• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Đang ép cọc rồi đây các bác
Vị trí chắn ngang Vinhomes Star City quá hời !
Coi như Euro window gặp may
Tp Thanh Hoá phải làm sao thì Vin mới đầu tư mạnh đến vậy
Vin họ coi TP Thái Nguyên ko ra gì vì Vincom 5 tầng, Vincom Hạ Long cũng nhỏ và hỏi đầu tư thiên về du lịch!
Bắc Ninh thì chỉ là chung cư!
Thanh Hoá và Hải Phòng vin đầu tư như nhau
 

thanhniencung

Người nổi tiếng
5-7 năm nữa xây dựng hoàn chỉnh đại lộ Hùng Vương, CSEDP, Nam sông Mã... thì chạy quanh TP Thanh Hoá mới hoành tráng
5, 7 năm nữa không ai bàn cãi vị thế số 1 khu vực miền trung của thanh hóa nữa.
Thành phố Thanh hóa mở rộng hết huyện đông sơn, có bộ mặt đô thị, kinh tế, dân số, dịch vụ, đứng đầu trong hàng thành phố trực thuộc tỉnh, trung tâm của tỉnh lị gần 4 triệu dân. Chức năng chi phối, hậu cần, hạt nhân cho tứ sơn. Là Bỉm Sơn, Sầm Sơn, Nghi Sơn và Lam Sơn.
Thành Phố Sầm Sơn với lợi thế là bãi biển có lịch sử phát triển 120 năm, kết nối với thành phố thanh hóa bởi tới 3 đại lộ nam sông mã, võ nguyên giáp và ql47. Với tuyến đường ven biển hoàn thành càng làm phát triển thành phố xuống khu phía nam. Khu phía bắc gần flc với hàng loạt khách sạn cao tầng hiện đại đang được xây dựng khiến bộ mặt đô thị sầm sơn phát triển. Tiếp theo là cao tốc bắc nam hoàn thành khiến cho việc di chuyển từ hà nội đến sầm sơn chỉ còn dưới 2h thậm chí có thể du lịch, xã stress trong ngày
Biển hải tiến, gần hà nội hơn sầm sơn nữa tương lai không xa lượng khách sẽ đuổi kịp và vượt cửa lò.2013 mới bằng 1/20 cửa lò, 2019 đã bằng 1/2 số lượng phòng nghỉ số khách và doanh thu. Chẳng có gì ngạc nhiên nếu 10 năm nữa 2 bãi biển đông khách nhất, doanh thu lớn nhất, nổi tiếng nhất bắc trung bộ là sầm sơn và hải tiến
Nghi sơn trung tâm công nghiệp lớn nhất miền trung thì khỏi nói rồi
Bỉm Sơn hi vọng sau khi sáp nhập hà trung và chỉnh trang đô thị sẽ sớm lên đại học
Lam sơn: với cơ chế hiện nay thì để cả thọ xuân lên thị xã quá khó nhưng với sân bay quốc tế thì hy vọng công nghiệp và bộ mặt đô thị cũng sẽ phát triển
 

BanmaixanhTM

Người nổi tiếng
5, 7 năm nữa không ai bàn cãi vị thế số 1 khu vực miền trung của thanh hóa nữa.
Thành phố Thanh hóa mở rộng hết huyện đông sơn, có bộ mặt đô thị, kinh tế, dân số, dịch vụ, đứng đầu trong hàng thành phố trực thuộc tỉnh, trung tâm của tỉnh lị gần 4 triệu dân. Chức năng chi phối, hậu cần, hạt nhân cho tứ sơn. Là Bỉm Sơn, Sầm Sơn, Nghi Sơn và Lam Sơn.
Thành Phố Sầm Sơn với lợi thế là bãi biển có lịch sử phát triển 120 năm, kết nối với thành phố thanh hóa bởi tới 3 đại lộ nam sông mã, võ nguyên giáp và ql47. Với tuyến đường ven biển hoàn thành càng làm phát triển thành phố xuống khu phía nam. Khu phía bắc gần flc với hàng loạt khách sạn cao tầng hiện đại đang được xây dựng khiến bộ mặt đô thị sầm sơn phát triển. Tiếp theo là cao tốc bắc nam hoàn thành khiến cho việc di chuyển từ hà nội đến sầm sơn chỉ còn dưới 2h thậm chí có thể du lịch, xã stress trong ngày
Biển hải tiến, gần hà nội hơn sầm sơn nữa tương lai không xa lượng khách sẽ đuổi kịp và vượt cửa lò.2013 mới bằng 1/20 cửa lò, 2019 đã bằng 1/2 số lượng phòng nghỉ số khách và doanh thu. Chẳng có gì ngạc nhiên nếu 10 năm nữa 2 bãi biển đông khách nhất, doanh thu lớn nhất, nổi tiếng nhất bắc trung bộ là sầm sơn và hải tiến
Nghi sơn trung tâm công nghiệp lớn nhất miền trung thì khỏi nói rồi
Bỉm Sơn hi vọng sau khi sáp nhập hà trung và chỉnh trang đô thị sẽ sớm lên đại học
Lam sơn: với cơ chế hiện nay thì để cả thọ xuân lên thị xã quá khó nhưng với sân bay quốc tế thì hy vọng công nghiệp và bộ mặt đô thị cũng sẽ phát triển
Hiện tại thì Thanh Hóa đã đứng đầu MT rất nhiều chỉ tiêu rồi các bác ạ.
(Dân số, tổng quy mô kinh tế grdp, tổng sản lượng lương thực quy hạt, xuất khẩu, tổng số khách du lịch, tổng vốn FDI, tổng giá trị sx công nghiệp, tổng mức bán lẻ và dịch vụ....); năm nay nhiều khả năng vươn lên đứng đầu về thu ngân sách nữa là gần như tuyệt đối rồi. Duy nhất còn chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người, nếu cứ giữ đà tăng trưởng cao như hiện tại thì 5 năm nữa cũng vượt Đà Nẵng.
 

Anhds

Người nổi tiếng
Hiện tại thì Thanh Hóa đã đứng đầu MT rất nhiều chỉ tiêu rồi các bác ạ.
(Dân số, tổng quy mô kinh tế grdp, tổng sản lượng lương thực quy hạt, xuất khẩu, tổng số khách du lịch, tổng vốn FDI, tổng giá trị sx công nghiệp, tổng mức bán lẻ và dịch vụ....); năm nay nhiều khả năng vươn lên đứng đầu về thu ngân sách nữa là gần như tuyệt đối rồi. Duy nhất còn chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người, nếu cứ giữ đà tăng trưởng cao như hiện tại thì 5 năm nữa cũng vượt Đà Nẵng.
Họ ko đứng yên để mình vượt nhanh vậy đâu bác, công bằng mà nói mặc dù TP mình nhiều chỉ tiêu tốt hơn Vinh nhưng trục quan em vẫn thấy Vinh cao hơn, nhìn có vẽ sầm uất hơn.
Để TP Thanh hóa vượt hẵn Vinh kể cả hình ảnh và kinh tế có lẽ phải từ 2025 trở đi..
Còn so với Đà nẵng thì lâu lắm, vì họ có một tí đất, trung ương lại tập trung xây dựng nó trở thành biểu tượng đáng sống của VN, trung tâm của miền trung, TP du lịch nên tp mình khó dc như họ cho dù GRDP đầu người có thể bằng hoăc hơn..
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thanh Hóa : Xuất hiện điểm check-in "ngỡ trời Tây" khiến giới trẻ mê mệt
(Baothanhhoa.vn) - Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Cách Hà Nội 155 km, biển Hải Tiến với vẻ đẹp hoang sơ, yên bình đã trở thành điểm dừng chân lý tưởng dành cho du khách. Là một bãi biển mới và đưa vào phục vụ du khách trong vài năm gần đây, biển Hải Tiến gây ấn tượng với dải cát vàng, óng ánh. Dọc hai bên bờ biển là hàng dừa xanh ngắt tạo nên khung cảnh thơ mộng, lãng mạn.

Buổi sáng thức dậy, du khách sẽ được tận hưởng không gian yên bình tại làng chài và được chứng kiến tận mắt việc đánh bắt hải sản của ngư dân.
Biển Hải Tiến là khu du lịch sinh thái biển mới hình thành thuộc địa phận 4 xã Hoằng Hải, Hoằng Tiến, Hoằng Thanh và Hoằng Trường (Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá). Biển Hải Tiến có đường bờ biển dài 12km, là bãi biển có đường bờ biển dài nhất miền Bắc nước ta.

Đến đây du khách cũng được thưởng thức những hải sản tươi ngon tại chỗ.
Được ví như hòn đảo Hawai xinh đẹp của Bắc Trung Bộ, biển Hải Tiến hiện nay đã hoàn thiện và có những địa điểm check in vô cùng độc đáo và khác lạ. Đặc biệt nhất phải kể đến Cầu cảng Hải Tiến. Với lối kiến trúc hiện đại mang hơi thở châu Âu cùng cách phối màu nổi bật, lại nằm ngay giữa khu vực trung tâm bãi biển, cầu cảng Hải Tiến chắc chắn sẽ là điểm check-in tuyệt đẹp dành cho các bạn trẻ.

Cầu cảng Hải Tiến khi nhìn từ trên cao.
Mang các đặc trưng riêng của khí hậu miền Bắc, biển Hải Tiến luôn sôi động vào mỗi dịp hè hàng năm từ khoảng tháng 4 đến tháng 8. Đây cũng thời điểm các ngư dân ra khơi đánh bắt hải sản nên du khách có thể được thưởng thức nhiều món ăn ngon.
Xem thêm một số hình ảnh tại cầu cảng Hải Tiến:

Khu cầu cảng được thiết kế mang phong cách phương tây, nổi bật với mầu trắng tinh khôi.

Đến đây du khách được thỏa sức sáng tạo những bức ảnh cho riêng mình.

Khu vực cầu cảng là điển check in đẹp như mơ, giúp các bạn trẻ có thể tha hồ... sống ảo với những bức ảnh biển chụp lúc hoàng hôn...

... hay những bức ảnh tại các kiến trúc độc đáo.

Các khu resort cũng là nơi lý tưởng để các bạn trẻ "sống ảo".

Hoặc có thể khiến bạn bè ghen tị khi check in với đồ ăn ngon, sang chảnh tại các nhà hàng nơi đây.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Họ ko đứng yên để mình vượt nhanh vậy đâu bác, công bằng mà nói mặc dù TP mình nhiều chỉ tiêu tốt hơn Vinh nhưng trục quan em vẫn thấy Vinh cao hơn, nhìn có vẽ sầm uất hơn.
Để TP Thanh hóa vượt hẵn Vinh kể cả hình ảnh và kinh tế có lẽ phải từ 2025 trở đi..
Còn so với Đà nẵng thì lâu lắm, vì họ có một tí đất, trung ương lại tập trung xây dựng nó trở thành biểu tượng đáng sống của VN, trung tâm của miền trung, TP du lịch nên tp mình khó dc như họ cho dù GRDP đầu người có thể bằng hoăc hơn..
Về việc so với Đà Nẵng thì Thanh Hóa thua về danh tiếng quốc tế(không thua về vị thế chính trị đâu nhé, bởi thời nào cũng có người Thanh Hóa làm to ở TW và Thanh Hóa luôn là vùng đất quan trọng của Việt Nam trong mọi hoàn cảnh)
Đến 2025 thì về du lịch tỉnh ta cũng không thể bằng Đà Nẵng được
Về Cảng Hàng không thì ta thua xa
Về phát triển đô thị thì ta cũng thua xa, cảnh quan các đô thị của ta không thể trong 5-6 năm được như Đà Nẵng. Ít nhất cũng cần 10 năm và cần có 1 lãnh đạo là Bí thư tỉnh ủy ham về xây dựng các tổ hợp cao tầng.
Về các lĩnh vực khác thì đến 2025 Đà Nẵng thua xa Thanh Hóa!
Còn về Vinh, nhận định như trên là đúng: TP Thanh Hóa cần sau 2025 để đè bẹp Vinh kể cả về chỉ số kinh tế, hạ tầng kĩ thuật và bộ mặt đô thị. Từ giờ đến 2025 thì với hàng loạt chung cư sát nhau, trông họ cao, sầm uất và có vẻ phát triển hơn!
 

BanmaixanhTM

Người nổi tiếng
Họ ko đứng yên để mình vượt nhanh vậy đâu bác, công bằng mà nói mặc dù TP mình nhiều chỉ tiêu tốt hơn Vinh nhưng trục quan em vẫn thấy Vinh cao hơn, nhìn có vẽ sầm uất hơn.
Để TP Thanh hóa vượt hẵn Vinh kể cả hình ảnh và kinh tế có lẽ phải từ 2025 trở đi..
Còn so với Đà nẵng thì lâu lắm, vì họ có một tí đất, trung ương lại tập trung xây dựng nó trở thành biểu tượng đáng sống của VN, trung tâm của miền trung, TP du lịch nên tp mình khó dc như họ cho dù GRDP đầu người có thể bằng hoăc hơn..
Vâng thì em cũng biết là họ không đứng yên, tuy nhiên với tốc độ rùa bò của họ trong những năm qua, hiện tại và cả tương lai gần thì chỉ trong 2 năm tới cả Miền trung sẽ bị bao phủ bởi cái bóng Thanh Hoá, em không ngoa đâu.
  • Năm 2018 tốc độ tăng trưởng TH gần gấp 2 lần Đà Nẵng, Nghệ An; quy mô kinh tế gấp 2 lần Đà Nẵng và 1,4 lần Nghệ An.
  • Năm 2019 dự kiến với tốc độ trên 20% thì TH tăng trưởng gấp gần 3 lần Đà Nẵng và 2,2 lần Nghệ An. Quy mô kinh tế TH cuối 2019 chắc ngót 200 nghìn tỷ, gấp 2,4 lần Đà Nẵng và 1,7 lần Nghệ An, thu ngân sách gấp 2 lần Nghệ An và có thể vượt qua Đà Nẵng.
Đấy bác xem, ta vốn đã to cao hơn họ lại còn chạy nhanh hơn thì khoảng cách mỗi năm một xa và rất xa. Tầm nhìn của ta giờ là Bình Dương, Đồng Nai chứ thì không có vẹo gì, thế giới phẳng và hội nhập sâu rồi, dù TW có nỗ lực vun đắp cho Nghệ An, Đà Nẵng nhưng vấn đề vẫn do kinh tế thị trường quyết định, do nhà đầu tư quyết định, họ sẽ chọn đầu tư vào nơi có nhiều tiềm năng và lợi thế hơn. Bao năm nay TW dày công vun đắp mà Nghệ An, Đà Nẵng có lớn nổi đâu, Huế thì teo tóp như con tép.
Nói về tp Vinh thì bác cũng đang bị đánh lừa con mắt đấy, dân số tp Vinh kém tp Thanh Hoá khoảng 40.000 nghìn người, diện tích tp Vinh bằng 70% tp Thanh Hoá, tổng mức bán lẻ và dịch vụ kém tp Vinh kém tp Thanh Hóa 10.000 tỷ, thu ngân sách kém 300 tỷ, grdp bình quân đầu người đến thời điểm này có lẽ là ngang nhau nhưng quy mô kinh tế tp Thanh Hoá lớn hơn do dân đông hơn. Vậy bác bảo nhìn Vinh phát triển và sầm uất hơn tp Thanh Hoá là sai cơ bản.
Nếu chỉ nhìn cảnh quan đô thị thì bị lừa như chơi, tp Vinh có khoảng 20 tòa cao ốc từ 12 đến 30 tầng chủ yếu là trung cư, nằm tập trung một chỗ nên nhìn hoa mắt vậy thôi.
 

BanmaixanhTM

Người nổi tiếng
Về việc so với Đà Nẵng thì Thanh Hóa thua về danh tiếng quốc tế(không thua về vị thế chính trị đâu nhé, bởi thời nào cũng có người Thanh Hóa làm to ở TW và Thanh Hóa luôn là vùng đất quan trọng của Việt Nam trong mọi hoàn cảnh)
Đến 2025 thì về du lịch tỉnh ta cũng không thể bằng Đà Nẵng được
Về Cảng Hàng không thì ta thua xa
Về phát triển đô thị thì ta cũng thua xa, cảnh quan các đô thị của ta không thể trong 5-6 năm được như Đà Nẵng. Ít nhất cũng cần 10 năm và cần có 1 lãnh đạo là Bí thư tỉnh ủy ham về xây dựng các tổ hợp cao tầng.
Về các lĩnh vực khác thì đến 2025 Đà Nẵng thua xa Thanh Hóa!
Còn về Vinh, nhận định như trên là đúng: TP Thanh Hóa cần sau 2025 để đè bẹp Vinh kể cả về chỉ số kinh tế, hạ tầng kĩ thuật và bộ mặt đô thị. Từ giờ đến 2025 thì với hàng loạt chung cư sát nhau, trông họ cao, sầm uất và có vẻ phát triển hơn!
Em đồng ý với các bác là tp Thanh Hoá cần sau năm 2025 để đè bẹp Vinh hoàn toàn, nhưng tỉnh Thanh Hóa thì chỉ cần sau năm 2020 đã đè tỉnh Nghệ An xẹp lép. Thực tế cho thấy tỉnh ta đang phát triển với tốc độ rất cao và duy trì trong dài hạn, cơ cấu ngành dịch chuyển mạnh sang công nghiệp xây dựng, dịch vụ nhưng nông nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao cũng rất phát triển. Tỉnh ta cũng đang phát triển các khu vực và các trục không gian đồng đều hơn họ rất nhiều, ta có đến 5 vùng động lực phát triển rất mạnh là NS, BS, SS, LS, TH thì họ chỉ Vinh là đáng kể; Vinh sẽ so găng ngang ngửa với tp Thanh Hoá, Hoàng Mai và Cửa Lò không phải đối thủ của Bỉm Sơn, Sầm Sơn; ngoài ra ta còn cả một khu khổng lồ Nghi Sơn mà họ không thể lấy gì làm đối trọng và một Làm Sơn cũng là thế lực đáng gờm. Sau năm 2020 khi Vinh nuốt Cửa Lò thì cũng chỉ ngang với tp Thanh Hoá và họ chẳng còn địa phương nào đáng kể nữa thì ta vẫn còn nguyên "tứ Sơn" đang phát triển ầm ầm.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
TP Vinh dưới góc nhìn của chính khách Hồ Xuân Hùng
10:17, 06/01/2019
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị để Vinh trở thành Trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, ông Hồ Xuân Hùng - nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, Chủ tịch Tổng hội NN&PTNT Việt Nam đã nêu quan điểm về: “Thành phố Vinh trong giai đoạn mới: Tầm nhìn; định hướng chiến lược và giải pháp”.
Thành phố Vinh - Nghệ An có thể trở thành Trung tâm kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ được không?
Ngày 14/1/2015 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 52/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đến 2030, tầm nhìn 2050 và ngày 29/12/2015 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2468/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thành phố Vinh thành Trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Thành phố Vinh - Nghệ An có thể trở thành Trung tâm kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ trên một số lĩnh vực: Về tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm; Thương mại; Du lịch; Khoa học - Công nghệ; Công nghệ thông tin; Công nghệ cao; Y tế; Văn hóa; Thể dục thể thao; Giáo dục đào tạo được không?

Ông Hồ Xuân Hùng .
Ông Hồ Xuân Hùng đã có sự so sánh lợi thế vị trí địa lý của Vinh - Nghệ An với các tỉnh Bắc Trung Bộ. Nếu là Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung bao gồm 14 tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận nhưng Bắc Trung Bộ chỉ có 3 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Đặc điểm chung nhất 3 tỉnh cùng trải dài bám sát quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, tuyến đường sắt Bắc - Nam, dãy Trường Sơn cùng biên giới Việt Nam - Lào và ven biển.
Về lợi thế giao lưu và vận tải đi đến các Trung tâm kinh tế - chính trị Quốc gia (Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) đường bộ, đường sắt 3 tỉnh tương đương nhau. Nếu về phía Bắc Thanh Hóa lợi thế hơn, còn về phía Nam thuộc về Hà Tĩnh.
Về đường biển, nếu như ở thế kỷ XX duy nhất cảng Cửa Lò. Ngày nay và trong tương lai cảng Nghi Sơn, Vũng Áng đang dần hơn hẳn về lợi thế; kể cả quy mô và khả năng tiếp nhận tàu cỡ lớn.
Cảng hàng không của Vinh - Nghệ An đi Hà Nội lợi thế hơn Thanh Hóa, nhưng so sánh chi phí kinh tế và thời gian thì khả năng sự lựa chọn đa số khách (kể cả nhà đầu tư) đi từ Hà Nội vào và ngược lại lại sẽ lựa chọn phương án đường bộ cho Thanh Hóa. Còn đi thành phố Hồ Chí Minh thì 2 tỉnh này như nhau. Vinh chỉ hơn Hà Tĩnh.

Các tuyến đường kết nối với Lào của các tỉnh cũng tương đương nhau. Nếu cửa khẩu Thanh Thủy (Thanh Chương) thông và đường bộ phía Lào đi Viêng Chăn đường cải thiện thì cũng không chênh lệch nhiều. Trong vòng 10 năm tới tuyến đường 8 đang là lợi thế cho Hà Tĩnh - Nghệ An kết nối với Viêng Chăn. Nhưng còn lâu lắm quốc gia này mới trở thành “đô thị” kinh tế cho vùng Bắc Trung Bộ.
Nhìn tổng quan so sánh về lợi thế vị trí địa lý Vinh - Nghệ An không thể là Trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ trong phát triển kinh tế - xã hội thời kinh tế thị trường - hội nhập.
Đặt câu hỏi: Vinh có thể trở thành Trung tâm tài chính vùng Bắc Trung Bộ không?
Theo ông Hồ Xuân Hùng, tất cả các tỉnh thành cả nước đều có chi nhánh ngân hàng của các ngân hàng thương mại. Sự phát triển của các ngân hàng thương mại chỉ tạo ra thị trường tiền tệ chứ không phải thị trường tài chính. Lịch sử phát triển thị trường tài chính từ các nước tư bản phát triển cho thấy: Do sự phát triển của tư bản công nghiệp cần vốn, họ đã “bắt tay” với tư bản ngân hàng để hình thành những Trung tâm tài chính nhằm mục tiêu huy động vốn xã hội không chỉ đáp ứng cho nhu cầu vốn ngắn hạn mà chủ yếu là vốn dài hạn.
Việt Nam không cần phải trải qua giai đoạn đau đớn ấy nữa, nhưng ngay cả các nước có kinh tế thị trường phát triển thì không phải thành phố lớn nào cũng là Trung tâm tài chính. Đặc biệt là sự phát triển nhanh công nghệ thông tin từ đầu thế kỷ XXI đến nay, khi mà các Trung tâm tài chính ở hai đầu cầu Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu tài chính cho các nhà đầu tư ở các tỉnh không chỉ Thanh Hóa, Hà Tĩnh mà nhiều tỉnh khác nữa.
Một thực trạng hiện nay và trong tương lai vài chục năm nữa các nhà đầu tư lớn vào các tỉnh vùng này đều từ Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh hoặc nước ngoài tới. Các nhà đầu tư tại chỗ chưa đủ mạnh và chưa nhiều. Thu nhập dân 3 vùng này đang ở mức trung bình của một Quốc gia vừa thoát khỏi nước thu nhập thấp. Hơn nữa 2 tỉnh bạn cũng đang quyết tâm xây dựng, chí ít là thành phố Thanh Hóa và Hà Tĩnh thành “Trung tâm thủ phủ kinh tế - xã hội” của chính tỉnh đó.
Vài chục năm nữa dù có sự giúp sức của Trung ương, nỗ lực của tỉnh, Vinh vẫn chưa thể trở thành Trung tâm tài chính vùng Bắc Trung Bộ. Chưa kể năng lực cạnh tranh của 3 địa phương này chưa phân hơn thua; Hãy tập trung xây dựng Trung tâm tài chính phục vụ cho nhu cầu phát triển của tỉnh nhà.
Nhận định về khả năng phát triển Vinh trở thành Trung tâm thương mại và du lịch của vùng, quan điểm của ông Hồ Xuân Hùng: Từ thập kỷ cuối cùng của thế kỷ trước, khi cảng Vũng Áng chưa phát triển, cảng Nghi Sơn chưa hình thành, Vinh, Cửa Lò chưa bao giờ là Trung tâm đầu mối hàng xuất nhập cho 3 tỉnh, trừ một mặt hàng phân bón của Tổng Công ty vật tư nông nghiệp là rõ nét, thường xuyên.
Thương mại Vinh về cơ bản đáp ứng cho nhu cầu của thành phố và các huyện trong tỉnh, một số cho huyện Nghi Xuân, Đức thọ, Hương Sơn. Các địa phương khác của Hà Tĩnh và Thanh Hóa ít ai vào Vinh để mua hàng tiêu dùng, ngay cả khách du lịch muốn mua hàng lưu niệm của Nghệ An ngoài cam Vinh, một số hải sản còn lại không có gì đặc trưng.
Trong lâu dài cũng không dễ gì có lợi thế hơn (như chi phí vận chuyển, chi phí bán hàng, hàng hóa đặc trưng…)
Cái khó nhất là Vinh - Nghệ An thiếu nhà “tư sản công thương” tại chỗ để tạo hạt nhân và sức hút cho lĩnh vực này. Cho đến nay nhiều con em Nghệ An thành doanh nhân lớn ở Việt Nam nhưng không sinh sống và không có hội sở chính ở Vinh.
Liệu trong vài chục năm tới Vinh có đủ sức thu hút những “đại gia” những nhà khoa học lớn đang làm việc, những chính trị gia của đất nước (về hưu) về sinh sống lập nghiệp (chí ít là giữ tổ) ở Vinh không? Khi mà các người thành đạt ngày càng trẻ lôi kéo bố mẹ rời quê hoặc các cụ về với tổ tiên hết, thì Vinh - Nghệ An chỉ là nơi viếng thăm.
Về phát triển du lịch: “Phát huy vai trò hạt nhân - Trung tâm trong liên kết vùng và quốc tế đặc biệt là các nước bạn Lào, Thái Lan”, Vinh chưa bao giờ đóng vai trò hạt nhân - Trung tâm trong liên kết vùng.
Du lịch là sự lựa chọn thư giãn, giải trí và tìm sự khác lạ; đặc biệt là những đặc biệt trong văn hóa - kinh tế từ cổ đến kim. Lợi thế lớn nhất của các tỉnh miền Trung là du lịch biển (chủ yếu là tắm biển), Nghệ An so với Thanh Hóa, Hà Tĩnh có sự tương đồng.
Sản phẩm đặc trưng Nghệ An đáng kể nhất là Nam Đàn với cụm du lịch quê nội, quê ngoại Bác Hồ, mộ Bà Hoàng Thị Loan, chùa Đại Tuệ… Là nơi mà hầu như người Việt Nam nào cũng muốn được đến thăm. Nhưng do lợi thế so sánh về địa lý Vinh không hơn gì. Nhưng không phải vì thế mà trở thành Trung tâm du lịch của vùng được, hơn nữa Vinh - Nghệ An vẫn nổi tiếng là “chặt to, kho mặn” không chỉ trong ẩm thực mà cả trong giao tiếp, cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Sáu nội dung còn lại từ Khoa học - Công nghệ, Công nghệ thông tin, Công nghệ cao, Y tế, Giáo dục, Văn hóa, Thể thao. Nếu chúng ta cố gắng để Trung ương giúp nâng cấp và tạo mới một số cơ sở đào tạo, trang thiết bị y tế, công nghệ … có thể có sức hút cũng chủ yếu là với Hà Tĩnh. Song vấn đề quan trọng nhất là lao động có tay nghề cao; Doanh nhân “cộm cán” có về khởi nghiệp và sinh sống ở Vinh không?
Phát triển thành phố Vinh - Đô thị loại I thuộc tỉnh xứng tầm đầu tàu tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh và có sức chi phối ảnh hưởng sự tăng trưởng của vùng
Ông Hồ Xuân Hùng đã nêu quan điểm về chiến lược phát triển thành phố:
Một là, phát triển Vinh trong mối quan hệ tổng thể của tỉnh Nghệ An, có tính đến mối quan hệ trực tiếp các địa phương phụ cận: Cửa Lò, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn… và các huyện bắc Hà Tĩnh đặc biệt là Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn.
Đặc biệt quan tâm quy hoạch không gian, hạ tầng trong mối liên kết: Vinh - Cửa Lò, để Vinh trở thành một thành phố biển (hai trong một); Rà soát để điều chỉnh lại quy hoạch 9 xã thuộc thành phố và các xã Nam Nghi Lộc, Đông Hưng Nguyên để có được sự hiện đại của phố trong làng và vẻ đẹp, thanh bình của làng trong phố, là cơ sở lâu dài để giãn mật độ dân số ở trung tâm Vinh. Mặt khác tạo cơ sở phát triển nông nghiệp và dịch vụ, du lịch cho đô thị.
Hai là, xác định rõ trục trung tâm thành phố, từ đó quy hoạch và đầu tư để tạo điểm nhấn của đô thị.
Lâu nay chúng ta tập trung cho trục đường Lê Lợi, Quang Trung, Trần Phú. Đây là trục đường quốc lộ 1A, khả năng để mở rộng và kết nối nội bộ theo hướng phát triển đô thị biển là hạn chế. Hơn nữa dù đã có đường tránh Vinh, nhưng tạo sự giao lưu nội đô dọc tuyến đường này với quy mô ngày một tăng tính khả thi thấp.
Nếu muốn xây dựng các phố mua sắm, ẩm thực, các trung tâm tài chính, thương mại lớn cần xem xét đến quy hoạch dọc tuyến từ đường Lê -Nin (đường 3/2 cũ) kéo nối đường 46 đoạn từ ngã tư đường đi sân bay - Cửa Lò. Đây dần trở thành trục trung tâm Vinh. Dù chúng ta đã bỏ lỡ một cơ hội về quy hoạch trong 20 năm qua nhưng còn thời gian để sửa.
  Trục đường Lê Lợi, Quang Trung, Trần Phú (TP Vinh).

Trục đường Lê Lợi, Quang Trung, Trần Phú (TP Vinh).
Giải pháp đảm bảo thực hiện được tầm nhìn và quy hoạch
Theo ông Hồ Xuân Hùng, cần tuyên truyền giải thích để thay đổi tư duy của cán bộ và nhân dân.
Tại đại hội lần thứ XII Đảng bộ tỉnh Nghệ - Tĩnh đồng chí Quế - Ủy viên Thường vụ, Chủ tịch liên đoàn lao động tỉnh phát biểu rằng: “Giàu thì ghét, đói rét thì khinh, thông minh không sử dụng”. Hay có đồng chí Trung ương từng nói: Đặc sản quê ta là nhiều thầy đồ; mà thầy đồ thì nhìn chung là bảo thủ và khắt khe, công thức khó đổi mới. Trước hết là lãnh đạo tỉnh, thành phố Vinh cùng nhau làm thay đổi tư duy ấy.
Thứ 2, Vinh phải là nơi thu hút người tài, lao động có tay nghề cao không chỉ trong tỉnh mà cả trong nước, nhất là con em Nghệ An học giỏi, thành danh về xây dựng quê hương Vinh.
Thứ 3, Chính sách để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, kinh tế tư nhân - nhất là lĩnh vực công thương. Hầu hết các doanh nghiệp lớn ở Nghệ An hoặc đầu tư vào Nghệ An nhất là lĩnh vực tài chính ngân hàng, công thương nghiệp đều đóng chân ở Vinh hoặc có văn phòng đại diện tại Vinh. Tỉnh giúp và hỗ trợ thành phố có chính sách để “nâng đỡ” những doanh nghiệp đã có và tạo doanh nghiệp khởi nghiệp tại Vinh để vừa tạo động lực tại chỗ, vừa là đối tác kêu gọi đầu tư, vừa tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Mặt khác tạo môi trường để các nhà đầu tư trong ngoài nước về với Nghệ An - Vinh.
Hộ kinh doanh công thương nghiệp, dịch vụ ở Vinh rất lớn cần tạo môi trường để họ trở thành doanh nghiệp tư nhân, tham gia lành mạnh vào thị trường, tạo được mối liên kết để cùng nhau làm giàu, làm giàu cho mình, cho thành phố.
Thứ 4, tỉnh cần phân cấp mạnh hơn nữa quyền hành chính cho thành phố với tư cách là thành phố loại I.
Cuối cùng cần phải đánh giá đúng điều kiện thực lực của mình để có hướng đi và giải pháp đúng để phát triển bền vững cho mình trước khi hy vọng là đầu tàu hay trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ. Phải nói thẳng với nhau rằng, người Nghệ An - Vinh cần khiêm tốn học tập phong cách người Nhật. Hãy nói với nhau và thế hệ sau rằng tỉnh ta nghèo lắm, khí hậu còn khắc nhiệt, chúng ta phải cùng nhau vượt khó, siêng năng sáng tạo, đoàn kết để cùng nhau làm giàu cho mình, cho quê hương. Chứ không phải cứ mãi bài ca “Nghệ An là nước Việt Nam thu nhỏ, giàu tài nguyên khoáng sản, mảnh đất địa linh, nhân kiệt”. Quả thực là vậy, sao mãi đến nay vẫn là tỉnh nghèo.
Vinh là đầu tàu của Nghệ An, nhưng không thể thoát khỏi cái chung của tỉnh. Để thực hiện thành công Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị, thành phố Vinh phải là đầu tàu, động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh./.
Hồ Xuân Hùng
 

Gnasher

Thành viên tích cực
Trong năm nay và năm sau sẽ có tới ít nhất 5 dự án chung cư mới được bán ra Xuân Mai, 379, Đông Bắc, Rubby Cường Thịnh, An Thịnh với tổng hơn 2500 căn hộ, con số này cao kỷ lục với thị trường Thanh Hóa từ trước tới nay. Đó là chưa kể vài dự án khác đang hoàn thiện hồ sơ và tạm bị treo đó. Tôi có người quen làm ở Sàn giao dịch Đất Xanh nói thị trường Thanh Hoá thanh khoản chung cư khá tốt dù phân khúc đất nền vẫn là chủ đạo. Có điều nữa là chất lượng căn hộ chung cư được cải thiện rõ rệt so với thời Hud 4, chung cư C5, chung cư Hợp Lực cách đây 3 năm. Nghĩa là thị trường chung cư Thanh Hóa đã tăng cả về chiều sâu và chiều rộng.
 
Last edited:

BacNinh-KinhBac

Thành viên
Vị trí chắn ngang Vinhomes Star City quá hời !
Coi như Euro window gặp may
Tp Thanh Hoá phải làm sao thì Vin mới đầu tư mạnh đến vậy
Vin họ coi TP Thái Nguyên ko ra gì vì Vincom 5 tầng, Vincom Hạ Long cũng nhỏ và hỏi đầu tư thiên về du lịch!
Bắc Ninh thì chỉ là chung cư!
Thanh Hoá và Hải Phòng vin đầu tư như nhau
Bắc Ninh đã có Ren Vinpearl rồi bác :) ngoài em Vinpearl full glassy còn thêm 2 tòa chung cư nữa. Tháng 4 vừa rồi Vin cũng đã có văn bản xin tỉnh đầu tư một khu đô thị Vinhomes nữa tại TP nhưng mới ở giai đoạn đầu chưa biết vị trí.

 
Last edited:

Anhds

Người nổi tiếng
TP Vinh dưới góc nhìn của chính khách Hồ Xuân Hùng
10:17, 06/01/2019
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị để Vinh trở thành Trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, ông Hồ Xuân Hùng - nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, Chủ tịch Tổng hội NN&PTNT Việt Nam đã nêu quan điểm về: “Thành phố Vinh trong giai đoạn mới: Tầm nhìn; định hướng chiến lược và giải pháp”.
Thành phố Vinh - Nghệ An có thể trở thành Trung tâm kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ được không?
Ngày 14/1/2015 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 52/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đến 2030, tầm nhìn 2050 và ngày 29/12/2015 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2468/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thành phố Vinh thành Trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Thành phố Vinh - Nghệ An có thể trở thành Trung tâm kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ trên một số lĩnh vực: Về tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm; Thương mại; Du lịch; Khoa học - Công nghệ; Công nghệ thông tin; Công nghệ cao; Y tế; Văn hóa; Thể dục thể thao; Giáo dục đào tạo được không?

Ông Hồ Xuân Hùng .
Ông Hồ Xuân Hùng đã có sự so sánh lợi thế vị trí địa lý của Vinh - Nghệ An với các tỉnh Bắc Trung Bộ. Nếu là Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung bao gồm 14 tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận nhưng Bắc Trung Bộ chỉ có 3 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Đặc điểm chung nhất 3 tỉnh cùng trải dài bám sát quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, tuyến đường sắt Bắc - Nam, dãy Trường Sơn cùng biên giới Việt Nam - Lào và ven biển.
Về lợi thế giao lưu và vận tải đi đến các Trung tâm kinh tế - chính trị Quốc gia (Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) đường bộ, đường sắt 3 tỉnh tương đương nhau. Nếu về phía Bắc Thanh Hóa lợi thế hơn, còn về phía Nam thuộc về Hà Tĩnh.
Về đường biển, nếu như ở thế kỷ XX duy nhất cảng Cửa Lò. Ngày nay và trong tương lai cảng Nghi Sơn, Vũng Áng đang dần hơn hẳn về lợi thế; kể cả quy mô và khả năng tiếp nhận tàu cỡ lớn.
Cảng hàng không của Vinh - Nghệ An đi Hà Nội lợi thế hơn Thanh Hóa, nhưng so sánh chi phí kinh tế và thời gian thì khả năng sự lựa chọn đa số khách (kể cả nhà đầu tư) đi từ Hà Nội vào và ngược lại lại sẽ lựa chọn phương án đường bộ cho Thanh Hóa. Còn đi thành phố Hồ Chí Minh thì 2 tỉnh này như nhau. Vinh chỉ hơn Hà Tĩnh.

Các tuyến đường kết nối với Lào của các tỉnh cũng tương đương nhau. Nếu cửa khẩu Thanh Thủy (Thanh Chương) thông và đường bộ phía Lào đi Viêng Chăn đường cải thiện thì cũng không chênh lệch nhiều. Trong vòng 10 năm tới tuyến đường 8 đang là lợi thế cho Hà Tĩnh - Nghệ An kết nối với Viêng Chăn. Nhưng còn lâu lắm quốc gia này mới trở thành “đô thị” kinh tế cho vùng Bắc Trung Bộ.
Nhìn tổng quan so sánh về lợi thế vị trí địa lý Vinh - Nghệ An không thể là Trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ trong phát triển kinh tế - xã hội thời kinh tế thị trường - hội nhập.
Đặt câu hỏi: Vinh có thể trở thành Trung tâm tài chính vùng Bắc Trung Bộ không?
Theo ông Hồ Xuân Hùng, tất cả các tỉnh thành cả nước đều có chi nhánh ngân hàng của các ngân hàng thương mại. Sự phát triển của các ngân hàng thương mại chỉ tạo ra thị trường tiền tệ chứ không phải thị trường tài chính. Lịch sử phát triển thị trường tài chính từ các nước tư bản phát triển cho thấy: Do sự phát triển của tư bản công nghiệp cần vốn, họ đã “bắt tay” với tư bản ngân hàng để hình thành những Trung tâm tài chính nhằm mục tiêu huy động vốn xã hội không chỉ đáp ứng cho nhu cầu vốn ngắn hạn mà chủ yếu là vốn dài hạn.
Việt Nam không cần phải trải qua giai đoạn đau đớn ấy nữa, nhưng ngay cả các nước có kinh tế thị trường phát triển thì không phải thành phố lớn nào cũng là Trung tâm tài chính. Đặc biệt là sự phát triển nhanh công nghệ thông tin từ đầu thế kỷ XXI đến nay, khi mà các Trung tâm tài chính ở hai đầu cầu Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu tài chính cho các nhà đầu tư ở các tỉnh không chỉ Thanh Hóa, Hà Tĩnh mà nhiều tỉnh khác nữa.
Một thực trạng hiện nay và trong tương lai vài chục năm nữa các nhà đầu tư lớn vào các tỉnh vùng này đều từ Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh hoặc nước ngoài tới. Các nhà đầu tư tại chỗ chưa đủ mạnh và chưa nhiều. Thu nhập dân 3 vùng này đang ở mức trung bình của một Quốc gia vừa thoát khỏi nước thu nhập thấp. Hơn nữa 2 tỉnh bạn cũng đang quyết tâm xây dựng, chí ít là thành phố Thanh Hóa và Hà Tĩnh thành “Trung tâm thủ phủ kinh tế - xã hội” của chính tỉnh đó.
Vài chục năm nữa dù có sự giúp sức của Trung ương, nỗ lực của tỉnh, Vinh vẫn chưa thể trở thành Trung tâm tài chính vùng Bắc Trung Bộ. Chưa kể năng lực cạnh tranh của 3 địa phương này chưa phân hơn thua; Hãy tập trung xây dựng Trung tâm tài chính phục vụ cho nhu cầu phát triển của tỉnh nhà.
Nhận định về khả năng phát triển Vinh trở thành Trung tâm thương mại và du lịch của vùng, quan điểm của ông Hồ Xuân Hùng: Từ thập kỷ cuối cùng của thế kỷ trước, khi cảng Vũng Áng chưa phát triển, cảng Nghi Sơn chưa hình thành, Vinh, Cửa Lò chưa bao giờ là Trung tâm đầu mối hàng xuất nhập cho 3 tỉnh, trừ một mặt hàng phân bón của Tổng Công ty vật tư nông nghiệp là rõ nét, thường xuyên.
Thương mại Vinh về cơ bản đáp ứng cho nhu cầu của thành phố và các huyện trong tỉnh, một số cho huyện Nghi Xuân, Đức thọ, Hương Sơn. Các địa phương khác của Hà Tĩnh và Thanh Hóa ít ai vào Vinh để mua hàng tiêu dùng, ngay cả khách du lịch muốn mua hàng lưu niệm của Nghệ An ngoài cam Vinh, một số hải sản còn lại không có gì đặc trưng.
Trong lâu dài cũng không dễ gì có lợi thế hơn (như chi phí vận chuyển, chi phí bán hàng, hàng hóa đặc trưng…)
Cái khó nhất là Vinh - Nghệ An thiếu nhà “tư sản công thương” tại chỗ để tạo hạt nhân và sức hút cho lĩnh vực này. Cho đến nay nhiều con em Nghệ An thành doanh nhân lớn ở Việt Nam nhưng không sinh sống và không có hội sở chính ở Vinh.
Liệu trong vài chục năm tới Vinh có đủ sức thu hút những “đại gia” những nhà khoa học lớn đang làm việc, những chính trị gia của đất nước (về hưu) về sinh sống lập nghiệp (chí ít là giữ tổ) ở Vinh không? Khi mà các người thành đạt ngày càng trẻ lôi kéo bố mẹ rời quê hoặc các cụ về với tổ tiên hết, thì Vinh - Nghệ An chỉ là nơi viếng thăm.
Về phát triển du lịch: “Phát huy vai trò hạt nhân - Trung tâm trong liên kết vùng và quốc tế đặc biệt là các nước bạn Lào, Thái Lan”, Vinh chưa bao giờ đóng vai trò hạt nhân - Trung tâm trong liên kết vùng.
Du lịch là sự lựa chọn thư giãn, giải trí và tìm sự khác lạ; đặc biệt là những đặc biệt trong văn hóa - kinh tế từ cổ đến kim. Lợi thế lớn nhất của các tỉnh miền Trung là du lịch biển (chủ yếu là tắm biển), Nghệ An so với Thanh Hóa, Hà Tĩnh có sự tương đồng.
Sản phẩm đặc trưng Nghệ An đáng kể nhất là Nam Đàn với cụm du lịch quê nội, quê ngoại Bác Hồ, mộ Bà Hoàng Thị Loan, chùa Đại Tuệ… Là nơi mà hầu như người Việt Nam nào cũng muốn được đến thăm. Nhưng do lợi thế so sánh về địa lý Vinh không hơn gì. Nhưng không phải vì thế mà trở thành Trung tâm du lịch của vùng được, hơn nữa Vinh - Nghệ An vẫn nổi tiếng là “chặt to, kho mặn” không chỉ trong ẩm thực mà cả trong giao tiếp, cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Sáu nội dung còn lại từ Khoa học - Công nghệ, Công nghệ thông tin, Công nghệ cao, Y tế, Giáo dục, Văn hóa, Thể thao. Nếu chúng ta cố gắng để Trung ương giúp nâng cấp và tạo mới một số cơ sở đào tạo, trang thiết bị y tế, công nghệ … có thể có sức hút cũng chủ yếu là với Hà Tĩnh. Song vấn đề quan trọng nhất là lao động có tay nghề cao; Doanh nhân “cộm cán” có về khởi nghiệp và sinh sống ở Vinh không?
Phát triển thành phố Vinh - Đô thị loại I thuộc tỉnh xứng tầm đầu tàu tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh và có sức chi phối ảnh hưởng sự tăng trưởng của vùng
Ông Hồ Xuân Hùng đã nêu quan điểm về chiến lược phát triển thành phố:
Một là, phát triển Vinh trong mối quan hệ tổng thể của tỉnh Nghệ An, có tính đến mối quan hệ trực tiếp các địa phương phụ cận: Cửa Lò, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn… và các huyện bắc Hà Tĩnh đặc biệt là Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn.
Đặc biệt quan tâm quy hoạch không gian, hạ tầng trong mối liên kết: Vinh - Cửa Lò, để Vinh trở thành một thành phố biển (hai trong một); Rà soát để điều chỉnh lại quy hoạch 9 xã thuộc thành phố và các xã Nam Nghi Lộc, Đông Hưng Nguyên để có được sự hiện đại của phố trong làng và vẻ đẹp, thanh bình của làng trong phố, là cơ sở lâu dài để giãn mật độ dân số ở trung tâm Vinh. Mặt khác tạo cơ sở phát triển nông nghiệp và dịch vụ, du lịch cho đô thị.
Hai là, xác định rõ trục trung tâm thành phố, từ đó quy hoạch và đầu tư để tạo điểm nhấn của đô thị.
Lâu nay chúng ta tập trung cho trục đường Lê Lợi, Quang Trung, Trần Phú. Đây là trục đường quốc lộ 1A, khả năng để mở rộng và kết nối nội bộ theo hướng phát triển đô thị biển là hạn chế. Hơn nữa dù đã có đường tránh Vinh, nhưng tạo sự giao lưu nội đô dọc tuyến đường này với quy mô ngày một tăng tính khả thi thấp.
Nếu muốn xây dựng các phố mua sắm, ẩm thực, các trung tâm tài chính, thương mại lớn cần xem xét đến quy hoạch dọc tuyến từ đường Lê -Nin (đường 3/2 cũ) kéo nối đường 46 đoạn từ ngã tư đường đi sân bay - Cửa Lò. Đây dần trở thành trục trung tâm Vinh. Dù chúng ta đã bỏ lỡ một cơ hội về quy hoạch trong 20 năm qua nhưng còn thời gian để sửa.
  Trục đường Lê Lợi, Quang Trung, Trần Phú (TP Vinh).

Trục đường Lê Lợi, Quang Trung, Trần Phú (TP Vinh).
Giải pháp đảm bảo thực hiện được tầm nhìn và quy hoạch
Theo ông Hồ Xuân Hùng, cần tuyên truyền giải thích để thay đổi tư duy của cán bộ và nhân dân.
Tại đại hội lần thứ XII Đảng bộ tỉnh Nghệ - Tĩnh đồng chí Quế - Ủy viên Thường vụ, Chủ tịch liên đoàn lao động tỉnh phát biểu rằng: “Giàu thì ghét, đói rét thì khinh, thông minh không sử dụng”. Hay có đồng chí Trung ương từng nói: Đặc sản quê ta là nhiều thầy đồ; mà thầy đồ thì nhìn chung là bảo thủ và khắt khe, công thức khó đổi mới. Trước hết là lãnh đạo tỉnh, thành phố Vinh cùng nhau làm thay đổi tư duy ấy.
Thứ 2, Vinh phải là nơi thu hút người tài, lao động có tay nghề cao không chỉ trong tỉnh mà cả trong nước, nhất là con em Nghệ An học giỏi, thành danh về xây dựng quê hương Vinh.
Thứ 3, Chính sách để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, kinh tế tư nhân - nhất là lĩnh vực công thương. Hầu hết các doanh nghiệp lớn ở Nghệ An hoặc đầu tư vào Nghệ An nhất là lĩnh vực tài chính ngân hàng, công thương nghiệp đều đóng chân ở Vinh hoặc có văn phòng đại diện tại Vinh. Tỉnh giúp và hỗ trợ thành phố có chính sách để “nâng đỡ” những doanh nghiệp đã có và tạo doanh nghiệp khởi nghiệp tại Vinh để vừa tạo động lực tại chỗ, vừa là đối tác kêu gọi đầu tư, vừa tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Mặt khác tạo môi trường để các nhà đầu tư trong ngoài nước về với Nghệ An - Vinh.
Hộ kinh doanh công thương nghiệp, dịch vụ ở Vinh rất lớn cần tạo môi trường để họ trở thành doanh nghiệp tư nhân, tham gia lành mạnh vào thị trường, tạo được mối liên kết để cùng nhau làm giàu, làm giàu cho mình, cho thành phố.
Thứ 4, tỉnh cần phân cấp mạnh hơn nữa quyền hành chính cho thành phố với tư cách là thành phố loại I.
Cuối cùng cần phải đánh giá đúng điều kiện thực lực của mình để có hướng đi và giải pháp đúng để phát triển bền vững cho mình trước khi hy vọng là đầu tàu hay trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ. Phải nói thẳng với nhau rằng, người Nghệ An - Vinh cần khiêm tốn học tập phong cách người Nhật. Hãy nói với nhau và thế hệ sau rằng tỉnh ta nghèo lắm, khí hậu còn khắc nhiệt, chúng ta phải cùng nhau vượt khó, siêng năng sáng tạo, đoàn kết để cùng nhau làm giàu cho mình, cho quê hương. Chứ không phải cứ mãi bài ca “Nghệ An là nước Việt Nam thu nhỏ, giàu tài nguyên khoáng sản, mảnh đất địa linh, nhân kiệt”. Quả thực là vậy, sao mãi đến nay vẫn là tỉnh nghèo.
Vinh là đầu tàu của Nghệ An, nhưng không thể thoát khỏi cái chung của tỉnh. Để thực hiện thành công Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị, thành phố Vinh phải là đầu tàu, động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh./.
Hồ Xuân Hùng
Ông này mới là người thực tế, hoặc dám nói những lời thực tế. Cứ ảo tưởng như mấy thằng ngáo đá thì còn lâu mới phát triển dc, các địa phương ko đánh giá đúng thực lực bản thân, tầm nhìn bị khuyết tật từ ban đầu, cứ sống mãi trên mây thi ko bao giờ đi đúng hướng để phát triển dc...
 

thanhniencung

Người nổi tiếng
Cách làm du lịch của Bình Thuận thực sự rất hay, một dải ven biển cả trăm km đâu đâu cũng là nhà nghỉ, resort, nhà hàng, khách sạn
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Nguyễn văn thành con Nguyễn văn đệ vào Nghệ An làm Phúc Lạc viên!
Bên Nghệ tưởng người của họ cơ đấy
 

Facebook Comment

Bài viết mới

Chủ đề được quan tâm nhất

Top