế hoạch, tăng 32,4% so với cùng kỳ; giá trị xuất khẩu ước đạt gần 1200 triệu USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn như: quần áo, giầy dép, đá ốp lát… đều tăng so với cùng kỳ. Năm 2017 thành phố có 1297 doanh nghiệp mới thành lập, đạt kế hoạch đề ra. Sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển, giá trị sản xuất ước đạt gần 34.000 tỷ đồng, đạt 100,5% kế hoạch, các ngành nghề truyền thống trên địa bàn thành phố tiếp tục được khôi phục và phát triển ổn định. Tổng thu ngân sách thành phố năm 2017 ước đạt trên 1.700 tỷ đồng, đạt 103,6% dự toán cả năm tỉnh giao. Chi ngân sách thành phố ước đạt trên 1400 tỷ đồng, đạt 111,2% dự toán cả năm thành phố giao. Tổng vốn đầu tư phát triển ước đạt gần 25 nghìn tỷ đồng, bằng 101,8% kế hoạch, tăng 14,5% so với cùng kỳ
 

Face.rau.ma

Thành viên tích cực
http://www.qdnd.vn/chinh-tri/tin-tuc-su-kien/thanh-hoa-can-phan-dau-tang-truong-kinh-te-nam-2018-la-18-529854
Thanh Hóa đặt mục tiêu tăng trưởng 15% nếu có lọc dầu, nhưng chủ tịch Quốc hội yêu cầu tới 18%
Nghĩa là tỉnh ta đã làm thấp đi mục tiêu!
phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2018 là 18%. Đồng thời, xây dựng hạ tầng đồng bộ để phát triển thế mạnh du lịch biển.

Chủ tịch quốc hội ủng hộ Sun làm Ss rồi :))
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Chủ đề được quan tâm nhất

Top