Triệu Sơn Phượt Am Tiên

panoramioth

Moderator
(P/s : Bài viết từ 10/03/2013 - Copyright by BanickLionking - Phuot.vn)
Dạo này như có dây cót trong người, không thể ngồi yên một chỗ được. Liên tục là những chuyến đi. Đầu năm đi chùa lễ phật, vừa lọ mọ Tây Yên Tử về lại vội vã xuôi miền trung. "Đi lấy được." Một người bạn tôi nói. Ờ! Ngấm mẹ nó vào máu rồi.
Sáng thứ 7 ngồi cà fe một mình chợt nghe bàn bên nói chuyện về Am Tiên. Ờ hay. Lôi đt ra làm 1 dòng stt trên Fb rủ rê xem có đứa nào mon men đu bám không, rồi cũng bỏ quên đi đánh bài với mấy đứa bạn đến tối mit mới về, nhậu nhẹt say khướt.
Sáng dậy kiểm tra lại vẫn chỉ có bọn vỗ tay chạy vòng quanh. Kệ. Vác bộ đồ nghề và bộ móng cho con ngựa sắt đề phòng trời mưa đi đường lầy. Lên đường.

Chạy đến Tân Ninh. Cách Am Tiên 3km. 2 bên đường giăng cờ hoa đầy đường. Hàng xà cừ cổ thụ nhìn mắt mắt.



Ngay dưới chân núi Ngàn Nưa, bên phải là Phủ Nưa.


Cái công cũ không còn và đã được xây mới theo phiên bản cũ. Đây là một ngôi đền cổ rất đẹp. Theo ghi chép. Thời Tự Đức, nhà vua đã xuống chỉ cấp cho huyện lỵ Nông Cống 1.200 quan tiền để dựng đền Bà Chúa Thượng Ngàn và phong là Thượng Đẳng Thần, nay là Phủ Nưa, hiệu là Đệ nhất thiên tiên thánh mẫu sơn trang thượng ngàn bạch y công chúa lệ hải bà vương ngọc bệ hạ. Phủ Nưa lúc đó khuôn viên rộng hơn 3 mẫu, gồm 3 khu với 27 gian thờ.
Đất này ngày xưa thuộc huyện Nông Cống, Nhưng đến năm 1964 thì lại thuộc về Triệu Sơn. Chả rõ các cụ nhà ta buôn bán kiều gì mà thành. Cái này em chịu.
Trải nhiều biến cố, đến nay Phủ Nưa chỉ còn một hậu cung và nhà tiền đường vừa được tôn tạo và phần Nghi môn (Tam môn dẫn vào phủ) hoa văn, kiến trúc rất đẹp mắt, với đôi câu đối được người dân quý trọng, giữ gìn: "Na Sơn từ lĩnh trấn Na Sơn, Thần duy đức kì thịnh - Cổ Định xã nguyên tòng Cổ Định, Dân trực đạo vi hành". Trong phủ hiện còn lưu giữ ba pho tượng quý thuộc tam tòa thánh mẫu (Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải) Tuy không còn nguyên vẹn, nhưng ngày nay Phủ Nưa vẫn là nơi tổ chức hội làng, nơi du khách tham quan, vãn cảnh, cầu nguyện và gửi niềm ngưỡng vọng tâm linh, quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.

 

panoramioth

Moderator
Mục đích chính là Am Tiên nên tôi chạy thẳng lên núi Nưa. Qua Phủ Nưa khoảng 300m rã trái bắt đầu lên núi. Ngay chân núi là cái barie to tướng. Xung quanh là bãi giữ xe tự phát của người dân( đoán thế ). Qua được mớ trạm này quả là một vấn đề. Tôi được mấy anh đeo băng đỏ chào đón nhiệt tình. Xe bắt gửi ở dưới, muốn lên nhanh thì có các xe ôm phục vụ đưa lên tận nơi với giá khoảng 50-80 ngàn tuỳ gà. Có cả xe ôtô phục đưa đón theo giá vàng.
MỘt phần mình ăn mặc nhìn cũng có vẻ gấu, lại hơi giống cánh lái xe ôm nên giơ vuốt nhe nanh mấy cái, tôi chạy tọt vào trong cổng. Dốc dựng ngược. Về số 1 ì ạch tiến lên.


Trời sương mù dày đặc khác hẳn dưới chân núi.


Cánh xe ôm bắt được một gà già vác cái máy ảnh to tướng đi lên.


Đường đi uốn lượn theo triền núi lên tận đỉnh.


Xe dịch vụ đưa đón khách. Dán tem phiếu như đúng rồi í.


Lao ầm ầm rú ga khét mù. Thôi tránh sang 1 bên nhường đường cho ác lãnh đạo qua trước cho lành.


Đất nước ta có 3 huyệt đạo thiêng. Một là ở núi Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội), hai là ở núi Bà Đen (Tây Ninh) và ba chính là Đền Am Tiên, Núi Nưa- Thanh Hóa. Theo sử sách để lại, đây chính là 1 trong những huyệt đạo quan trọng nhất của nước Nam, mà tướng Cao Biền không thể trấn yểm nổi...


Núi Ngàn Nưa nằm giữa ba huyện Triệu Sơn-Nông Cống và Như Thanh. Đây là nơi Bà Triệu dấy binh khởi nghĩa,nơi căn cứ địa của nghĩa quân Lam Sơn và triều đại Nhà Lê, là hậu phương vững chắc của thời chống Pháp.

Đất đai trên núi phì nhiêu, màu mỡ, cây cối tốt tươi,trong rừng có cây nứa mọc khắp nơi. Vì vậy, nhân dân địa phương quen gọi là núi Nứa. Trải qua suốt chiều dài lịch sử, vùng đất Kẻ Nứa đã đổi thành nhiều tên gọi khác như: Cổ Na, Cổ Ninh, Cổ Định, Ninh Hòa và giờ là xã Tân Ninh ngày nay.


Ông cụ chụp ảnh đồng hành cùng tôi nãy giờ. Chắc đang thắc mắc có thằng xe ôm nào cũng lẽo đeo theo chụp choẹt như trêu ngươi ông í!


 

panoramioth

Moderator
Đỉnh núi Am Tiên cao hơn 500m so với mặt nước biển, một tiền đồn có tầm quan sát và khống chế cả một khu vực rộng lớn. Do vậy. ở cứ điểm trọng yếu này có thể xây dưng được doanh trại, bãi luyện quân. Mà còn là nơi linh thiêng qua nhiêu thế hệ đã lập bệ thờ, thờ cúng trời đất, thần phật, tổ tiên... theo truyền thống người Việt.




Có rất nhiều tốp người phải gửi xe dưới chân núi đang đi bộ lên.



Năm 248 (sau Công nguyên), Bà Triệu dấy binh khởi nghĩa. Bà chọn Ngàn Nưa là nơi hiệu triệu nghĩa quân, bởi theo lời sấm truyền: dãy Ngàn Nưa được tạo thành từ bảy ngọn núi xếp liền kề tạo thế rồng cuốn, đầu nhô cao như đầu hổ vươn mình về biển Đông - nơi đặt Am Tiên- đứng ở đây hét lớn tứ phía đều nghe rõ. Trên đỉnh núi Nưa, Bà cho xây dựng Bích Vân cung tự nhằm bố cáo với muôn dân: cuộc khởi nghĩa này có sự trợ giúp của trời đất. Khi đàn áp được khởi nghĩa của Bà Triệu, bọn xâm lược đã tàn sát dân Cổ Na và tất nhiên cả những gì có liên quan đến Bà Triệu đều bị phá hết.

Không ai khẳng định được sau đó bao nhiêu thế kỷ chùa Am Tiên được xây lại. Về sau, chùa được xây dựng lại vài lần do dân địa phượng tự làm. Nhưng sau đó lại đổ nát hoang phế vì không có ai chăm sóc. Cho đến đầu những năm 90 của thế kỷ 20 bà con phật tử trong xã đã khôi phục, xây lại chùa mới, trồng cây xung quanh chùa. Đền Nưa, Am Tiên nằm trong quần thể 17 di tích thắng cảnh của địa phương, được Sở Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh năm 1993 và mới đây nhất được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đồng ý đưa vào danh sách các di tích xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.



Qua rừng cây rậm rạp này là đến Am Tiên. Cao 538m so với mực nước biển.
 

panoramioth

Moderator
Cổng cổ vào Am Tiên. Phía bên phải vòng ra sau kia là cổng mới. Trên này có 2 đường lên. Đường mới có vẻ ít dốc dễ lên hơn.



Ngay bên phải cổng có một cái miếu nhỏ.


Để xe ở đây lúc ra phải cống nộp mất 10 ngàn.


Lối vào thẳng tắp có hàng rào tre dựng lên ngay ngắn.


Bên phải lối đi cây phủ kín


Bên trái người ta mở một con đường cho xe oto của các lãnh đạo vào.

Hờ hờ. Tình cờ bắt cóc được 4 đồng đội trong CLB xe đạp của mình đánh quả lẻ lên đây.


Quả chuông cổ treo tạm. Đang xây tháp chuông mới bên cạnh.


Thẳng vào trong Chùa. 2 bên đường là các cây trồng lưu niệm của toàn các quan to.


Mãi đến năm 2006 vẻ đẹp tiềm ẩn của vùng đất địa linh nhân kiệt này mới được khai thác. Vào năm 2010 mảnh đất này đã được công nhận là Khu di tích cấp quốc gia. Lễ hội đền Nưa - Am Tiên bắt đầu từ 15 - 20 tháng Giêng hàng năm.
 

panoramioth

Moderator
... Vào một năm khốn khó, mà nào có xa xôi gì, trên đỉnh Ngàn Nưa này hẵng còn một cái chùa tranh tre thờ Bà Triệu. Rất nhiều người dân Tân Ninh ngày sóc vọng đều cất công lên đỉnh Nưa thắp hương khấn vái. Việc hương khói khi ấy không được khuyến khích thậm chí người ta còn cấm cản rằng việc hương khói ở đền là tuyên truyền mê tín dị đoan... Rồi việc đến đã đến.Đúng ngày Mồng 8 Tháng Tư Âm lịch mà bà con coi là ngày Bụt sinh Bụt đẻ, xóm làng bỗng dậy lên tiếng kẻng rền vang lại đì đùng tiếng súng của dân quân. Các ngả trong làng được canh gác cẩn mật. Trên đỉnh Ngàn Nưa, người ta hốt được một mẻ những nguời cầm đầu tuyên truyền mê tín dị đoan của làng đang thắp hương khấn vái tại đền Bà. Tất cả những người bị bắt đều được nhốt vào cái nhà kho bít bùng. Đám dân quân trẻ măng táo tợn còn nghĩ ra cái trò dùng hương tịch thu được đốt từng nắm lớn. Gian kho bít bùng kín bưng ngột ngạt khói. Tiếng kêu khóc dậy lên. Mãi rồi người ta cũng thả sau khi cảnh cáo thật lực cái đám người mê tín dị đoan nọ... Rồi người ta ra tay phóng hỏa đốt trụi ngôi đền...




Những tấm bia ghi tên những ngừoi công đức xây dựng lại Am Tiên.




Một bức hịch rất chi là hoành tráng.


Nhưng được xếp 1 góc cùng với những đồ phế thải.

 

panoramioth

Moderator
Gian thờ chính.

Bên trong






Phía đằng sau là phòng khách, trước cửa đặt 2 con hổ nhốt trong tủ kính





Bên trong phòng khách trưng bày một số đồ lưu niệm và hiện vật cổ có liên quan.






Cạnh đấy là khu sắm lễ cho du khách


Có 1 tảng đá rất giống bành voi. có bài thơ treo cạnh:
Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành ông voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi Bà Triệu tướng cưỡi voi, đánh cồng
 

panoramioth

Moderator
Đây là điểm cao nhất của đỉnh núi Nưa. Một bãi đất bằng phẳng rộng khoảng 200m vuông. Chính giữa bãi đất bằng phẳng đó mọc vài tảng đá nhỏ. có một bàn thờ dựng lên trước ba viên đá tròn xếp sát vào nhau.







Trung tâm của huyệt đạo, nơi linh thiêng hội tụ nguyên khí đất trời.


Xung quanh là bàn tế 4 phương khói hương nghi ngút. Tất cả được quây trong hàng rào nứa.







 

panoramioth

Moderator
"...Ngay tại nơi này ta có thể cảm nhận được sự chuyển động của vũ trụ. Thấy tôi băn khoăn về việc làm sao cảm nhận được chuyển động ấy, ông Thắng gọi thêm một số du khách đứng gần và chỉ dẫn: "Bây giờ mời các vị nhắm mắt lại, thả lỏng cơ thể, tập trung mọi suy nghĩ lên đôi mắt, lúc đầu các vị sẽ thấy có màu đỏ, rồi chuyển sang màu da cam, cuối cùng là màu trắng xanh và đợi một chút quý vị sẽ thấy trong màu trắng xanh có lẫn các hạt bụi.

Đó chính là các hạt bụi đang chuyển động trong vũ trụ này!". Thật kỳ lạ, bởi làm theo chỉ dẫn tới đâu thì tôi cảm nhận được sự khác lạ đến đó. Trong một khoảnh khắc tôi thấy mình như đang bay bổng giữa trời đất bao la và đang hòa cùng với những chuyển động của vũ trụ. Cảm giác thư thái, nhẹ nhõm ấy quả không dễ nào có được..." ( ST )




Ai lên đây cũng đứng thiền nhắm mắt hít thở bầu không khí trong lành và cảm nhận luồng linh khí linh thiêng theo mỗi cách khác nhau. Nhưng có một điều tôi cảm nhận cũng như mọi người là nhắm mắt lại thiền một lúc sẽ xuất hiện cả 1 quầng đỏ như máu trước mặt.


Các bạn không tin có thể lên thử như tôi nhé !


Điện thoại của tôi định vị được tại điểm này.( chấm tròn xanh )


Trên bản đồ là chăm đỏ
 

panoramioth

Moderator
Tôi loanh quanh ở đây gần tiếng đồng hồ mà không biết chán. Gần trưa, tôi quay lại Am Tiên vòng sang Giếng Tiên.
Lối sang Giếng Tiên, hai bên là vườn đào.


Dân đi lễ đang xin nước rửa mặt và uống. Tôi cũng bon chen làm vài ngụm. Nước ngọt và mát lịm. Có 1 ông cụ múc nước rót cho từng người, tôi thấy có một đống can nhựa mới để gần đó. Không ai bán cũng chẳng ai mua. Mọi người cần xin nước về để thờ cúng có thể nhặt một can xin nước rồi tuỳ tâm nhét vào túi ông cụ dăm bày chục ngàn. Hờ hờ. Không kinh doanh nhưng làm kiểu này đúng là siêu lợi nhuận


Giếng Tiên rộng chừng 3m. rất nông. Sâu cũng chỉ độ 3m.


Kè đá xung quanh. Hàng đá xẻ xếp hàng ngay ngắn phía trên gười ta mới kè đè lên cách đây vài năm.


Lòng giếng nông chỉ có chút nước nhưng múc mãi mà không cạn.

Đằng sau Giếng có 1 bàn thờ, cũng chả rõ thờ nhân vật nào


Ngay kế bên thờ Lầu Cô, Lầu Cậu.


Phía đằng sau là ngôi đền cổ chỉ còn lại dấu tích đôi rồng chầu


Nhìn giống rồng thời Lý
 

panoramioth

Moderator
Tôi loanh quanh ở đây gần tiếng đồng hồ mà không biết chán. Gần trưa, tôi quay lại Am Tiên vòng sang Giếng Tiên.
Lối sang Giếng Tiên, hai bên là vườn đào.


Dân đi lễ đang xin nước rửa mặt và uống. Tôi cũng bon chen làm vài ngụm. Nước ngọt và mát lịm. Có 1 ông cụ múc nước rót cho từng người, tôi thấy có một đống can nhựa mới để gần đó. Không ai bán cũng chẳng ai mua. Mọi người cần xin nước về để thờ cúng có thể nhặt một can xin nước rồi tuỳ tâm nhét vào túi ông cụ dăm bày chục ngàn. Hờ hờ. Không kinh doanh nhưng làm kiểu này đúng là siêu lợi nhuận


Giếng Tiên rộng chừng 3m. rất nông. Sâu cũng chỉ độ 3m.


Kè đá xung quanh. Hàng đá xẻ xếp hàng ngay ngắn phía trên gười ta mới kè đè lên cách đây vài năm.


Lòng giếng nông chỉ có chút nước nhưng múc mãi mà không cạn.

Đằng sau Giếng có 1 bàn thờ, cũng chả rõ thờ nhân vật nào


Ngay kế bên thờ Lầu Cô, Lầu Cậu.


Phía đằng sau là ngôi đền cổ chỉ còn lại dấu tích đôi rồng chầu


Nhìn giống rồng thời Lý
 

panoramioth

Moderator
Quay lại đường cũ khoảng 500m bên trái có 1 lối rẽ.


Đường vào cỡ độ 200m nhưng cực kỳ khó đi xe máy vào. Tôi phải loanh quanh tìm đường vòng ra sau mới chạy được xe đến nơi. Nhưng nhìn hơi thất vọng với tấm biển đề ở ngoài. Có lẽ đang đợi kinh phí từ mọi phía.
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Bài viết mới

Chủ đề được quan tâm nhất

Top