• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Phát triển du lịch Thanh Hóa: tiềm năng chưa được đánh thức

nguoiduatin

Thành viên
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam trong buổi tọa đàm do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ TTTT, Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng cục Du lịch và UBND 2 tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa tổ chức nhằm hướng tới Năm du lịch quốc gia 2015 – Thanh Hóa với chủ đề “Kết nối di sản”.
Xứ Thanh giàu tiềm năng, nhưng chưa đánh thức
Trong buổi tọa đàm về công tác tuyên truyền, quảng bá Năm du lịch quốc gia 2015 – Thanh Hóa và di sản thế giới Tràng An – Ninh Bình, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ đã khẳng định Thanh Hóa là tỉnh giàu tiềm năng để phát triển du lịch. Đây là miền đất “địa linh nhân kiệt”, là nơi phát tích của nhiều triều đại, nơi sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt trong lịch sử dân tộc.

Thanh Hóa cũng là nơi hội tụ đầy đủ yếu tố để phát triển các loại hình du lịch như du lịch tâm linh (Lam Kinh, Đền thờ vua Lê, Di sản thế giới Thành nhà Hồ), du lịch nghỉ dưỡng (bãi biển Sầm Sơn, Hải Tiến) và du lịch khám phá… Tuy nhiên, tất cả vẫn ở dạng tiềm năng vì chưa được đầu tư, khai thác, cũng như tuyên truyền, quảng bá, cộng thêm tâm lý làm du lịch mùa vụ, chụp giật, nên trong suốt những năm qua Thanh Hóa vẫn chưa thực sự là điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.


Khu du lịch biển Sầm Sơn - Thanh Hóa đang lấy lại hình ảnh nhờ việc giảm trình trạng "chặt kém", chèo kéo du khách.
Để tháo gỡ tình trạng này, Bộ VHTTDL đã quyết định chọn Thanh Hóa là nơi đăng cai tổ chức Năm du lịch quốc gia 2015 với chủ đề "Kết nối các di sản thế giới" góp phần đánh thức tiềm năng và phát triển du lịch xứ Thanh.

Theo ông Vương Văn Việt - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - việc tổ chức Năm du lịch Quốc gia là “cơ hội vàng” để quảng bá điểm đến du lịch của tỉnh, thu hút đầu tư vào các ngành dịch vụ, đồng thời cũng là dịp để kết nối Thanh Hóa với các địa phương khác cùng có di sản và góp phần phát triển loại hình du lịch tâm linh.

Cũng theo ông Vương Văn Việt, để chuẩn bị cho Năm du lịch quốc gia, tỉnh Thanh Hóa đã đẩy nhanh công tác quy hoạch để làm tiền đề cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ các khu, điểm du lịch; xây dựng hế thống đường sá, bãi đỗ xe tại các khu du lịch và triển khai chương trình phát triển sản phẩm du lịch theo hướng nâng cao chất lượng, hướng tới phát triển du lịch bền vững.

Cần coi trọng vấn đề quản lý điểm đến

Cũng trong khuôn khổ buổi tọa đàm, các đại biểu đã dành nhiều thời gian phân tích, thảo luận, kiến nghị các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động quảng bá hình ảnh, các địa điểm du lịch hấp dẫn của 2 tỉnh Thanh Hóa và Ninh Bình trong thời gian tới.

Theo Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ, việc các cơ quan truyền thông vào cuộc để giới thiệu những danh lam thắng cảnh trên khắp mọi miền tổ quốc, đặc biệt là 2 tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa sẽ góp phần rất lớn trong việc đẩy mạnh hoạt động phát triển ngành công nghiệp không khói.

Tuy nhiên, cũng nhiều ý kiến cho rằng, việc giàu tiềm năng và đẩy mạnh truyền thông, quảng bá vẫn chưa đủ để phát triển du lịch một cách bền vững, mà yếu tố quan trọng nhất chính là vấn đề quản lý điểm đến.


Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) là một trong những điểm du lịch quan trọng nằm trong hành trình kết nối di sản của Năm du lịch quốc gia 2015 - Thanh Hóa.
Câu chuyện phát triển du lịch của Ninh Bình là bài học rõ nhất về vấn đề này. 10 năm trước, Ninh Bình cũng có đầy đủ tiềm năng để phát triển du lịch, tuy nhiên việc làm du lịch mới ở dạng manh mún, mùa vụ. Với sự vào cuộc của lãnh đạo tỉnh khi xây dựng kế hoạch phát triển du lịch bền vững đến năm 2030 theo cách xã hội hóa, toàn dân làm du lịch đã tạo nên những cú hích không nhỏ, làm nên một diện mạo hoàn toàn khác cho Ninh Bình.

“Ngành VHTTDL Ninh Bình đã phối hợp với các ngành tổ chức nhiều lớp tập huấn nâng cao nhận thức cho cộng đồng, nhất là người dân trong khu vực danh thắng hiểu được giá trị của di sản, trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ di sản. Chúng tôi cũng chỉ rõ lợi ích của việc làm du lịch với người dân, giúp người dân có công ăn việc làm ổn định. Khi nào người dân được hưởng lợi từ di sản thì họ sẽ có ý thức trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ di sản. Và chỉ khi nào, du khách có ấn tượng tốt với những điểm đến, với con người nơi họ đặt chân đến thì mới lôi kéo được du khách quay trở lại” - bà Dương Thị Thanh - Phó Giám đốc Sở VHTTDL Ninh Bình – chia sẻ về câu chuyện làm du lịch của tỉnh.


Di tích lịch sử Lam Kinh (Thanh Hóa) là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề quản lý điểm đến trong việc phát triển du lịch, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn cho rằng Thanh Hóa cần nâng cao chất lượng phục vụ để phát triển du lịch theo chiều sâu, đẩy mạnh tuyên truyền và nâng cao công tác quản lý tại các điểm du lịch. Sầm Sơn đã từng là một điểm đến lý tưởng của khu vực phía bắc, tuy nhiên vấn đề quản lý đếm đến chưa hiệu quả, tình trạng chèo kéo, “chặt chém” diễn ra tràn lan nên lượng khách du lịch đến với Sầm Sơn trong những năm qua có phần sụt giảm.
(báo lao động)
 

Facebook Comment

Người đăng Chủ đề tương tự Forum Trả lời Ngày
Thinh may phat Kỹ thuật 0

Chủ đề tương tự

Chủ đề được quan tâm nhất

Top