Tp.Thanh Hóa Khóa học "Kế toán viên chuyên nghiệp"

Huele_ketoan

Thành viên

Với khóa học này, sau khi tốt nghiệp, học viên sẽ có kinh nghiệm tương đương 3-5 năm kinh nghiệm làm kế toán tổng hợp. Để học viên tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả công việc kế toán, Khóa học "Kế toán viên chuyên nghiệp" được xây dựng với các nội dung cụ thể sau:


Đối tượng:

  • Những người chưa có kiến thức về kế toán.
  • Những người đã học kế toán hoặc những người đã có kiến thức căn bản về lý thuyết kế toán.
Những người chưa có kinh nghiệm thực tế, những người đã đi làm nhưng muốn nắm rõ hơn về kế toán tổng hợp.

Nội dung:

- Tin học văn phòng cho Kế toán (Học viên được áp dụng các hàm Excel cụ thể thực hiện các công việc liên quan đến công tác kế toán).

- Nguyên lý kế toán (Học các khái niệm, các phương pháp kế toán nền tảng, cốt lõi).

- Thực hành ghi chứng từ (Hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, sec, UNC, ...)

- Thực hành hạch toán trên Excel.

- Thực hành hạch toán trên phần mềm Kế toán.

- Thực hành lên Báo cáo tài chính.

- Thực hành làm các báo cáo Thuế: Thuế GTGT, Thuế TNDN, Thuế TNCN.

- In sổ sách cho dữ liệu kế toán đã hạch toán.

- Hoàn thiện chứng từ.

- Thực hiện trực tiếp các giao dịch kinh tế: Đi cơ quan Thuế, Ngân hàng, Bảo hiểm, Khách hàng, Nhà cung cấp... cho các đơn vị mà công ty hiện đang làm kế toán thuế, kế toán tổng hơp.

Thời gian đào tạo:6 tháng.

Ưu đãi:

- Hỗ trợ giới thiệu việc làm khi thành thạo kỹ năng thực tế.

- Giảm 30% học phí.

Lịch học:

Tất cả các ngày trong tuần Sáng 8h – 11h, Chiều từ 14h – 17h, Tối từ 17h30 – 21h30

(Thời gian học do học viên tự linh động, học viên rảnh lúc nào đến học lúc đó, không cố định giờ)

Mọi chi tiết xin liên hệ:
 

LeTrang792

Thành viên mới

Với khóa học này, sau khi tốt nghiệp, học viên sẽ có kinh nghiệm tương đương 3-5 năm kinh nghiệm làm kế toán tổng hợp. Để học viên tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả công việc kế toán, Khóa học "Kế toán viên chuyên nghiệp" được xây dựng với các nội dung cụ thể sau:


Đối tượng:

  • Những người chưa có kiến thức về kế toán.
  • Những người đã học kế toán hoặc những người đã có kiến thức căn bản về lý thuyết kế toán.
Những người chưa có kinh nghiệm thực tế, những người đã đi làm nhưng muốn nắm rõ hơn về kế toán tổng hợp.

Nội dung:

- Tin học văn phòng cho Kế toán (Học viên được áp dụng các hàm Excel cụ thể thực hiện các công việc liên quan đến công tác kế toán).

- Nguyên lý kế toán (Học các khái niệm, các phương pháp kế toán nền tảng, cốt lõi).

- Thực hành ghi chứng từ (Hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, sec, UNC, ...)

- Thực hành hạch toán trên Excel.

- Thực hành hạch toán trên phần mềm Kế toán.

- Thực hành lên Báo cáo tài chính.

- Thực hành làm các báo cáo Thuế: Thuế GTGT, Thuế TNDN, Thuế TNCN.

- In sổ sách cho dữ liệu kế toán đã hạch toán.

- Hoàn thiện chứng từ.

- Thực hiện trực tiếp các giao dịch kinh tế: Đi cơ quan Thuế, Ngân hàng, Bảo hiểm, Khách hàng, Nhà cung cấp... cho các đơn vị mà công ty hiện đang làm kế toán thuế, kế toán tổng hơp.

Thời gian đào tạo:6 tháng.

Ưu đãi:

- Hỗ trợ giới thiệu việc làm khi thành thạo kỹ năng thực tế.

- Giảm 30% học phí.

Lịch học:

Tất cả các ngày trong tuần Sáng 8h – 11h, Chiều từ 14h – 17h, Tối từ 17h30 – 21h30

(Thời gian học do học viên tự linh động, học viên rảnh lúc nào đến học lúc đó, không cố định giờ)

Mọi chi tiết xin liên hệ:
Chị ơi ! Địa chỉ liên hệ ở đâu vậy ạ ?
 

Huele_ketoan

Thành viên
Chị chào trang.Trang có thể cho chị số điện thoại của trang được không? có gì chị sẽ hướng dẫn tran
hoặc em có thể liên hệ số điện thoại của chị. 0961.522.858 (chị Huế)
Thân ái.
 

Huele_ketoan

Thành viên
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2015

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2015 mới nhất theo điều 11 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ tài chính.



- Thuế suất 20%: Áp dụng cho những DN có tổng doanh thu năm < 20 tỷ.

- Thuế suất 22%: Áp dụng cho những DN có tổng doanh thu năm > 20 tỷ. (Kể từ ngày 01/01/2016 áp dụng thuế suất 20%).

- Tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề được xác định trên chỉ tiêu [01]chỉ tiêu [08] trên Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo Mẫu số 03-1A/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN

Ví dụ: Công ty Kế toán An Hiểu Minh có doanh thu bán hàng hóa cung cấp dịch vụ trên chỉ tiêu [01] và doanh thu hoạt động tài chính trên chỉ tiêu [08] trên Phụ lục 03-1A/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN năm tài chính 2013 < 20 tỷ đồng.

-> Thì từ năm 2014 thuế suất là 20%.

- Những DN hoạt động không đủ 12 tháng: Tổng doanh thu trên chỉ tiêu [01]chỉ tiêu [08] trên Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Mẫu số 03-1A/TNDN chia :)) cho số tháng thực tế hoạt động: Nếu < 1,67 tỷ đồng thì áp dụng thuế suất thuế TNDN 20%.

Ví dụ: Công ty A bắt đầu kinh doanh từ ngày 01/4/2014 đến hết ngày 31/12/2014, có doanh thu trên chỉ tiêu [01] và doanh thu hoạt động tài chính trên chỉ tiêu [08] trên phụ lục 03-1A/TNDN năm 2014 là 18 tỷ đồng:

-> Doanh thu bình quân tháng = 18 tỷ / 9 tháng = 2 tỷ.

-> Sang năm 2015 áp dụng thuế suất 22%.

Chú ý:

- Những DN mới thành lập trong năm không đủ 12 tháng thì trong năm đó kê khai tạm tính quý theo thuế suất 22%. Kết thúc năm nếu doanh thu bình quân các tháng trong năm < 1,67 tỷ đồng thì quyết toán thuế TNDN theo thuế suất 20%

-Thuế suất 32% đến 50% sẽ áp dụng cho những DN có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam

- Thuế suất 50% sẽ áp dụng với các mỏ tài nguyên bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm.

+ Căn cứ vào vị trí, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ, Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

+ Trường hợp các mỏ có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định này áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 40%.

Sau khi đã xác định được mức thuế suất thuế TNDN mà DN mình phải đóng các bạn tiến hành tính thuế, chi tiết các bạn xem thêm tại đây: xem tại đây

* Thời gian học:

Tất cả các ngày trong tuần Sáng 8h – 11h, Chiều từ 14h – 17h, Tối từ 17h30 – 21h30

(Thời gian học do học viên tự linh động, học viên rảnh lúc nào đến học lúc đó, không cố định giờ)

* Cam kết: Không giới hạn thời gian học, Học viên học đến khi thành nghề.

* Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ CHUYÊN NGHIỆP AN HIỂU MINH

Địa chỉ: Số 279 Nguyễn Tĩnh - Phường Đông Hương - Thành phố Thanh Hóa

(Đi qua cầu Đông Hương 300m, đến tòa nhà Bất động sản Đông Á, rẽ phải 100m)

Tel: 0373.522.858 - Hotline: 0961.522.858

Email: lienheanhieuminh@gmail.com

 

Huele_ketoan

Thành viên
Các khoản chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ tài chính quy định các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN cụ thể như sau:




Căn cứ theo:

- Thông tư 78/2014/TT-BTC.

- Thông tư 151/2014/TT-BTC.

- Thông tư 119/2014/TT-BTC.

- Luật số 71/2014/QH13

- Thông tư 96/2015/TT-BTC.

- Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, DN được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

- Nếu mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị > 20 triệu đồng ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, chưa thanh toán thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

+ Nhưng khi thanh toán mà không toán qua ngân hàng thì phải kê khai điều chỉnh giảm khoản chi phí đó.

- Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư số 78/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này.

Ví dụ: Công ty kế toán An Hiểu Minh trong tháng 8 năm 2014 có hóa đơn đầu vào 50 triệu đồng nhưng chưa thanh toán. Và công ty đã tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế năm 2014.

- Sang năm 2015, công ty thanh toán bằng tiền mặt

=> Do vậy công ty phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với hóa đơn đó vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kỳ tính thuế năm 2015).

- Trường hợp DN mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động SXKD của DN và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn:

- Nếu hóa đơn này nếu có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì DN căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của DN để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

- Nếu hóa đơn này nếu có giá trị dưới 20 triệu đồng và có thanh toán bằng tiền mặt thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Kể từ ngày 1/1/2014 theo Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014: (Mới nhất kể từ ngày 6/8/2015 theo Thông tư 96/2015/TT-BTC): Bổ sung thêm các khoản chi phí được trừ:

Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.6, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác.

-> Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

- Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của DN được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia :)) 12 tháng.

- Nếu DN hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia :)) số tháng thực tế hoạt động trong năm.

- Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).

Ví dụ: Doanh nghiệp A năm 2014 có quỹ lương thực tế thực hiện là 12 tỷ đồng thì việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế 2014 của doanh nghiệp như sau: (12.000.000.000 đồng : 12 tháng) = 1.000.000.000 đồng.

- Các khoản thực chi cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc của doanh nghiệp, bao gồm: Chi phí đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp, chi phí tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp, phí thực hiện tư vấn, khám và xét nghiệm HIV, chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động của doanh nghiệp.

- Khoản thực chi để thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ và phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác theo quy định của pháp luật.

- Khoản thực chi để hỗ trợ cho tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội trong doanh nghiệp.

- Khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động bao gồm:

+ Chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, thiết bị dùng để hoạt động giáo dục nghề nghiệp, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học.

+ Chi phí đào tạo của doanh nghiệp cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp

Kể từ ngày 1/1/2015 sẽ: Dỡ bỏ trần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh 15% cho doanh nghiệp.

(Theo Luật số 71/2014/QH13 - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về Thuế



Ngoài ra trong các khoản chi không được trừ còn có 1 số khoản bị khống chế chi tiết các bạn xem thêm: xem tại đây

* Thời gian học:

Tất cả các ngày trong tuần Sáng 8h – 11h, Chiều từ 14h – 17h, Tối từ 17h30 – 21h30

(Thời gian học do học viên tự linh động, học viên rảnh lúc nào đến học lúc đó, không cố định giờ)

* Cam kết: Không giới hạn thời gian học, Học viên học đến khi thành nghề.

* Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ CHUYÊN NGHIỆP AN HIỂU MINH

Địa chỉ: Số 279 Nguyễn Tĩnh - Phường Đông Hương - Thành phố Thanh Hóa

(Đi qua cầu Đông Hương 300m, đến tòa nhà Bất động sản Đông Á, rẽ phải 100m)

Tel: 0373.522.858 - Hotline: 0961.522.858

Email: lienheanhieuminh@gmail.com

 

Huele_ketoan

Thành viên
Viết Kế hoạch kinh doanh như thế nào?

(Kế toán An Hiểu Minh) - Kế hoạch kinh doanh được ví như "tấm bản đồ" chỉ đường cho những bước đi tiếp theo để đạt tới thành công sau khi bạn đã có ý tưởng khởi nghiệp.


Kế hoạch kinh doanh còn là "bản quảng cáo" về công việc kinh doanh của bạn, về chính tài năng và khả năng lãnh đạo của bạn, trong quá trình tiếp cận với các nhà đầu tư và đối tác. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra cho bạn một đề cương dạng đơn giản cho một Kế hoạchkinh doanhhoàn chỉnh.

Để gây ấn tượng tốt nhất với ngân hàng và nhà đầu tư, kế hoạch kinh doanh của bạn phải được trình bày theo form mẫu tiêu chuẩn.

Kế hoạch đó phải là những gì các ngân hàng hoặc chuyên gia đầu tư muốn thấy, được trình bày theo thứ tự mà họ kỳ vọng. Tuân thủ một đề cương kế hoạch kinh doanh đúng chuẩn sẽ giúp bạn đi đúng hướng và không làm hỏng những cơ hội tốt nhất để nhận được tiền đầu tư.

Xây dựng kế hoạch, và sắp xếp chúng.

Tôi không khuyên các bạn viết kế hoạch kinh doanh đúng như thứ tự trong mục lục.

Ví dụ, mặc dù phần Bản tóm tắt được đề ở phần đầu tiên của kế hoạch kinh doanh, nhưng bạn nên viết cuối cùng sau khi mọi phần khác đã hoàn thành, khi đó bạn mới nhìn thấy được cụ thể những gì bạn có trong kế hoạch của mình.

Cũng như vậy, phần tóm tắt về Ban giám đốc thường là phần gần cuối cùng, nhưng phần này lại rất dễ viết.

Liệu thứ tự có quan trọng?

Nếu bạn có sẵn những cấu phần chính rồi, thì thứ tự không quá quan trọng. Nhưng những gì tôi trình bày dưới đây là những gợi ý cho một kế hoạch tiêu chuẩn.

Đề cương kế hoạch kinh doanh đơn giản

1. Bản tóm tắt

Viết phần này cuối cùng. Đây chỉ là một hoặc hai trang nhấn mạnh vào những điểm mà bạn viết ở những phần khác trong kế hoạch kinh doanh.

Đây cũng là cánh cửa đi vào kế hoạch của bạn - sau khi đọc bản Tóm tắt, người đọc sẽ hoặc là ném kế hoạch của bạn đi, hoặc là đọc tiếp, bởi vậy bạn phải viết tốt phần này.

Tóm tắt những vấn đề bạn sẽ giải quyết cho khách hàng của mình, giải pháp, thị trường mục tiêu, những nhà sáng lập và dự báo tài chính. Viết ngắn gọn nhất có thể và lôi kéo người đọc đọc những phần tiếp theo.

2. Sản phẩm và dịch vụ

Mô tả những vấn đề mà bạn sẽ giải quyết cho khách hàng và giải pháp mà bạn cung cấp.

Luôn là một ý tưởng hay liên quan tới nhu cầu và lợi ích của khách hàng khi bạn định nghĩa về sản phẩm mình cung cấp, hơn là nghĩ về những tính toán từ phía bạn (chi phí cho sản phẩm và dịch vụ là bao nhiêu và cách thức phân phối là gì).

Đôi khi phần này sẽ bao gồm cả những biểu đồ để chỉ rõ chi tiết, như danh mục nguyên liệu hoặc liệt kê những cấu phần giá chi tiết, nhưng phần này thường là sẽ miêu tả những gì bạn bán và việc sản phẩm, dịch vụ của bạn sẽ đáp ứng được nhu cầu khách hàng như thế nào?

3. Tóm tắt phân tích thị trường

Bạn cần biết thị trường mục tiêu của mình là gì - đối tượng khách hàng mà bạn tìm kiếm - và những điều đó sẽ thay đổi thế nào theo thời gian.

Dùng phần này để thảo luận về nhu cầu khách hàng, nơi chốn của khách hàng, làm thế nào để tiếp cận và cung cấp sản phẩm cho họ.

Bạn sẽ cần biết những đối thủ cạnh tranh của mình là ai và bạn sẽ cạnh tranh với họ thế nào - tại sao bạn chắc chắn về thị phần của mình trong thị trường?

4. Tóm tắt chiến lược và thực hiện

Dùng phần này để đề cập sơ lược về kế hoạch marketing, kế hoạch bán hàng và những vấn đề cung ứng liên quan tới việc vận hành.

Bạn sẽ muốn viết về những công nghệ bạn sử dụng, vị trí kinh doanh và những trang thiết bị khác, đặc biệt những thứ mà bạn cần, và cách để vận hành công việc kinh doanh của bạn. Cuối cùng, bạn sẽ muốn viết về những đo lường cụ thể mà bạn sẽ áp dụng để đảm bảo dự án của mình đi đúng hướng.

5. Tóm tắt về Công ty và Ban giám đốc

Phần này để nói lên Bạn là ai.

Bạn nên miêu tả tổ chức của bạn và những thành viên chủ chốt của ban lãnh đạo, nhưng cũng nên chỉ rõ ra những chi tiết như: ai là người sáng lập công ty, ai là chủ sở hữu, công ty đăng ký kinh doanh ở đâu, công việc kinh doanh diễn ra ở đây và khi nào công ty có tư cách pháp nhân.

Đừng quên đưa cả những kinh nghiệm và học vấn của đội ngũ quản lý trong công ty vào - như những bản CV tóm tắt - và mô tả những nhiệm vụ của họ trong công ty. Bản CV đầy đủ nên đính kèm với kế hoạch.

6. Kế hoạch tài chính

Phần này nên bao gồm những bảng biểu về Dòng tiền, Lãi - lỗ, và một mô tả sơ bộ những giả định của bạn trong khi làm dự án.

Bạn có thể đưa cả những bảng cân đốikế toán, dự báodoanh thu, chỉ số kinh doanh và phân tích hòa vốn.

Cuối cùng, nếu bạn đang kêu gọi đầu tư hoặc đi vay, bạn nên nhấn mạnh số tiền bạn cần để khởi động công việckinh doanhcủa mình.

(Kế toán An Hiểu Minh)


* Chi tiết các khóa học xem tại đây

* Thời gian học:

Tất cả các ngày trong tuần Sáng 8h – 11h, Chiều từ 14h – 17h, Tối từ 17h30 – 21h30

(Thời gian học do học viên tự linh động, học viên rảnh lúc nào đến học lúc đó, không cố định giờ)

* Cam kết: Không giới hạn thời gian học, Học viên học đến khi thành nghề.

* Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ CHUYÊN NGHIỆP AN HIỂU MINH

Địa chỉ: Số 279 Nguyễn Tĩnh - Phường Đông Hương - Thành phố Thanh Hóa

(Đi qua cầu Đông Hương 300m, đến tòa nhà Bất động sản Đông Á, rẽ phải 100m)

Tel: 0373.522.858 - Hotline: 0961.522.858

Email: lienheanhieuminh@gmail.com

 

Huele_ketoan

Thành viên
HƯỚNG DẪN TRA CỨU, TẢI VÀ IN HÓA ĐƠN ĐIỆN TRÊN WEB

Sau đây là cách hướng dẫn tải và in hóa đơn tiền điện điện tử trên website: http://npccskh.npc.com.vn/


HƯỚNG DẪN TRA CỨU, TẢI VÀ IN HÓA ĐƠN ĐIỆN TRÊN WEB

Sau đây là cách hướng dẫn tải và in hóa đơn tiền điện điện tử trên website:http://npccskh.npc.com.vn/

Trường hợp 1: Nếu bạn đã có tài khoản đăng nhập tại trang web.

Bước 1: Truy cập trang web http://npccskh.npc.com.vn/

Bước 2: Tiến hành đăng nhập


Bước 3: Tra cứu, tải và in hóa đơn điện tử

Tra cứu hóa đơn:


Tải và in hóa đơn:


Chú ý:Thông thường tên đăng nhập và mật khẩu sẽ là mã khách hàng trên giấy biên nhận tiền điện.

Trường hợp 2: Nếu bạn quên mật khẩu, chưa có tài khoản.

Nếu bạn quên mật khẩu: Thưởng thì mật khẩu đăng nhập chính là tên đăng nhập vì vậy nếu đăng nhập không thành công bên nên gọi điện đến trung tâm hỗ trợ khách hàng của các huyện, quận, thành phố.

Số điện thoại hỗ trợ có ghi trên Giấy biên nhận tiền điện hàng tháng.

Nếu bạn chưa có tài khoản: Bạn có thể tạo tài khoản theo hướng dẫn sau.

Bước 1:Bạn chọn nút đăng ký bên dưới


Bước 2:Bạn điền đầy đủ thông tin vào các ô có dấu *, trong đó có phần nhập Mã khách hàng và Mã xác thực Sau đó bấm nút Đăng ký.


Lưu ý:Sau khi bấm nút Đăngký bạn sẽnhận được Email yêu cầu xác thực gửi đến tài khoản Email màbạnđãđăngký. Bạn vui lòng kiểm tra Email và xác thực tài khoản.

Sau khi đăng ký thành công, bạn có thể đăng nhập như bình thường

(Kế toán An Hiểu Minh)


* Chi tiết các khóa học xem tại đây

* Thời gian học:

Tất cả các ngày trong tuần Sáng 8h – 11h, Chiều từ 14h – 17h, Tối từ 17h30 – 21h30

(Thời gian học do học viên tự linh động, học viên rảnh lúc nào đến học lúc đó, không cố định giờ)

* Cam kết: Không giới hạn thời gian học, Học viên học đến khi thành nghề.

* Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ CHUYÊN NGHIỆP AN HIỂU MINH

Địa chỉ: Số 279 Nguyễn Tĩnh - Phường Đông Hương - Thành phố Thanh Hóa

(Đi qua cầu Đông Hương 300m, đến tòa nhà Bất động sản Đông Á, rẽ phải 100m)

Tel: 0373.522.858 - Hotline: 0961.522.858

Email: lienheanhieuminh@gmail.com

 

Huele_ketoan

Thành viên
Mua hóa đơn GTGT và "cái chết" không báo trước!

Mua hóa đơn GTGT đầu vào để "độn" chi phí và trốn nộp thuế GTGT là việc làm mà bất kỳ "kế toán già" nào cũng coi là "hạ sách" vì nó tiềm ẩn quá nhiều rủi ro cho doanh nghiệp, thậm chí dẫn tới hệ lụy "đau đớn" cho chủ doanh nghiệp và người làm kế toán.


Thật là lợi bất cập hại, chúng ta cùng nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc và sau đó, có làm hay không thì tùy bạn nhé!

Mua hóa đơn để làm gì và che đậy điều gì?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay chọn cách mua hóa đơn để nghĩ rằng sẽ "hóa giải" theo cách bù trừ và cân đối giữa thuế đầu vào, đầu ra, hạn chế số thuế GTGT phải nộp, đồng thời người/doanh nghiệp mua hóa đơn cũng tin rằng làm như vậy để có "hóa đơn chứng từ" ghi nhận chi phí tính thuế, giảm thuế TNDN phải nộp trong năm. Đặc biệt các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hoạt động trong các lĩnh vực: xây lắp, thi công, vận tải, thậm chí là thương mại... mà đầu ra thì có còn đầu vào thì lúc có lúc "không" sẽ thường chọn cách mua hóa đơn. Nghĩa là, ở đây có những dấu hiệu sau:

  • Có hoạt động xuất khống hóa đơn, dẫn tới mất cân đối hàng tồn kho hoặc giá trị nghiệm thu cao hơn nhiều so với đầu vào, vì thế doanh nghiệp lo lại nộp thuế.
  • Hoạt động mua vào không minh bạch, không hóa đơn mà đầu ra thì vẫn phải xuất hóa đơn đầy đủ
  • Khi mua hàng hóa, vật tư, làm theo cảm tính, manh mún, chi trả bằng tiền mặt và mua không hóa đơn trong khi (hoặc mua của cá nhân, mua ngoài chợ...) mà đầu ra vẫn phải xuất đủ hóa đơn cho khách hàng
  • Các trường hợp khác...
Nếu chúng ta là những người làm kế toán thuế, chúng ta nhận ra điều đó thì không có lý gì cơ quan quản lý thuế lại không nhận ra những "che đậy" của doanh nghiệp khi cố tình mua bán hóa đơn.

Mua hóa đơn theo cách "lạy ông tôi ở bụi này..."

Với các lý do đã nêu trên, nhiều cá nhân làm dịch vụ kê khai báo cáo thuế và doanh nghiệp có vẻ "đồng thuận" trong việc chọn phương án mua hóa đơn để trốn và tránh thuế. Nhưng liệu có dễ như vậy? Thậm chí mua theo cách "chẳng cần suy nghĩ" và "lộ hàng" ngay từ khi giao dịch, cụ thể như:

  • Doanh nghiệp chẳng có hoạt động vận tải, không có cơ chế giao xăng... nhưng lại luôn có hóa đơn xăng dầu, thậm chí có hóa đơn xăng dầu với số lượng lớn.
  • Doanh nghiệp không cần hoặc không lý giải được việc sử dụng dịch vụ vận tải nhưng tháng nào cũng có hóa đơn vận tải
  • Doanh nghiệp thi công xây lắp công trình, trong dự toán/quyết toán không cần dùng đến vật tư A nào đó nhưng lại có hóa đơn vật tư A. Điều này giống như mua khoai về mà lại muốn nấu thành xôi.
  • Có hóa đơn đầu vào nhưng chỉ ghi chung chung và chỉ có hóa đơn, không thể giải trình/cung cấp các hồ sơ chứng minh tính có thật của giao dịch
  • Xuất hiện nhiều hóa đơn đầu vào mà giá trị cứ gần 20 triệu, nội dung "na ná" như nhau
  • V..v..., như vậy có phải là "lạy ông tôi ở bụi này"
Mua hóa đơn đầu vào để độn thuế theo cách "đánh bùn sang ao"
Nhiều giám đốc doanh nghiệp, thiếu quan tâm tới công tác kê khai báo cáo thuế và kế toán thuế, mặc cho kế toán làm sao thì làm, nói gì nghe đó thậm chí còn yêu cầu nhân viên "phải mua hóa đơn" để nộp thuế ít. Thế nhưng thực tế phải trả nhiều hơn. Phải chăng đó là giá phí cho cái sự "bất cẩn" và "điếc không sợ súng"? Ta hãy phân tích thế này:

Trường hợp 1: Mua hóa đơn với giá từ 5-10% của giá trị giao dịch. Điều này dẫn tới gần như "hòa" về thuế GTGT (giả định thuế VAT đầu ra 5-10%). Còn nếu mua với giá trên 10% thì coi như "lỗ" thuế GTGT so với việc nộp thuế. Tuy nhiên doanh nghiệp mua bán hóa đơn kỳ vọng có thể đẩy vào chi phí toàn bộ giá trị hóa đơn và sẽ giữ lại được từ 20-22% giá trị của giá trị hóa đơn do việc ghi nhận chi phí tính thuế TNDN từ hóa đơn đi mua đó. Thế nhưng kế toán và giám đốc doanh nghiệp khi làm như vậy liệu có chắc chắn giải thích được các câu hỏi sau đây:

  • Hàng hóa/vật tư/dịch vụ đầu vào với đầu ra có "phù hợp" cả về tên, mã, chủng loại, số lượng?
  • Hồ sơ giao dịch mua bán hàng hóa/vật tư/dịch vụ có chứng minh được tính có thực?
  • Báo cáo thuế của "người bán" liệu có khớp với liên 2 của hóa đơn mà họ cung cấp cho doanh nghiệp mua?
  • Và nhiều câu hỏi tương tự như vậy mà người viết bài tin rằng, khi đã làm giả thì bạn vô cùng khó để giải thích cho hợp tình hợp lý. Lời khuyên là "Tốt nhất đừng mua hóa đơn", hãy làm cách tốt hơn.
Trường hợp 2: Có những doanh nghiệp chấp nhận giá mua hóa đơn lên đến 20% hoặc cao hơn. Trường hợp này khẳng định luôn rằng "tại sao không nộp thuế cho lành mà phải cố tính làm giả"? Vì nếu nộp thuế, doanh nghiệp sẽ an toàn hơn, tội gì phải đưa số tiền tương đương với tiền nộp thuế để mua lại rủi ro từ doanh nghiệp bán khống hóa đơn, và mang gánh nặng trên vai?

Những rủi ro tiềm ẩn khi mua hóa đơn

  • Người bán hóa đơn trao cho người mua hóa đơn liên 2 theo thông lệ, nhưng giá trị giữa các liên hóa đơn khác nhau. Ví dụ: Hóa đơn giao cho bên bán ghi 1 tỷ, nhưng liên 1 và liên 3 của bên mua được thủ thuật hóa và chỉ ghi 1 triệu.
  • Nếu mua trên 20 triệu, doanh nghiệp bên mua buộc phải "chuyển khoản" vào tài khoản của bên bán. Khi cái việc bán khống hóa đơn họ còn dám làm thì điều gì liệu sẽ có rủi ro gì khi mà bên mua hóa đơn chuyển một khoản tiền lớn vào công ty họ. Cách mà bên bán lách là rút ra tiền mặt trả lại cho bên mua sau khi trích lại "giá bán hóa đơn". Nhưng tài khoản của doanh nghiệp hiện nay đã bị kiểm soát khá chặt, thường thì cơ quan thuế sẽ yêu cầu giải trình khi có các giao dịch dạng như: có khoản tiền vào ngân hàng rồi lại rút ra khoản tương ứng gần như ngay lập tức. Nếu chịu khó phân tích chút thôi, bạn có thấy như vậy là rủi ro và nguy hiểm?
  • Bên bán khống hóa đơn có thể ngưng hoạt động, bỏ trốn, bị kiểm tra, bị bắt, bị phạt bất cứ lúc nào... và điều gì xẩy ra với doanh nghiệp mua hóa đơn chắc bạn đã có thể hình dung rồi đó. Nhẹ thì xuất toán, yêu cầu giải trình, nặng thì "truy tố hình sự".
  • Các công ty/doanh nghiệp có dấu hiệu buôn bán hóa đơn hoặc có dấu hiệu rủi ro hóa đơn luôn nằm trong vòng "kiểm soát" đặc biệt của cơ quan quản lý thuế.
  • Doanh nghiệp mua hóa đơn không giải trình được tính hợp lý, có thật của hóa đơn đầu vào có được do mua bán khống, vậy thì vẫn bị xuất toán, phạt hành chính thậm chí điều tra hình sự. Điều này nghĩa là, khi mua hóa đơn, doanh nghiệp đã cố gắng chi tiền mua rủi ro về mình.
Nếu không mua khống hóa đơn sẽ thiếu chi phí, nộp thuế nhiều, vây phải làm sao?
Đây là sự trăn trở chính đáng của bất kỳ doanh nghiệp nào. Người viết bài cho rằng, không có một hoạt động kinh doanh chân chính nào mà lại "thiếu chi phí" cả. Tất nhiên có thể kinh doanh lãi lớn thì nộp thuế nhiều. Nhưng ngược lại, doanh nghiệp phải kiểm soát lại một cách nghiêm túc xem, liệu kế toán viên đã thực hiện và vận dụng hết tất cả các quy định của pháp luật về kế toán thuế để không bỏ sót quyền lợi của doanh nghiệp hay chưa? Tôi cũng như nhiều đồng nghiệp, có kinh nghiệm làm kế toán khoảng trên 10 năm đều cho rằng: pháp luật về thuế hiện nay đã cởi trói nhiều cho doanh nghiệp, hướng dẫn rất nhiều tình huống, trường hợp được ghi nhận chi phí hợp lệ ngay cả khi không có hóa đơn tài chính.Hơn nữa, về cơ bản, quy định về chi phí được trừ khi xác định nghĩa vụ thuế TNDN của doanh nghiệp là thừa nhận toàn bộ chi phí của doanh nghiệp nếu khoản chi phí đó có hồ sơ, chứng minh được tính có thực và hợp lý tương đối với doanh thu phát sinh. Chẳng hạn như: chi phí phát sinh mua thanh lý từ hộ gia đình, mua của người dân sản xuất trực tiếp không kinh doanh, thuê tài sản, khoán chi phí... thì đâu cần "hóa đơn đỏ" như xưa. Chỉ cần người làm kế toán thuế có am hiểu đủ rộng và sâu thì chắc chắn sẽ có biện pháp "hợp pháp" để ghi nhận đầy đủ chi phí, đảm bảo đầy đủ quyền lợi của doanh nghiệp thậm chí là tối ưu thuế phải nộp mà không cần dùng đến hạ sách "mua hóa đơn".

Lời kết: Thuế GTGT là thuế của người tiêu dùng/doanh nghiệp mua nộp ngân sách thông qua doanh nghiệp bán và thể hiện trên hóa đơn tài chính của doanh nghiệp bán, vậy nên, hãy sòng phẳng ngay từ khâu đầu vào và hiểu cho đúng về bản chất của nó. Nói vậy vì hiện nay, nhiều giám đốc doanh nghiệp vẫn lầm tưởng, thuế GTGT là trách nhiệm của doanh nghiệp mình nộp. Xin nhắc lại, đó là thuế của người mua nộp, doanh nghiệp bán chỉ kê khai và nộp hộ mà thôi. Thuế TNDN mới là thuế thực sự của doanh nghiệp, nó cần được đảm bảo bằng hệ thống hóa đơn, chứng từ, hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế hoàn chỉnh, chặt chẽ, logic, phù hợp và luôn phải đảm bảo "có thể giải trình" nếu bạn muốn an toàn và tối ưu. Và cuối cùng, xin đừng bao giờ cố tính mua khống hóa đơn đầu vào vì trước sau gì cũng có hệ lụy dành cho doanh nghiệp mua.

Ở góc độ giám đốc doanh nghiệp, hãy coi trọng sự nghiệp kinh doanh của bạn hơn thì chắc chắn sẽ không phải dùng đến hạ sách "mua bán hóa đơn".

(Nguồn Giamdoc.net)


* Chi tiết các khóa học xem tại đây

* Thời gian học:

Tất cả các ngày trong tuần Sáng 8h – 11h, Chiều từ 14h – 17h, Tối từ 17h30 – 21h30

(Thời gian học do học viên tự linh động, học viên rảnh lúc nào đến học lúc đó, không cố định giờ)

* Cam kết: Không giới hạn thời gian học, Học viên học đến khi thành nghề.

* Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ CHUYÊN NGHIỆP AN HIỂU MINH

Địa chỉ: Số 279 Nguyễn Tĩnh - Phường Đông Hương - Thành phố Thanh Hóa

(Đi qua cầu Đông Hương 300m, đến tòa nhà Bất động sản Đông Á, rẽ phải 100m)

Tel: 0373.522.858 - Hotline: 0961.522.858

Email: lienheanhieuminh@gmail.com

 

Huele_ketoan

Thành viên
Bảo hiểm xã hội một lần được tính như thế nào

Người đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định chưa đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội (BHXH), ra nước ngoài định cư, mắc bệnh hiểm nghèo... đều thuộc đối tượng được hưởng BHXH một lần nếu có yêu cầu.






(Theo http://vnexpress.net/)


* Chi tiết các khóa học xem tại đây

* Thời gian học:

Tất cả các ngày trong tuần Sáng 8h – 11h, Chiều từ 14h – 17h, Tối từ 17h30 – 21h30

(Thời gian học do học viên tự linh động, học viên rảnh lúc nào đến học lúc đó, không cố định giờ)

* Cam kết: Không giới hạn thời gian học, Học viên học đến khi thành nghề.

* Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ CHUYÊN NGHIỆP AN HIỂU MINH

Địa chỉ: Số 279 Nguyễn Tĩnh - Phường Đông Hương - Thành phố Thanh Hóa

(Đi qua cầu Đông Hương 300m, đến tòa nhà Bất động sản Đông Á, rẽ phải 100m)

Tel: 0373.522.858 - Hotline: 0961.522.858
Email: lienheanhieuminh@gmail.com

 

Huele_ketoan

Thành viên
Cách kiểm tra sổ sách kế toán, báo cáo trước khi lập BCTC (Phần V)

Hướng dẫn cách kiểm tra sổ sách kế toán, báo cáo trước khi lập BCTC chi tiết từng loại sổ, từng tài khoản, đây là kinh nghiệm thực tế của 1 thành viên trên diễn đàn chia sẻ, mình xin chia sẻ lên đây để các bạn cùng tham khảo:


9. Hàng tồn kho:

+ Số dư đầu kỳ Nợ Sổ cái, CĐPS TK 152,155,156 = Tồn đầu kỳ 152,155,156 ở bảng kê nhập xuất tồn

+ Số Phát sinh Nợ Sổ cái, CĐPS TK 152,155,156 = Nhập trong kỳ 152,155,156 ở bảng kê nhập xuất tồn

+ Số Phát sinh Có Sổ cái, CĐPS TK 152,155,156 = Xuất trong kỳ 152,155,156 ở bảng kê nhập xuất tồn

+ Số dư cuối kỳ Nợ Sổ cái, CĐPS TK 152,155,156 = Tồn cuối kỳ 152,155,156 ở bảng kê nhập xuất tồn

- Kiểm tra các hóa đơn về hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào hóa đơn có lập đầy đủ phiếu nhập kho, số lượng, thành tiền của phiếu nhập kho có khớp với hóa đơn không.
- Kiểm tra có đầy đủ chứ ký tá đầy đủ giữa người giao người nhận hay không
- Có lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn hàng tháng hay không, có sổ thẻ kho chi tiết cho các hàng hóa hay không?

- Hàng hóa có bị âm kho hay không, có xuất nhầm hoặc xuất những măt hàng không có trong kho không?

Xử lý âm kho hoặc hàng xuất bán trước ngày hóa đơn xuất bán:

Chi tiết xem tại đây: Xem tiếp: Cách kiểm tra sổ sách kế toán, báo cáo trước khi lập BCTC (Phần I)



(Kế toán An Hiểu Minh)


* Chi tiết các khóa học xem tại đây

* Thời gian học:

Tất cả các ngày trong tuần Sáng 8h – 11h, Chiều từ 14h – 17h, Tối từ 17h30 – 21h30

(Thời gian học do học viên tự linh động, học viên rảnh lúc nào đến học lúc đó, không cố định giờ)

* Cam kết: Không giới hạn thời gian học, Học viên học đến khi thành nghề.

* Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ CHUYÊN NGHIỆP AN HIỂU MINH

Địa chỉ: Số 279 Nguyễn Tĩnh - Phường Đông Hương - Thành phố Thanh Hóa

(Đi qua cầu Đông Hương 300m, đến tòa nhà Bất động sản Đông Á, rẽ phải 100m)

Tel: 0373.522.858 - Hotline: 0961.522.858
Email: lienheanhieuminh@gmail.com

 

Huele_ketoan

Thành viên
Cách kiểm tra sổ sách kế toán, báo cáo trước khi lập BCTC (Phần IV)

Hướng dẫn cách kiểm tra sổ sách kế toán, báo cáo trước khi lập BCTC chi tiết từng loại sổ, từng tài khoản, đây là kinh nghiệm thực tế của 1 thành viên trên diễn đàn chia sẻ, mình xin chia sẻ lên đây để các bạn cùng tham khảo:


2. Chuẩn bị hóa đơn chứng từ như sau:

- Xuất tất cả bảng kê ra một phai excel: copy phụ lục bảng kê mua vào một sheet, bán ra một sheet để sau này khi cơ quan thuế đến sẽ yêu cầu bản mềm này, nếu không có hoặc không còn do mỗi lần nâng cấp HTKK bị mất dữ liệu ngồi nhập lại sẽ rất mất thời gian và công sức

- Lọc những hóa đơn nào > 20.000.000 ghi chú lại thanh toán chuyển khoản UNC chưa ngày tháng năm nào

- Kiểm tra lại đối chiếu lại và pho tô hoặc kẹp UNC vào các hóa đơn đầu ra vào các hóa đơn đầu vào > 20.000.000 , kiểm tra việc chuyển tiền cho khách có đúng hạn hợp đồng thanh toán , có đúng tài tài khoản của khách, kiểm tra hình thức thanh toán đã đúng chưa
- Kiểm tra từng hóa đơn với bảng kê của hai phụ lục ra và vào xem có kê khai sai chổ nào: Tay trái cầm hóa đơn để bên trái, còn bên phải để bảng kê tay phải cầm viết chì dò cái nào sai nghi nghờ ghạch đánh đấu, cái nào ok chếch dấu “V” hoặc “–“ làm lần lượt 12 tháng.
+ Các vấn đề sai sót có thể gặp:

- Hóa đơn sai tên công ty , địa chỉ, mã số thuế...việc sai có có làm biên bản điều chỉnh không, nếu sai thì kẹp biên bản điều chỉnh cùng hóa đơn bị sai, sai số tiền khai báo thuế hay tiền hàng có làm hồ sơ điều chỉnh KHBS hay chưa

- Lập thêm một bản word giải trình cho những sửa đổi như KHBS những thứ cảm thấy nghi ngờ sẽ bị truy hỏi.

Kiểm tra những hóa đơn có nội dung hàng hóa đầu vào hay chi phí đó có phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hay không ( ví dụ : hóa đơn metro cả sếp mua sắm đồ của nhà thì kiểm tra nếu thấy khai báo thì làm KHBS điều chỉnh giảm và loại bỏ chi phí đó ra khi quyết toán thuế TNDN trước khi cơ quan thuế vào kiểm tra bóc ra, nên tốt nhất nên làm trước, nên hóa đơn nào nghi ngờ thì ngay lâp tức loại bỏ).

8 . Thuế Đầu ra:

+ Tài khoản 33311: số tiền phát sinh ở phụ lục PL 01-1_GTGT: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ BÁN RA,

- Số dư Có đầu kỳ sổ cái TK 33311 = Số dư Có đầu kỳ TK 33311 trên bảng cân đối phát sinh = Thuế GTGT phải nộp của tờ khai thuế = chỉ tiêu [40] trên tờ khai thuế; là số thuế phải nộp trong tháng kê khai

-Kiểm tra số lượng hóa đơn đầu ra có khớp số lượng hóa đơn đầu ra đã kê khai trên phụ lục phụ lục PL 01-1_GTGT: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ BÁN RA, có mất mát hay thiếu hụt tờ nào hay không

-Kiểm tra nội dung kê khai thuế trên hóa đơn: tên công ty, địa chỉ, MST, tên hàng hóa, đơn vị tính, số lượng , đơn giá, thành tiền….trên hóa đơn có khớp với tờ khai = > những hóa đơn bị sai phải lập điều chỉnh sai sót trước khi có quyết định thanh kiểm tra thuế về KHBS để điều chỉnh bổ sung một cách kịp thời, kèm theo biên bản giải trình sẵn tránh tình trạng sau này sai sót từ những năm trước đó bây giờ kiểm tra sẽ quên hết tất cả, tránh bị luống cuống, lo lắng lúc này đây chính là cẩm nang giải cứu của bạn

- Nếu trong tháng phát sinh đầu ra > đầu vào => nộp thuế thì số dư cuối kỳ Có TK 33311 = chỉ tiêu [40] tờ khai thuế tháng đó

Nếu còn được khấu trừ tức đầu ra < đầu vào = > thuế còn được khấu trừ kỳ sau chỉ tiêu [22] = số dư đầu kỳ Nợ TK 1331, số dư Cuối Kỳ Nợ 1331 = chỉ tiêu [43]

- Kiểm tra báo cáo sử dụng hóa đơn BC26 số lượng hóa đơn đầu ra đã sử dụng có khớp với số lượng trên BC26, hóa đơn xóa bỏ có khớp, các biên bản thu hồi, xóa bỏ xuất thay thế có đầy đủ

- Hàng kỳ có nộp báo có sử dụng hóa đơn đầy đủ hay không, kiểm tra có lập thông báo phát hành hóa đơn đầy đủ thủ tục hay không? Có thông báo phát hành hóa đơn trước 05 ngày mới sử dụng hay không?

- Kiểm tra các bút toán kết chuyển thuế GTGT được khấu trừ hàng tháng có đúng không quy luật chung như sau

+Kết chuyển VAT được khấu trừ:

Nếu đầu kỳ 1331 + phát sinh 1331 > phát sinh 33311 => lấy phát sinh 33311

Nếu đầu kỳ 1331 + phát sinh 1331 < phát sinh 33311 => lấy đầu kỳ 1331 + phát sinh 1331

=> nguyên tắc là cái nào có giá trị thấp hơn thì lấy giá trị nhỏ

- Về hóa đơn chứng từ: kiểm tra xem các thông tin trên hóa đơn có chính xác, tên doanh nghiệp, địa chỉ, mã số thuế, nội dung hàng hóa, số lượng, thành tiền, và thuế có bị sai theo quy định sử dụng hóa đơn không

- Nếu trong năm có phát sinh Dư Nợ TK 1331 và Dư Có TK 33311 đừng lấy gì làm ngạc nhiên

ví dụ:

Tháng 9/2014 Đầu vào dư Nợ 1331 100 triệu , Dư Có 33311= 200 triệu => thuế được khấu trừ tháng này là: Nợ 33311/ có 1331= 100 triệu => Dư Có TK 33311=100 triệu
Nhưng sang tháng 10/2014 Đầu vào dư Nợ 1331 100 triệu , Dư Có 33311= 50 triệu => thuế được khấu trừ tháng này là: Nợ 33311/ có 1331= 50 triệu => Dư Nợ TK 1331=50 triệu
- Do đó việc vừa có dư Nợ 1331 và vừa có Dư Có 33311 phát sinh trong năm ko có gì ngạc nhiên cả

Xem tiếp: Cách kiểm tra sổ sách kế toán, báo cáo trước khi lập BCTC (Phần V)

(Kế toán An Hiểu Minh)


* Chi tiết các khóa học xem tại đây

* Thời gian học:

Tất cả các ngày trong tuần Sáng 8h – 11h, Chiều từ 14h – 17h, Tối từ 17h30 – 21h30

(Thời gian học do học viên tự linh động, học viên rảnh lúc nào đến học lúc đó, không cố định giờ)

* Cam kết: Không giới hạn thời gian học, Học viên học đến khi thành nghề.

* Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ CHUYÊN NGHIỆP AN HIỂU MINH

Địa chỉ: Số 279 Nguyễn Tĩnh - Phường Đông Hương - Thành phố Thanh Hóa

(Đi qua cầu Đông Hương 300m, đến tòa nhà Bất động sản Đông Á, rẽ phải 100m)

Tel: 0373.522.858 - Hotline: 0961.522.858

Email: lienheanhieuminh@gmail.com

 

Huele_ketoan

Thành viên
Cách kiểm tra sổ sách kế toán, báo cáo trước khi lập BCTC (Phần III)

Hướng dẫn cách kiểm tra sổ sách kế toán, báo cáo trước khi lập BCTC chi tiết từng loại sổ, từng tài khoản, đây là kinh nghiệm thực tế của 1 thành viên trên diễn đàn chia sẻ, mình xin chia sẻ lên đây để các bạn cùng tham khảo:


6. Tài khoản 142, 242, 214:

Số tiền phân bổ tháng trên bảng phân bổ công cụ dụng cụ có khớp với số phân bổ trên số cái tài khoản 142, 242, 214

- Kiểm tra xem có lập bảng phân bổ hàng tháng hay không?

- Số tiền phân bổ trên sổ sách có khớp với trên bảng phân bổ hay không? Khớp phát sinh trong kỳ = TK 142,242,214 , khớp số dư cuối kỳ TK 142,242 với giá trị còn lại cần phân bổ của bảng phân bổ 142,242

- Kiểm tra xem số năm phân bổ của công cụ dụng cụ có đúng với thời gian tối đa 36 tháng theo quy định về phân bổ giá trị công cụ dụng cụ, hay phân bổ thời gian dài hơn so với quy định

- Đối với tài sản công cụ dụng cụ có thông qua tài khoản 153 trung gian hay không? Hay đưa thẳng vào tài khoản 142,242

+ Hoach toán :theo chuẩn mực kế toán

- Khi mua: Nợ TK 153,1331/ có TK 111,112,331

- Kết chuyển sử dụng: Nợ TK 142,242/ Có TK 153

- Phân bổ hàng kỳ: Nợ 627,641,642/ có 142,242

+ Hoach toán :có những kế toán thường làm tắt không qua tài khoản 153 với lý do mua về dùng luôn nên ko nhập kho nên ko đưa vào 153 về mặt nguyên lý kế toán không phù hợp nhưng về mặt giá trị phân bổ bản chất vẫn là qua 142,242 nên người ta mua về làm ngay bút toán tắt. việc hoạch toán như vậy làm người xem ko thể biết đâu là dòng tiền chi đâu là tài sản chờ phân bổ

- Khi mua: Nợ TK 142,242,1331/ có TK 111,112,331

- Phân bổ hàng kỳ: Nợ 627,641,642/ có 142,242

Lưu ý: với công cụ dụng cụ nhập kho thì cuối kỳ tài khoản 153 vẫn có số dư bình thường giống với hàng tồn kho 152,156,155

- Việc phân bổ hàng tháng phải căn cứ vào bảng phân bổ:

Bảng phân bổ 142, 242, 214:

Các bạn có thể tải các mẫu 142, 242, 214 về tại đây:

Phân bổ công cụ dụng cụ, tài sản cố định phương pháp 02:

- Phân bổ ccdc

- Phân bổ cp ngắn và dài hạn

- Khấu hao tài sản cố định

Tải mẫu về tại đây:

Bảng phân bổ 142 242 214 (2)

Phân bổ công cụ dụng cụ - tài sản cố định (142-242-214) 3 trong 1

- Sức mạnh thần kỳ của hàm sumifs : tính tổng các ô trong vùng thỏa 1 hoặc nhiều điều kiện cho trước.

- Cú pháp: =SUMIFS(sum_range, criteria_range1, criteria1, [criteria_range2, criteria2], …)

7 . Thuế đầu vào: 1331

+ Tài khoản 1331: số tiền phát sinh ở phụ lục PL 01-2_GTGT: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO,

- Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 1331 = Số dư nợ đầu kỳ TK 1331 trên bảng cân đối phát sinh = Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang [22];

- Số Phát sinh nợ có sổ cái TK 1331 = Số phát sinh Nợ Có TK 1331 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh trên tờ khai phụ lục PL 01-2_GTGT: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO

- Kiểm tra số lượng hóa đơn đầu vào có khớp số lượng hóa đơn đầu vào đã kê khai trên phụ lục phụ lục PL 01-2_GTGT: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO , có mất mát hay thiếu hụt tờ nào hay không

- Kiểm tra nội dung kê khai thuế trên hóa đơn: tên công ty, địa chỉ, MST, tên hàng hóa, đơn vị tính, số lượng , đơn giá, thành tiền….trên hóa đơn có khớp với tờ khai = > những hóa đơn bị sai phải lập điều chỉnh sai sót trước khi có quyết định thanh kiểm tra thuế về KHBS để điều chỉnh bổ sung một cách kịp thời, kèm theo biên bản giải trình sẵn tránh tình trạng sau này sai sót từ những năm trước đó bây giờ kiểm tra sẽ quên hết tất cả, tránh bị luống cuống, lo lắng lúc này đây chính là cẩm nang giải cứu của bạn

- Kiểm tra kỹ các hóa đơn > 20.000.000 của những năm từ 2013 về trước, có chứng từ thanh toán qua ngân hàng hay không: Khi chuyển tiền trả khách hàng: Giấy báo Nợ + Khi chuyển khoản đi : Ủy nhiệm chi, nếu quá 06 tháng chưa khai báo thuế mà kế toán bỏ sót sau đó lại kê khai trên tờ khai thuế = > thì phải lập biên bản điều chỉnh KHBS điều chỉnh giảm số thuế được khấu trừ xuống, thanh toán có chậm quá 06 tháng: Hợp Đồng Kinh Tế/Mua Bán- quy định rõ điều khoản trả chậm để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của những năm 2013 về trước

- Những tháng khai báo sai tất khi so sách thì số dư TK 1331 cuối tháng có thể lệch với chỉ tiêu [43] của tờ khai lúc này ko căn cứ tờ khai để kiểm tra đối chiếu mà căn cứ vào tờ khai điều chỉnh để làm căn cứ đối chiếu số dư, sang tháng phát hiện sai sót nhớ điểu chỉnh chênh lệch vào chỉ tiêu [37] và [38] để điều chỉnh lại lúc này sẽ khớp lại tờ khai bình thường

Chú ý:

1. Các lưu ý đối với hóa đơn đầu vào > 20.000.000

2. Các trường hợp chuyển khoản giữa bên Mua và bên Bán như sau:

- Bên Mua Nộp thẳng tiền vào tài khoản bên Bán = Giấy nộp tiền => Không hợp lệ
- Bên Mua Dùng Ủy nhiệm chi thanh toán sang tài khoản giám đốc hoặc cá nhân Công Ty bên Bán = > Không hợp lệ

- Bên Mua Dùng tài khoản giám đốc cty thanh toán sang tài khoản giám đốc hoặc cá nhân Công Ty bên Bán = > Không hợp lệ

- Bên Mua Dùng tài khoản giám đốc cty thanh toán sang tài khoản Công Ty bên Bán = > Không hợp lệ

- Bên Mua Dùng Ủy nhiệm chi thanh toán từ tài khoản cty Bên Mua thanh toán sang tài khoản Công Ty bên Bán = > Hơp lệ

Xem tiếp: Cách kiểm tra sổ sách kế toán, báo cáo trước khi lập BCTC (Phần IV)



(Kế toán An Hiểu Minh)


* Chi tiết các khóa học xem tại đây

* Thời gian học:

Tất cả các ngày trong tuần Sáng 8h – 11h, Chiều từ 14h – 17h, Tối từ 17h30 – 21h30

(Thời gian học do học viên tự linh động, học viên rảnh lúc nào đến học lúc đó, không cố định giờ)

* Cam kết: Không giới hạn thời gian học, Học viên học đến khi thành nghề.

* Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ CHUYÊN NGHIỆP AN HIỂU MINH

Địa chỉ: Số 279 Nguyễn Tĩnh - Phường Đông Hương - Thành phố Thanh Hóa

(Đi qua cầu Đông Hương 300m, đến tòa nhà Bất động sản Đông Á, rẽ phải 100m)

Tel: 0373.522.858 - Hotline: 0961.522.858

Email: lienheanhieuminh@gmail.com

 

Huele_ketoan

Thành viên
Cách kiểm tra sổ sách kế toán, báo cáo trước khi lập BCTC (Phần II)

Hướng dẫn cách kiểm tra sổ sách kế toán, báo cáo trước khi lập BCTC chi tiết từng loại sổ, từng tài khoản, đây là kinh nghiệm thực tế của 1 thành viên trên diễn đàn chia sẻ, mình xin chia sẻ lên đây để các bạn cùng tham khảo:


4. Tiền gửi ngân hàng

+ Tài khoản 112 tiền gửi ngân hàng:

- Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 112 = Số dư nợ đầu kỳ TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ đầu kỳ Sổ tiền gửi ngân hàng = Số dư đầu kỳ của số phụ ngân hàng hoặc sao kê;

- Số Phát sinh nợ có sổ cái TK 112 = Số phát sinh Nợ Có TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh Nợ Có Sổ Tiền Gửi Ngân Hàng hoặc sao kê = Số phát sinh rút ra – nộp vào trên sổ phụ ngân hàng hoặc sao kê,

- Số dư nợ cuối kỳ sổ cái TK 112 = Số dư cuối kỳ TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ cuối kỳ Sổ Tiền Gửi Ngân Hàng hoặc sao kê = Số dư cuối kỳ ở Sổ Phụ Ngân Hàng hoặc sao kê

- Mỗi ngân hàng là một tài khoản chi tiết ví dụ: 1121 ngân hàng Agribank, 1122 ngân hàng á châu…..

- Nếu mở tổng hợp thì phải có bảng theo dõi các đối tượng 112 là tài khoản tổng hợp, các đối tượng NH0001: ngân hàng Agribank, NH0002: ngân hàng á châu….

- In đầy đủ sổ Cái và sổ tiền gửi kiểm tra xem đã khớp nhau chưa, ở sổ tiền gửi thì số dư cuối kỳ phát sinh xem có bị âm ở ngày nào không, nếu âm thì sắp xếp lại nghiệp vụ thu lên trước nghiệp vụ chi hoạch toán sau, hoặc có hoạch toán nhầm số liệu

Chứng từ ngân hàng: Chú ý các trường hợp chuyển khoản cho hóa đơn > 20.000.000

- In sao kê đầy đủ 12 tháng kèm theo các chứng từ: Giấy báo Nợ, Giấy báo có của Ngân hàng

- Mỗi tháng là một tập kẹp lại của tháng nào ra tháng đó đừng để lẫn lộn

- Ủy nhiệm chi thì phô tô để kẹp cùng hóa đơn > 20.000.000 hoặc chuyển khoản

- Kiểm tra sổ 112 với số phụ ngân hàng, số dư hàng tháng và số dư cuối năm khớp với số dư cuối năm trên sổ phụ Ngân hàng hay không? Đối chiếu kiểm tra kỹ hàng tháng của năm tài chính

- Phải có đầy đủ sổ phụ theo từng tháng gồm có: sổ phụ, giấy báo (nợ, có), chứng từ đi kèm (giấy nộp tiền, ủy nhiệm chi, lệnh chi,…). Có sao kê hàng tháng và năm.

- Vừa phải có sổ phụ file cứng và file mềm kết xuất từ Internet Banking. Công ty nào chưa đăng ký thì nên đăng ký, để kiểm tra cho dễ, ko cần phải tìm tới tìm lui trong đống sổ phụ. Cả chính kế toán cũng dễ làm việc, và sau này cung cấp cho thuế. Thuế chủ yếu làm việc trên file trước, sau đó nghi vấn hoặc cần xác thực cái gì thì họ mới tìm bản gốc.

- Nếu lỡ có thiếu chứng từ gì đó, thì cuối năm nên kiểm tra lại để đi xin in lại bổ sung cho đủ, chỉ tốn thêm tiền phí, chứ đến lúc bị kiểm tra mới đi bổ sung thì mệt. Mấy cái này không có đáng, tháng nào xong tháng đó luôn cho khỏe, đừng để bị hành vì những cái linh tinh ko đáng này nhé.

Kiểm tra kỹ lại hoạch toán kế toán các nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền, vì trên sao kê ngân hàng ghi đôi khi không rõ ràng kế toán thường hoạch toán râu ông này cắm cằm bà kia

Các lưu ý đối với hóa đơn đầu vào > 20.000.000

Các trường hợp chuyển khoản giữa bên Mua và bên Bán như sau:

- Bên Mua Nộp thẳng tiền vào tài khoản bên Bán = Giấy nộp tiền => Không hợp lệ

- Bên Mua Dùng Ủy nhiệm chi thanh toán sang tài khoản giám đốc hoặc cá nhân Công Ty bên Bán = > Không hợp lệ

- Bên Mua Dùng tài khoản giám đốc cty thanh toán sang tài khoản giám đốc hoặc cá nhân Công Ty bên Bán = > Không hợp lệ

- Bên Mua Dùng tài khoản giám đốc cty thanh toán sang tài khoản Công Ty bên Bán = > Không hợp lệ

- Bên Mua Dùng Ủy nhiệm chi thanh toán từ tài khoản cty Bên Mua thanh toán sang tài khoản Công Ty bên Bán = > Hơp lệ

5. Tài khoản 334 :

- Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 334 = Số dư nợ đầu kỳ TK 334 trên bảng cân đối phát sinh,
- Tổng Phát sinh Có trong kỳ = Tổng phát sinh thu nhập được ở Bảng lương trong kỳ (Lương tháng + Phụ cấp + tăng ca),

- Tổng phát sinh Nợ trong kỳ = Tổng đã thanh toán + các khoản giảm trừ ( bảo hiểm) + tạm ứng;

- Tổng Số dư Có cuối kỳ = Tổng số dư Có cuối kỳ ở bảng cân đối phát sinh

- Kiểm tra các bút toán hoạch toán tiền lương có khớp với sổ sách không

- Chứng từ ký tá có đầy đủ

- Có đăng ký mã số thuế TNCN để cuối năm làm quyết toán hay không, lương thời vụ dưới 03 tháng mỗi lần chi trả có giữ lại 10% hay không

- Các khoản phụ cấp có khớp với các khoản phụ cấp trên bảng lương hay không
- Khi tăng lương có lập phụ lục hợp đồng và quyết định tăng lương hay không
- Phải phân biệt các khoản nào được miến thuế TNCN khi quyết toán, khoản nào chị thuế TNCN: tiền cơm không được vượt quá 680.000đ/tháng, áo quần lao động 1 năm không vượt quá 5.000.000đ/người

Lương, thưởng:

+ Hợp đồng lao động+chứng minh thư phô tô

+ Bảng chấm công hàng tháng

+ Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó

+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi

+ Tất cả có ký tá đầy đủ

+ Đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân (danh sách nhân viên được đăng ký MSTTNCN

+ Hồ sơ của người lao động đầy đủ thì càng tốt

+ Tờ khai:Quyết tóan thuế TNCN cuối năm

+Tờ khai thuế TNCN tháng quý nếu có phát sinh

+Các chứng từ nộp thuế TNCN nếu có

+ Về tiền ăn giữa ca: nếu không vượt quá 680.000đ/tháng thì đều là chi phí hợp lý
- Căn cứ Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN

- Căn cứ điểm 2e Điều 1 Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế TNCN:

“ Đối với khoản tiền ăn giữa ca: không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động nếu người sử dụng lao động trực tiếp tổ chức bữa ăn giữa ca cho người lao động.
Trường hợp, đơn vị chi trả thu nhập không trực tiếp tổ chức bữa ăn ca mà chi tiền ăn ca trực tiếp cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trường hợp chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động ”.

- Thông tư số 10/2012/TT-BLĐTBXH ngày 26/4/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, thì mức tiền ăn giữa ca áp dụng đối với người lao động trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được quy định. Từ ngày 01/05/2012, mức tiền chi cho bữa ăn giữa ca tính theo ngày làm việc thực tế trong tháng không vượt quá 680.000 đồng/tháng:Chú ý:

- Nếu ký hợp đồng dưới 03 tháng dính vào vòng luẩn quẩn của thuế TNCN để tránh chỉ có các lập bảng kê 23 để tạm không khấu trừ 10% của họ (điều kiện đã có MSTTNCN, và chỉ có thu nhập 1 nơi)

- Nhưng ký > 3 tháng lại rơi vào ma trận của BHXH

Căn cứ Tiết khoản i, Điểm 1, Điều 25, Chương IV Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực từ 01/7/2013 quy định :“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.”

+ Một là mỗi lần chi trả trong tháng <=2.000.000 đồng

+ Hai là phân chia tỉ lệ số người tách làm 2: tốp 01 làm quý 01 và quý 03, tốp 02 làm quý 02 và quý 04 như vậy đảm bảo yếu tố dưới 03 tháng không phạm luật bảo hiểm, không vi phạm luật thuế nếu đủ điềm kiện: có MST, cá nhân chỉ làm một nơi duy nhất
+ Bảng cam kết 23 chỉ có tác dụng tại thời điểm người lao động làm việc cho doanh nghiệp đã có MST ví dụ một trường hợp bị truy thu thếu TNCN như sau công nhân làm từ tháng 1/2013 đến tháng 3/2013 nhưng phải đến tháng 12/2013 kế toán mới đăng ký MST TNC cho họ thì sau này cơ quan thuế cũng truy thu 10% khi thanh tra thuế tại doanh nghiệp

+ Bản cam kết 23 chỉ có tác dụng lá bùa chắn khi cá nhân đó chỉ có thu nhập duy nhất một nơi

+ Kế toán chủ yếu lo làm công tác kế toán cho tốt nên tốt nhất hãy ký 6-12 tháng hoặc trên 03 tháng để sau này tránh huệ lụy truy thu thuế VAT, còn việc bảo hiểm là chuyện của bảo hiểm, hãy hoàn thành tốt công tác sổ sách với thuế đi đã

+ Trong năm nếu cá nhân trong doanh nghiệp không phát sinh thuế TNCN do mức lương chưa đến mức phải nộp thì kế toán vẫn phải quyết toán thuế TNCN cho họ có nhiều kế toán tưởng không phát sinh thuế TNCN nên ko làm quyết toán thuế TNCN năm.

Xem tiếp: Cách kiểm tra sổ sách kế toán, báo cáo trước khi lập BCTC (Phần III)

(Kế toán An Hiểu Minh)


* Chi tiết các khóa học xem tại đây

* Thời gian học:

Tất cả các ngày trong tuần Sáng 8h – 11h, Chiều từ 14h – 17h, Tối từ 17h30 – 21h30

(Thời gian học do học viên tự linh động, học viên rảnh lúc nào đến học lúc đó, không cố định giờ)

* Cam kết: Không giới hạn thời gian học, Học viên học đến khi thành nghề.

* Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ CHUYÊN NGHIỆP AN HIỂU MINH

Địa chỉ: Số 279 Nguyễn Tĩnh - Phường Đông Hương - Thành phố Thanh Hóa

(Đi qua cầu Đông Hương 300m, đến tòa nhà Bất động sản Đông Á, rẽ phải 100m)

Tel: 0373.522.858 - Hotline: 0961.522.858

Email: lienheanhieuminh@gmail.com

 

Huele_ketoan

Thành viên
Khóa học "Kế toán viên chuyên nghiệp"

Với khóa học này, sau khi tốt nghiệp, học viên sẽ có kinh nghiệm tương đương 3-5 năm kinh nghiệm làm kế toán tổng hợp. Để học viên tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả công việc kế toán, Khóa học "Kế toán viên chuyên nghiệp" được xây dựng với các nội dung cụ thể sau:


Đối tượng:

  • Những người chưa có kiến thức về kế toán.
  • Những người đã học kế toán hoặc những người đã có kiến thức căn bản về lý thuyết kế toán.
Những người chưa có kinh nghiệm thực tế, những người đã đi làm nhưng muốn nắm rõ hơn về kế toán tổng hợp.

Nội dung:

- Tin học văn phòng cho Kế toán (Học viên được áp dụng các hàm Excel cụ thể thực hiện các công việc liên quan đến công tác kế toán).

- Nguyên lý kế toán (Học các khái niệm, các phương pháp kế toán nền tảng, cốt lõi).

- Thực hành ghi chứng từ (Hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, sec, UNC, ...)

- Thực hành hạch toán trên Excel.

- Thực hành hạch toán trên phần mềm Kế toán.

- Thực hành lên Báo cáo tài chính.

- Thực hành làm các báo cáo Thuế: Thuế GTGT, Thuế TNDN, Thuế TNCN.

- In sổ sách cho dữ liệu kế toán đã hạch toán.

- Hoàn thiện chứng từ.

- Thực hiện trực tiếp các giao dịch kinh tế: Đi cơ quan Thuế, Ngân hàng, Bảo hiểm, Khách hàng, Nhà cung cấp... cho các đơn vị mà công ty hiện đang làm kế toán thuế, kế toán tổng hơp.

Thời gian đào tạo:6 tháng.

Ưu đãi:

- Hỗ trợ giới thiệu việc làm khi thành thạo kỹ năng thực tế.

- Giảm 30% học phí.

Lịch học:

Tất cả các ngày trong tuần Sáng 8h – 11h, Chiều từ 14h – 17h, Tối từ 17h30 – 21h30

(Thời gian học do học viên tự linh động, học viên rảnh lúc nào đến học lúc đó, không cố định giờ)

Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ CHUYÊN NGHIỆP AN HIỂU MINH

Địa chỉ: Số 279 Nguyễn Tĩnh - Phường Đông Hương - Thành phố Thanh Hóa

Tel: 0373.522.858 - Hotline: 0968.522.858 - 0947.522.858 - 0942.522.858



(An Hiểu Minh)


* Chi tiết các khóa học xem tại đây

* Thời gian học:

Tất cả các ngày trong tuần Sáng 8h – 11h, Chiều từ 14h – 17h, Tối từ 17h30 – 21h30

(Thời gian học do học viên tự linh động, học viên rảnh lúc nào đến học lúc đó, không cố định giờ)

* Cam kết: Không giới hạn thời gian học, Học viên học đến khi thành nghề.

* Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ CHUYÊN NGHIỆP AN HIỂU MINH

Địa chỉ: Số 279 Nguyễn Tĩnh - Phường Đông Hương - Thành phố Thanh Hóa

(Đi qua cầu Đông Hương 300m, đến tòa nhà Bất động sản Đông Á, rẽ phải 100m)

Tel: 0373.522.858 - Hotline: 0961.522.858

Email: lienheanhieuminh@gmail.com

 

Huele_ketoan

Thành viên
Khóa học Kỹ năng lập và phân tích báo cáo tài chính

Khi cầm trên tay bản báo cáo tài chính để đặt bút ký nhưng không biết kế toán làm đúng hay sai, bạn muốn biết những lỗi hay mắc phải khi quyết toán bị cơ quan thuế soi.


Đối tượng:

  • Giám đốc các công ty chưa biết nhiều về công tác kế toán.
  • Kế toán viên, kế toán tổng hợp lên được báo cáo tài
chính nhưng chưa biết kiểm tra báo cáo đó đã làm đúng chưa.

Nội dung:

  • Hướng dẫn kiểm tra các biểu mẫu báo cáo đã đủ chưa.
  • Kiểm tra các biểu mẫu đó đã đúng theo quy định không.
  • Kiểm tra số liệu đúng sai của báo cáo tài chính.
  • Kiểm tra số liệu trên bảng cân đối tài khoản xem đúng chưa. Cách cân đối bảng cân đối tài khoản cho phù hợp.
  • Kiểm tra bảng cân đối kế toán.
  • Lưu chuyển tiền tệ.
  • Thuyết minh báo cáo tài chính.
  • Tờ khai quyết toán thuế TNDN
  • Chỉ ra những sai só kế toán hay mắc phải và khi quyết toán cơ quan thuế hay soi các tài khoản nào.
  • Bằng 3 bộ báo cáo tài chính có thật của 3 công ty chúng tôi sẽ giúp bạn thực hành đọc và kiểm tra đúng sai của những báo cáo đó.


Lịch học: Tất cả các ngày trong tuần Sáng 8h – 11h, Chiều từ 14h – 17h, Tối từ 17h30 – 21h30


(Thời gian học do học viên tự linh động, học viên rảnh lúc nào đến học lúc đó, không cố định giờ)


Mọi chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH AN HIỂU MINH

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN CHUYÊN NGHIỆP AN HIỂU MINH

Địa chỉ: SN 279 Đường Nguyễn Tĩnh - P.Đông Hương -TP Thanh Hóa (cách cầu Đông Hương 500m về hướng BigC)

Điện thoại: 0373 722 858 Hotline: 0968.522.858



(An Hiểu Minh)


* Chi tiết các khóa học xem tại đây

* Thời gian học:

Tất cả các ngày trong tuần Sáng 8h – 11h, Chiều từ 14h – 17h, Tối từ 17h30 – 21h30

(Thời gian học do học viên tự linh động, học viên rảnh lúc nào đến học lúc đó, không cố định giờ)

* Cam kết: Không giới hạn thời gian học, Học viên học đến khi thành nghề.

* Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ CHUYÊN NGHIỆP AN HIỂU MINH

Địa chỉ: Số 279 Nguyễn Tĩnh - Phường Đông Hương - Thành phố Thanh Hóa

(Đi qua cầu Đông Hương 300m, đến tòa nhà Bất động sản Đông Á, rẽ phải 100m)

Tel: 0373.522.858 - Hotline: 0961.522.858

Email: lienheanhieuminh@gmail.com

 

Huele_ketoan

Thành viên
Thông báo V/v nâng cấp ứng dụng iHTKK 3.1.6, HTKK 3.3.5, iTaxviewer 1.1.3

Kế toán An Hiểu Minh chia sẻ thông báo của Tổng cục thuế về việc nâng cấp ứng dụng iHTKK 3.1.6, HTKK 3.3.5, iTaxviewer 1.1.3


Trích dẫn - TỔNG CỤC THUẾ THÔNG BÁO

V/v: Nâng cấp ứng dụng hỗ trợ kê khai thuế (HTKK) phiên bản 3.3.5,ứng dụng Khai thuế qua mạng (iHTKK) phiên bản 3.1.6, ứng dụng Hỗ trợ đọc, xác minh tờ khai, thông báo thuế định dạng XML (iTaxViewer) phiên bản 1.1.3đáp ứng Thông tư số 195/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 của Bộ Tài chính

Đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ theo Thông tư số 195/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Tổng cục Thuế đã hoàn thành nâng cấp ứng dụng hỗ trợ kê khai thuế (HTKK) phiên bản 3.3.5, ứng dụng Kê khai thuế qua mạng (iHTKK) phiên bản 3.1.6 và ứng dụng Hỗ trợ đọc, xác minh tờ khai, thông báo thuế định dạng XML (iTaxViewer) phiên bản 1.1.3, cụ thể như sau:

- Nâng cấp chức năng kê khai tờ khai thuế TTĐB (mẫu 01/TTĐB) trên ứng dụng HTKK 3.3.5, iHTKK 3.1.6: Cập nhật danh mục biểu thuế TTĐB đối với một số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 đồng thời nâng cấpBảng xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ (nếu có) của nguyên liệu mua vào, hàng hóa nhập khẩu (phụ lục 01-1/TTĐB) đính kèm tờ khai theo mẫu biểu ban hành tại Thông tư số 195/2015/TT-BTC.

- Nâng cấp ứng dụng iTaxViewer phiên bản 1.1.3 đáp ứng các nội dung nâng cấp của ứng dụng iHTKK phiên bản 3.1.6.

Bắt đầu từ ngày 19/02/2016, khi kê khai tờ khai thuế có liên quan đến nội dung nâng cấp nêu trên, tổ chức cá nhân nộp thuế sẽ sử dụng các mẫu biểu kê khai tại ứng dụng HTKK 3.3.5,iHTKK 3.1.6, iTaxViewer 1.1.3 thay cho các phiên bản trước đây.

Tổ chức, cá nhân nộp thuế có thể tải bộ cài và tài liệu hướng dẫn sử dụng ứng dụng tại địa chỉ sau:

+ Ứng dụng HTKK phiên bản 3.3.5:

http://www.gdt.gov.vn/wps/portal/home/hotrokekhai.

+ Ứng dụng iHTKK phiên bản 3.1.6: tại http://kekhaithue.gdt.gov.vn.

+ Ứng dụng iTaxViewer 1.1.3: Tải bộ cài iTaxViewer Tại đây.

Hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế địa phương để được cung cấp và hỗ trợ trong quá trình cài đặt, sử dụng.

Mọi thắc mắc xin liên hệ số điện thoại: 0947 522 858 để được Kế toán An Hiểu Minh hỗ trợ!


(Kế toán An Hiểu Minh)


* Chi tiết các khóa học xem tại đây

* Thời gian học:

Tất cả các ngày trong tuần Sáng 8h – 11h, Chiều từ 14h – 17h, Tối từ 17h30 – 21h30

(Thời gian học do học viên tự linh động, học viên rảnh lúc nào đến học lúc đó, không cố định giờ)

* Cam kết: Không giới hạn thời gian học, Học viên học đến khi thành nghề.

* Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ CHUYÊN NGHIỆP AN HIỂU MINH

Địa chỉ: Số 279 Nguyễn Tĩnh - Phường Đông Hương - Thành phố Thanh Hóa

(Đi qua cầu Đông Hương 300m, đến tòa nhà Bất động sản Đông Á, rẽ phải 100m)

Tel: 0373.522.858 - Hotline: 0961.522.858
Email: lienheanhieuminh@gmail.com

 

Huele_ketoan

Thành viên
Hướng dẫn khấu trừ TNCN với lao động thời vụ

Hướng dẫn khấu trừ thuế và cách tính thuế TNCN với lao động thời vụ hoặc lao động ký HĐ dưới 3 tháng.


1. Theo khoản i điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ tài chính quy định:

- DN trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

- Nếu cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu 23/BCK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 156) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN.

- Cá nhân làm cam kết phải đăng ký thuế và có MST tại thời điểm cam kết.

2. Tổng kết:

- Đối với cá nhân ký hợp đồng dưới 3 tháng nếu có thu nhập dưới 2 triệu đồng / lần thì khi chi trả lương, kế toán chỉ cần giữ lại CMND photo của NLĐ, không cần làm cam kết 23 BCK-TNCN.

- Đối với cá nhân ký hợp đồng dưới 3 tháng nếu có thu nhập từ 2 triệu đồng / lần trở lên thì khi chi trả lương, kế toán sẽ khấu trừ 10% thu nhập trước khi chi trả cho NLĐ, hoặc nếu cá nhân làm bản cam kết 23, cam kết thu nhập sau khi trừ các khoản được giảm trừ chưa tới mức phải khấu trừ thì kế toán tạm thời không khấu trừ thuế TNCN.

Chú ý: Khi làm bản cam kết 23 phải có MST và có thu nhập duy nhất tại 1 nơi thì mới được làm bản cam kết 23.

- Khi DN trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế đối với lao động thời vụ, ký hợp đồng dưới 3 tháng phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế. (Theo mẫu số 17/TNCN ban hành kèm theo TT 156).

Như vậy: Những lao động thời vụ, các bạn kế toán phải chú ý đến thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

VD: Nếu trả cho NLĐ là 3.000.000đ là tiền thù lao thực nhận (không bao gồm thuế) thì các bạn phải quy đổi khoản thu nhập 3.000.000 đó ra thu nhập tính thuế theo bảng quy đổi ở phụ lục 02/PL-TNCN ban hành kèm theo TT 111.



(Kế toán An Hiểu Minh)


* Chi tiết các khóa học xem tại đây

* Thời gian học:

Tất cả các ngày trong tuần Sáng 8h – 11h, Chiều từ 14h – 17h, Tối từ 17h30 – 21h30

(Thời gian học do học viên tự linh động, học viên rảnh lúc nào đến học lúc đó, không cố định giờ)

* Cam kết: Không giới hạn thời gian học, Học viên học đến khi thành nghề.

* Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ CHUYÊN NGHIỆP AN HIỂU MINH

Địa chỉ: Số 279 Nguyễn Tĩnh - Phường Đông Hương - Thành phố Thanh Hóa

(Đi qua cầu Đông Hương 300m, đến tòa nhà Bất động sản Đông Á, rẽ phải 100m)

Tel: 0373.522.858 - Hotline: 0961.522.858
Email: lienheanhieuminh@gmail.com

 

Huele_ketoan

Thành viên
Khóa học Đào tạo kỹ năng quyết toán thuế

Bạn muốn tránh được các sai sót vi phạm pháp luật và không bị xuất toán ra khỏi chi phí hợp lý, hợp lệ trong các cuộc thanh tra, kiểm tra? Bạn muốn hoàn thiện các thủ tục để giảm thiểu rủi ro khi quyết toán thuế? Để tránh được các sai phạm (rủi ro) và những tổn thất về kinh tế trong quản lý các sắc thuế (GTGT, TNDN, TNCN...) khi quyết toán thì bạn hãy yên tâm khi đến với trung tâm chúng tôi.


Các giảng viên đã có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo, tư vấn thuế, thanh kiểm tra quyết toán thuế của các doanh nghiệp sẽ truyền đạt kinh nghiệm cho các bạn để giúp bạn tránh được những thiệt hại đáng tiếc về kinh tế do vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý thuế GTGT, TNDN và thuế TNCN nhiều như hiện nay

Nội dung khóa học

  • Quyết toán thuế – vì sao lại phải quyết toán thuế ?
  • Quy trình quyết toán thuế của cơ quan thuế
  • Những yêu cầu mà doanh nghiệp phải chuẩn bị để quyết toán thuế
  • Chuẩn bị hồ sơ quyết toán thuế
  • Giải trình và phương pháp gải trình các nghiệp vụ trước cơ quan thuế
  • Chi phí và những khoản chi hợp lý hợp lệ, không hợp lý hợp lệ
  • Doanh thu, những doanh thu được xác định và doanh thu chưa thực hiện
  • Chứng từ, chứng từ hợp lý hợp lệ
  • Biên bản quyết toán thuế
  • Thực hiện các công việc bổ sung sau khi có biên bản quyết toán thuế
Tác dụng của khóa học

  • Học viên nắm vững quy trình quyết toán thuế, phương pháp và thực hiện chuẩn bị hồ sơ quyêt toán thuế.
  • Học viên có thể tự tin cùng cơ quan thuế thực hiện quyết toán thuế của doanh nghiệp
  • Học viên tự tin giải trình với cơ quan thuế về công tác kế toán, một số nghiệp vụ mà cơ quan thuế yêu cầu giải trình, phản biện để tối ưu thuế cho doanh nghiệp.
  • Tự tin khắc phục lỗi sai để kịp thời đáp ứng yêu cầu của cơ quan thuế.
  • Đưa ra các giải pháp quản lý thuế hiệu quả tránh sai phạm bị xử phạt nhiều trong các loại hình doanh nghiệp.
  • Giảng viên sẽ tư vấn để các Doanh nghiệp quản lý hiệu quả, tránh các thiệt hại đáng tiếc về kinh tế trong những năm tài chính tiếp theo.


Lịch học: Tất cả các ngày trong tuần Sáng 8h – 11h, Chiều từ 14h – 17h, Tối từ 17h30 – 21h30


(Thời gian học do học viên tự linh động, học viên rảnh lúc nào đến học lúc đó, không cố định giờ)


Mọi chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH AN HIỂU MINH

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ CHUYÊN NGHIỆP AN HIỂU MINH

Địa chỉ: SN 279 Đường Nguyễn Tĩnh - P.Đông Hương -TP Thanh Hóa (cách cầu Đông Hương 300m về hướng đông, rẽ phải )

Điện thoại: 0373 722 858. Hotline: 0961 522 858

(An Hiểu Minh)
 

Huele_ketoan

Thành viên
Khóa học kế toán tổng hợp

Để làm được công việc của một nhân viên kế toán tổng hợp bạn cần nắm rõ kiến thức tổng hợp về kế toán, hiểu rõ và đảm nhận công việc từ A đến Z. Trong khi bạn chưa có kinh nghiệm thực tế về kế toán ? Bạn muốn nắm vững kiến thức và công việc của một kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp.Các bí quyết để làm kế toán với hiệu quả cao, kết quả xuất sắc? Khóa học kế toán tổng hợp tại An Hiểu Minh sẽ đáp ứng hoàn hảo yêu cầu của bạn. Hiện nay An Hiểu Minh đang đào tạo kế toán tổng hợp với tất cả các loại hình doanh nghiệp như: thương mại, thương mại và dịch vụ; xuất nhập khẩu, sản xuất, xây lắp…


Đối tượng:

  • Những người có kiến thức cơ bản về kế toán.
  • Những người đã học kế toán hoặc những người đã có kiến thức căn bản về lý thuyết kế toán.
  • Những người chưa có kinh nghiệm thực tế, những người đã đi làm nhưng muốn nắm rõ hơn về kế toán tổng hợp.
  • Nội dung khoá học:
Phần I: Hệ thống lại kiến thức kế toán tổng quan

· Kiến thức về lựa chọn chế độ kế toán, các quy định cần áp dụng

· Kiến thức tổng quan kế toán, cách hạch toán theo tư duy lôgic, đảm bảo các bạn biết hạch toán một cách khoa học, có tính áp dụng cao vào nhiều tình huống thực tế.

· Kiến thức cơ bản về các loại thuế

· Quy trình kế toán chuẩn

Phần II: Thực hành hoàn thiện trên chứng từ thực tế của doanh nghiệp.

Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp sẽ có những đặc thù riêng trong công tác quản lý kế toán. Các doanh nghiệp làm về Sản xuất, Xây dựng thường yêu cầu phức tạp hơn các DN làm về Thương mại và Dịch vụ. Nhưng tất cả đều phải đảm bảo quy trình chung sau đây:

Từ chứng từ gốc kế toán hoàn thiện các chứng từ liên quan:

· Phiếu thu, phiếu chi

· Chứng từ ngân hàng

· Phiếu nhập mua NVL, hàng hoá...

· Phiếu xuất kho NVL sản xuất, phiếu bán thành phẩm hàng hoá....

Phần III: Thực hành ghi sổ kế toán

1.Sắp xếp chứng từ, định khoản chính xác, phản ánh lên sổ sách theo quy định:

· Lập sổ nhật ký chung: Phản ánh theo trình tự tất cả các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ.

· Lập các sổ chi tiết theo đối tượng( tùy theo yêu cầu quản lý của từng mô hình DN).

· Lập sổ chi tiết theo dõi công nợ phải thu, công nợ phải trả, kho NVL, kho thành phẩm...

· Lập bảng trính khấu hao TSCĐ, bảng phân bổ chi phí khầu hao TSCĐ.

· Lập bảng phân bổ chi phí trả trước dài hạn và ngắn hạn.

· Lập bảng thanh toán lương, bảng phân bổ lương.

· Lập bảng định mức, phân bổ chi phí riêng cho dịch vụ, sản xuất.

· Lập bảng tính giá thành cho từng gói dịch vụ cung cấp, các sản phẩm đã sản xuất nhập kho.

· Lập các sổ cái cho tất cả các tài khoản có phát sinh liên quan.

· Kiểm tra đối chiếu số liệu sổ sách kế toán để hoàn thiện sổ sách trước khi làm báo cáo.

2. Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế theo trình tự.

Bộ BCTC hoàn thiện gồm có:

· Bảng cân đối kế toán.

· Bảng cân đối phát sinh tài khoản.

· Bảng kết quả kinh doanh.

· Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

· Thuyết minh BCTC.

Các báo cáo thuế theo quy định của cơ quan thuế gồm có:

· Báo cáo thuế GTGT: tháng, quý, năm

· Báo cáo thuế TNDN: quý, năm

· Tờ khai nộp thuế môn bài: năm

· Báo cáo thuế TNCN: tháng, quý, năm

· Một số báo cáo thuế khác theo quy định.

Phần IV: Thực hành trên Excel và Phần mềm

Thực hành theo quy trình như trên sổ.Sử dụng các kỹ năng làm nhanh và khoa học kết hợp đối chiếu, so sánh, nhận biết đúng sai để làm ra được sổ sách, BCTC, BC thuế một cách nhanh chóng, tốc độ, chính xác và hợp lý.

Hình thức học kế toán tổng hợp tại An Hiểu Minh:

  • Học từ đội ngũ giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán cũng như giảng dạy kế toán.
  • Học viên được học kế toán tổng hợp từ thực tế, học trên các chứng từ, giáo trình thực tế của công ty.
  • Mỗi một giáo viên giạy kèm 2 học viên, đảm bảo về chất lượng giảng dạy và tiếp thu kiến thức.
  • Học viên được thực hành 100% trên máy vi tính. Mỗi học viên 1 máy, 1 bộ chứng từ.
Tác dụng khóa học:

  • Đào tạo nhân viên kế toán tổng hợp với đầy đủ kiến thức, kỹ năng, bí quyết để hoàn thành công việc với hiệu quả cao. Có khả năng làm việc nhóm và độc lập, có khả năng tư vấn về tài chính kế toán cho lãnh đạo doanh nghiệp khi cần thiết.
Đăng ký khoá học học viên được tặng MIỄN PHÍ khóa học phần mềm kế toán Misa hoặc Fast.

Lịch học: Tất cả các ngày trong tuần Sáng 8h – 11h, Chiều từ 14h – 17h, Tối từ 17h30 – 21h30

(Thời gian học do học viên tự linh động, học viên rảnh lúc nào đến học lúc đó, không cố định giờ)

Mọi chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH AN HIỂU MINH

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ CHUYÊN NGHIỆP AN HIỂU MINH

Địa chỉ: 279 Đường Nguyễn Tĩnh - P. Đông Hương -TP Thanh Hóa (cách cầu Đông Hương 300m về hướng đông, rẽ phải hướng BigC)

Hotline: 0968 522 858


Điện thoại: 0373 722 858



(An Hiểu Minh)


* Chi tiết các khóa học xem tại đây

* Thời gian học:

Tất cả các ngày trong tuần Sáng 8h – 11h, Chiều từ 14h – 17h, Tối từ 17h30 – 21h30

(Thời gian học do học viên tự linh động, học viên rảnh lúc nào đến học lúc đó, không cố định giờ)

* Cam kết: Không giới hạn thời gian học, Học viên học đến khi thành nghề.

* Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ CHUYÊN NGHIỆP AN HIỂU MINH

Địa chỉ: Số 279 Nguyễn Tĩnh - Phường Đông Hương - Thành phố Thanh Hóa

(Đi qua cầu Đông Hương 300m, đến tòa nhà Bất động sản Đông Á, rẽ phải 100m)

Tel: 0373.522.858 - Hotline: 0961.522.858
Email: lienheanhieuminh@gmail.com

 

Huele_ketoan

Thành viên
Khóa học kế toán thuế

Bạn mới ra trường, mới đi làm nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm ? Bạn đã đi làm nhưng còn rất nhiều thắc mắc để xử lý các vấn đề về hạch toán kế toán, các vấn đề liên quan tới các lĩnh vực về thuế. Bạn muốn làm báo cáo thuế theo định kỳ một cách nhanh chóng, hiệu quả và chính xác nhất? Trung tâm Đào tạo Kế toán thực tế chuyên nghiệp An Hiểu Minh với đội ngũ kế toán trưởng, giảng viên lâu năm và có nhiều kinh nghiệm thực tế, nắm vững luật kế toán và luật thuế sẽ giúp bạn tự tin hơn, nhiều kiến thức hơn, kinh nghiệm hơn trong quá trình thực hiện công việc kế toán thuế.


Khoá HỌC KẾ TOÁN THUẾ tại An Hiểu Minh sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức phù hợp với việc làm kế toán thuế tại doanh nghiệp hiện nay. Giúp bạn tự tin trong công việc, nâng cao nghiệp vụ kế toán, mở rộng cơ hội việc làm, vững tin trên con đường sự nghiệp kế toán của mình…


Đối tượng:

  • Những người đã học kế toán hoặc những người đã có kiến thức căn bản về lý thuyết kế toán.
  • Những người chưa có kinh nghiệm thực tế, những người đã đi làm nhưng muốn nắm rõ hơn về kế toán thuế.
  • Sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, những thành phần lao động xã hội có nhu cầu học kế toán thuế.
Nội dung khoá học kế toán thuế:

·Dạy cách tiếp nhận hồ sơ công ty.

·Đặt in hóa đơn GTGT, cách viết hóa đơn GTGT.

·Lý thuyết về các loại thuế: Tìm hiểu về các loại thuế, cách tính thuế, thực hành kê khai thuế, phân biệt chi phí hợp lý, hợp lệ. Cách tối ưu hóa chi phí thuế phải nộp cho doanh nghiệp.

·Thực hành kê khai thuế GTGT, TNCN hàng tháng, TNDN tạm tính hàng quý và các loại tờ khai khác trên phần mềm HTKK mới nhất của Tổng cục thuế. Kê khai điều chỉnh khi có sai sót.

·Cách nộp các tờ khai thuế qua mạng.

·Cách đăng ký mã số thuế cá nhân.

·Lập báo thuế quyết toán TNDN, TNCN năm.

  • Kỹ năng, bí quyết khi làm báo cáo thuế, hạn chế các lỗi sai, cách sửa chữa, điều chỉnh, in báo cáo thuế…
  • Kỹ năng quyết toán thuế khi cơ quan thuế xuống kiểm tra.
Tác dụng khóa học:

  • Có đầy đủ kiến thức, kỹ năng, bí quyết để hoàn thành công việc kế toán thuế với hiệu quả năng suất cao.
  • Hiểu rõ các khoản đóng góp và nghĩa vụ của doanh nghiệp với nhà nước.
  • Xử lý, tổng hợp các số liệu trên sổ kế toán thuế. Nắm rõ thời hạn lập báo cáo thuế, nơi gửi và nơi nộp báo cáo thuế.
  • Biết cách xử lý, tính toán và lập các chứng từ, báo cáo thuế như: tờ khai thuế giá trị gia tăng, hóa đơn giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu...
  • Có khả năng làm việc luôn ở vị trí kế toán thuế mà không cần doanh nghiệp đào tạo lại
Đăng ký khoá học học viên được tặng MIỄN PHÍ khóa học kế toán

phần mềm Misa hoặc Fast.

Lịch học: Tất cả các ngày trong tuần Sáng 8h – 11h, Chiều từ 14h – 17h, Tối từ 17h30 – 21h30

(Thời gian học do học viên tự linh động, học viên rảnh lúc nào đến học lúc đó, không cố định giờ)


Mọi chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH AN HIỂU MINH

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN CHUYÊN NGHIỆP AN HIỂU MINH

Địa chỉ: 279 Nguyễn Tĩnh - P.Đông Hương -TP Thanh Hóa (cách cầu Đông Hương 300m về hướng đông rẽ phải, hướng đi BIG C)


Hotline: 0968 522 858

Điện thoại: 0373 722 858


(An Hiểu Minh)


* Chi tiết các khóa học xem tại đây

* Thời gian học:

Tất cả các ngày trong tuần Sáng 8h – 11h, Chiều từ 14h – 17h, Tối từ 17h30 – 21h30

(Thời gian học do học viên tự linh động, học viên rảnh lúc nào đến học lúc đó, không cố định giờ)

* Cam kết: Không giới hạn thời gian học, Học viên học đến khi thành nghề.

* Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ CHUYÊN NGHIỆP AN HIỂU MINH

Địa chỉ: Số 279 Nguyễn Tĩnh - Phường Đông Hương - Thành phố Thanh Hóa

(Đi qua cầu Đông Hương 300m, đến tòa nhà Bất động sản Đông Á, rẽ phải 100m)

Tel: 0373.522.858 - Hotline: 0961.522.858
Email: lienheanhieuminh@gmail.com

 

Facebook Comment

Bài viết mới

Chủ đề được quan tâm nhất

Top