Tp.Thanh Hóa An Hiểu Minh - Trung tâm Đào tạo KẾ TOÁN - TIN HỌC thực tế tốt nhất tại Thanh Hóa

KeToanAnHieuMinh

Thành viên

- Trung tâm Đào tạo Kế toán thực tế Chuyên nghiệp An Hiểu Minh tự hào là đơn vị đặt nền móng đào tạo kế toán thực tế đầu tiên tại Thanh Hóa, là đơn vị đào tạoKẾ TOÁN THỰC TẾTIN HỌC VĂN PHÒNGcó uy tín nhất tại Thanh Hóa, môi trường học tập chuyên nghiệp. Đội ngũ giảng viên là tốt nghiệp các trường kinh tế, kỹ thuật uy tín trong cả nước. Có nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực kế toán, tài chính, thuế và tin học ứng dụng.

- Phòng học tại Trung tâm đào tạo kế toán thực tế An Hiểu Minh có trang thiết bị giảng dạy hiện đại. Mỗi phòng học có trên 20 bộ máy tính, máy chiếu, mỗi học viên thực hành riêng trên 01 bộ chứng từ thực tế và 01 máy tính có sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên. Học viên được sử dụng các thiết bị văn phòng khác như: máy in, máy fax, scand … trong quá trình học.

Tặng MIỄN PHÍ khóa học TIN HỌC VĂN PHÒNG KHÓA KẾ TOÁN PHẦN MỀM Misa, Fast, Vacom khi nhập học khoá học kế toán.

Học viên được thực hành tất cả các loại hình kế toán: Kế toán thương mại, dịch vụ, kế toán sản xuất, kế toán xây dựng…

Học viên học xong khóa học được cấp chứng chỉ tương đương kinh nghiệm 2 năm đi làm thực tế.

Liên hệ để tham gia học thử 01 buổi miễn phí trước khi đăng ký: Ms. Liên0968.522.858 – Mr. Tấn: 0947.522.858

Địa chỉ: Số 279, đường Nguyễn Tĩnh, P. Đông Hương TP Thanh Hóa (Hướng đi Sầm Sơn, qua cầu Cốc 50, rẽ trái).

Truy cập website để biết chi tiết khóa học: http://KeToanAnHieuMinh.com.vn

Thời gian học:Tất cả các ngày trong tuần( cả thứ 7 và chủ nhật)
Sáng: Từ 8h đến 11h

Chiều: Từ 14h đến 17h

Tối: Từ 18h đến 21h

(Thời gian học do học viên tự linh động, học viên rảnh lúc nào đến học lúc đó, không cố định giờ, không giới hạn số buổi - AHM cam kết đào tạo cho tới khi học viên thành nghề và có chính sách hỗ trợ học viên sau khi kết thúc khóa học).

Liên hệ và đăng ký học tại:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN – TIN HỌC THỰC TẾ CHUYÊN NGHIỆP

AN HIỂU MINH

Địa chỉ: Số 279 Nguyễn Tĩnh - Phường Đông Hương - Thành phố Thanh Hóa

(Đi qua cầu Đông Hương 300m, đến tòa nhà Bất động sản Đông Á, rẽ phải 100m)

Tel: 0373.522.858 - Hotline: 0968.522.858 - 0947.522.858 - 0942.522.858

Email: lienheanhieuminh@gmail.com
 

Huele_ketoan

Thành viên
HẠCH TOÁN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP GIA CÔNG XUẤT KHẨU.

Doanh nghiệp gia công xuất khẩu là một trong những loại hình doanh nghiệp đặc thù. Vậy, xuất hàng gửi đi gia công hạch toán như thế nào? nhận hàng gia công hạch toán như thế nào?


Sau đây Kế toán An Hiểu Minh xin hướng dẫn các bạn một số thủ tục thuế cũng như cách hạch toán kế toán đối với loại hình doanh nghiệp này.

Theo quy định của Luật thuế GTGT; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật này thỡ trường hợp gia công cho nước ngoài thuộc diện không phải nộp thuế XNK và áp dụng thuế suất GTGT là 0%.

1. Về thủ tục quản lý, các văn bản hướng dẫn có quy định: Nếu xuất trả hàng cho nước ngoài trong thời hạn 365 ngày kể từ khi nhập khẩu công ty chưa phải nộp thuế GTGT, thuế NK; Quá thời hạn 365 ngày mà chưa xuất được sẽ phải nộp đủ thuế, sau đó nếu XK được thỡ sẽ được hoàn lại số thuế đó nộp. Điều kiện về thủ tục hồ sơ cần thiết để được áp dụng chính sách ưu đối này là:

- Hợp đồng gia công ký với thương nhân nước ngoài;

- Tờ khai hải quan ghi đúng các chỉ tiêu và phù hợp với nội dung hợp đồng

- Thực hiện thanh toán qua ngân hàng (nếu thanh toán tiền gia công bằng hàng hoá hoặc khấu trừ công nợ thì nội dung này phải được ghi trong hợp đồng; có hồ sơ xác nhận của 2 Bên về đối chiếu công nợ, xác định số phải thanh toán, đó thanh toán).

- Hoá đơn GTGT của lô hàng xuất khẩu.

Danh mục hồ sơ và các tài liệu kèm theo trong trường hợp thanh toán bù trừ, thanh toán bằng hàng hoá,… Bạn có thể tham khảo Thông tư số 219/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT.

2. Về quy trình hạch toán: Tuỳ thuộc vào việc tổ chức công tác kế toán mà công ty Bạn đang áp dụng để tổ chức công tác hạch toán cho phù hợp nhưng nguyên tắc chung như sau:

- Trị giá Nguyên liệu nhập khẩu : hạch toán vào công nợ (chi tiết theo từng khách hàng), về mặt hiện vật cụ thể theo dõi ở các tài khoản ngoại bảng;

- Mở TK theo dõi về hoạt động gia công để tập hợp chi phí liên quan đến việc gia công và xuất trả thành phẩm sau gia công (không tính trị giá nguyên liệu nhập khẩu);

- Số tiền được thanh toán về gia công (tiền TT qua ngân hàng hoặc trị giá hàng được thanh toán, hoặc công nợ được trừ vào tiền gia công) hạch toán vào doanh thu.

3. Về việc thanh khoản tờ khai nhập khẩu (chưa phải nộp thuế trong 365 ngày): Bạn cần liên hệ với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu để mở tờ khai hải quan theo loại hình gia cụng xuất khẩu. Khi xuất khẩu hàng trả cho nước ngoài Bạn cần ghi rừ XK trả cho thương nhân nước ngoài theo Hợp đồng, Tờ khai nhập khẩu số… ngày… để thanh khoản với cơ quan hải quan. Căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu của hợp đồng gia công (bản sao) đó đăng ký với cơ quan hải quan để tính ra trị giá nguyên liệu nhập khẩu đó sử dụng của lô hàng xuất khẩu. Trường hợp trị giá nguyên liệu nhập khẩu trong lô hàng XK mà thấp hơn số nguyên liệu đó thực nhập khẩu thì Bạn phải nộp thuế cho số chênh lệch này./.

Công ty gia công nên nguyên vật liệu chính: vải và các phụ kiện là do khách hàng cung cấp theo định mức .

- Các nguyên vật liệu chính được tính vào giá thành sản phẩm của công ty chỉ bao gồm: chỉ may, chỉ vắt sổ.

- Thường thì các chi phí sẽ được tổng hợp cho toàn công ty sau đó phân bổ cho từng đơn đặt hàng:

- Đối với nguyên vật liệu trực tiếp có thể phân bổ theo trị giá đơn đặt hàng nhưng dể chính xác hơn thì nên xây dựng định mức

Ví dụ: Đơn đặt hàng 1 đặt may:10 sản phẩm X, 100 phẩm Y, 1000 phẩm Z.

Công ty xây dụng định mức: + SP A: 0,1cuộn chỉ/ 1sp+ SP B: 0.2 cuôn chỉ / 1SP+ SPC: 0.3….

Sau đó tính: Tổng chi phí NVL trực tiếp PS cho đơn đặt hàng 1 =[(0.1×100)+(0.2×100)+(0.3×100)]x giá của 1 cuộn chỉ.

- CP nhân công và sản xuất chung phân bổ cho trị giá của từng đơn đặt hàng. Ta mở sổ chi tiết cho từng đơn đặt hàng và cho toàn công ty căn cứ vào các sổ chi tiết TK đó để lập sổ chi tiết TK 154 cho từng đơn đặt hang (đối với những đơn đặt hàng hoàn thành) và lập sổ TK 154 cho toàn doanh nghiệp. TK này có số dư, số phát sinh trong kỳ chính là tổng chi phí phát sinh cho những đơn dặt hàng hoàn thành, còn chi phí phát sinh cho những đơn dặt hàng chưa hoàn thành chính là giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ (tức là số dư cuối kỳ của TK 154)

Căn cứ vào Sổ chi tiết TK 154 mở cho từng đơn đạt hàng bạn tính giá thành theo từng đơn đặt hàng. Lấy tổng chi phí phát sinh của từng đơn đăt hàng phân bổ cho từng mặt hàng có trong đơn đặt hàng. CP NVL trực tiếp phân bổ theo định mức, còn chi phí nhân công và sản xuất chung phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Hàng hóa gia công thường có :

- Gia công trong nước

- Gia công nước ngoài (bên nước ngoài ký hợp đồng với các DN trong nước gia công hàng hóa hoặc các DN trong nước thuê các đối tác nước ngoài gia công)

Chi phí gia công :

- Bên đi thuê gia công

- Bên nhận gia công

4. Hạch toán kế toán:

a. Hạch toán theo TT 200:

Đối với đơn vị thuê gia công:

- Khi xuất hàng đi gia công:

Nợ TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có các TK 152,156

- Chi phí gia công phát sinh

Nợ TK 154 – chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111, 112, 331.....

Nhận hàng gia công về

Nợ TK 152,156: phí gia công, kinh doanh dở dang

Có TK 154

Đối với đơn vị nhận gia công:

- Khi nhận hàng để gia công DN chủ động theo dõi và ghi chép thông tin về toàn bộ giá vật tư,hàng hóa nhận gia công trong phần thuyết minh BCTC.

- Khi xác định doanh thu từ số tiền gia công thực tế được hưởng ghi:

Nợ TK 111,112,131....

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)

b. Các hạch toán theo quyết định 48:

Đối với đơn vị xuất đi gia công:

- Khi xuất kho hàng hóa đưa đi gia công, chế biến:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 152, 156

- Chi phí gia công, chế biến hàng hóa:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

- Khi gia công xong nhập lại kho hàng hóa:

Nợ TK 152, 156

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Đối với bên nhận gia công:

- Hàng hóa nhận gia công cho các DN khác đơn vị ghi đơn vào TK 002 “ Vật tư, hàng hóa giữ hộ, nhận gia công”.

- Khi nhận hàng để gia công:

Nợ TK 002: Vật tư, hàng hóa giữ hộ, nhận gia công

- Khi xuất kho hàng để gia công, chế biến hoặc trả lại đơn vị giao hàng gia công.

Có TK 002: Vật tư, hàng hóa giữ hộ, nhận gia công

- Khi xác định doanh thu từ số tiền gia công thực tế được hưởng:

Nợ TK 111,112,131,....

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có).
(Kế toán An Hiểu Minh)
 

Huele_ketoan

Thành viên
Thông báo: Tuyển sinh lớp ôn thi chứng chỉ hành nghề đại lý thuế năm 2016 tại Thanh Hóa.

Trung tâm Đào tạo Kế toán thực tế chuyên nghiệp AN HIỂU MINH, thông báo chiêu sinh lớp “LỚP ÔN THI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ ĐẠI LÝ THUẾ” tại Thanh Hóa, cụ thể:


Căn cứ Thông tư số 117/2012/TT-BTC ngày 19/7/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế và Quyết định số 1042/QĐ-TCT ngày 13/6/2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc thành lập Hội đồng thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế năm 2016; Thông báo v/v tổ chức thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế năm 2016 của Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính.

<ĐĂNG KÝ HỌC TRỰC TUYẾN TẠI ĐÂY>
Trung tâm Đào tạo Kế toán thực tế chuyên nghiệp AN HIỂU MINH, thông báo chiêu sinh lớp “LỚP ÔN THI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ ĐẠI LÝ THUẾ” tại Thanh Hóa, cụ thể:

1. Mục tiêu khoá học: Giúp học viên ôn lại kiến thức các môn phục vụ kỳ thi chứng chỉ hành nghề đại lý Thuế và kỳ thi công chức Thuế sắp tới.

2. Nguồn tài liệu: 100% tài liệu các môn Thuế, Kế toán của Hội Tư vấn Thuế Việt Nam do cán bộ An Hiểu Minh trực tiếp tham gia lớp tập huấn (Bao gồm video có hướng dẫn chi tiết).

3. Nội dung học:

- Môn thuế: 21 buổi;

- Môn kế toán: 12 buổi.

* Môn Pháp luật thuế:

- Hướng dẫn nội dung chính sách thuế theo từng sắc thuế cụ thể như thuế Giá trị gia tăng (GTGT), Thu nhập doanh nghiệp (TNDN), Thu nhập cá nhân (TNCN), hóa đơn chứng từ; cập nhật các nội dung mới, sửa đổi bổ sung trong năm 2015 và 2016; các kiến thức cơ bản theo quy định tại quyết định số 264/QĐ-BTC ngày 09/02/2009 của Bộ Tài Chính về việc ban hành chương trình khung bồi dưỡng nghiệp vụ thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.

- Về quản lý thuế: Hướng dẫn thủ tục, quy trình và thực hành kê khai, khai bổ sung, nộp các loại thuế; Thủ tục, biểu mẫu về kê khai, hoàn thuế, quyết toán thuế; các hình thức vi phạm pháp luật về thuế và xử lý vi phạm.

- Trong quá trình giảng dạy, giảng viên sẽ trực tiếp giải đáp các vướng mắc phát sinh của học viên trong quá trình thực thi chính sách thuế; ra nhiều bài tập tình huống, hướng dẫn thực hành kê khai thuế.

* Môn kế toán: Giảng viên sẽ cung cấp các nội dung kiến thức về kế toán như: Khái quát chung về hệ thống pháp luật kế toán nội dung cơ bản của luật kế toán và các văn bản hướng dẫn, các chế độ kế toán hiện hành, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và các vấn đề thuộc tổ chức công tác kế toán tại cơ sở kinh doanh, kế toán tài chính và phương pháp lập, phân tích báo cáo tài chính.

4. Giảng viên: Bà Phạm Thị Liên – Giám đốc Trung tâm Đào tạo Kế toán thực tế chuyên nghiệp An Hiểu Minh, Người trực tiếp tham gia tập huấn nghiệp vụ Thuế chuyên sâu từ các chuyên gia thuế giàu kinh nghiệm thuộc Hội tư vấn Thuế, Tổng cục Thuế và các Công ty dịch vụ tư vấn thuế, kế toán hàng đầu Việt Nam.

5. Thời gian, địa điểm:

+ Các buổi tối từ thứ Hai đến thứ Sáu: 18h00 đến 21h00.

+ Thứ bảy, chủ nhật: Buổi sáng từ 8h00 - 11h00; Chiều từ 13h30 - 16h30.

Riêng ngày học đầu tiên, học viên đến làm thủ tục từ 17h30’.

- Thời gian học: Từ 20/8/2016 – 22/9/2016

+ Môn Pháp luật thuế: Từ ngày 20/8/2016 – 09/9/2016;

+ Môn Kế toán: Từ ngày 11/9/2016 – 22/9/2016;

+ Địa điểm: Số 279 Nguyễn Tĩnh, Phường Đông Hương, Tp.Thanh Hoá, Tỉnh Thanh Hoá.

6. Học phí: 3.500.000 đồng cả hai môn học Thuế và Kế toán.

Trong đó: Môn Thuế : 2.000.000 đồng

Môn Kế toán: 1.500.000 đồng

Các ưu đãi của lớp học này:

- Giảm 500.000 đồng đối với Học viên (chưa phải học viên Kế toán An Hiểu Minh) nộp học phí trước thời hạn đăng ký học: Trước ngày 18/8/2016; Trường hợp học 1 môn thì giảm 10% học phí.

- Cựu học viên An Hiểu Minh hoặc đang học các khoá kế toán thực tế tại An Hiểu Minh, được giảm 500.000đ cho môn thuế và giảm 200.000đ cho môn kế toán.

7. Hình thức nộp tiền:

- Nộp tiền mặt tại lớp học: khi làm thủ tục vào lớp;

- Thanh toán bằng chuyển khoản:

+ Tên tài khoản: Phạm Thị Liên

+ STK: 3500205132772

+ Tại: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Thanh Hoá

Lưu ý: Trường hợp học viên không tham gia khoá học, Trung tâm hỗ trợ tài liệu học tất cả các môn liên quan (Bao gồm video, file PDF, PowerPoint) với mức phí trọn bộ: 750.000 đồng.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ CHUYÊN NGHIỆP AN HIỂU MINH

Địa chỉ: Số 279 Nguyễn Tĩnh, Phường Đông Hương, Thành phố Thanh Hoá, Tỉnh Thanh Hoá (Hướng đi Sầm Sơn, Qua cây xăng cầu cốc rẽ trái 300m)

Điện thoại: (037)3.722.858;

Hotline tư vấn nội dung khoá học: 0968.522.858 – Chị Liên;

Thủ tục nhập học: 0961.522.858 – Chị Huế.

Email: lienheanhieuminh@gmail.com

Nội dung chi tiết xin vui lòng xem file đính kèm

Trân trọng.


(Kế toán An Hiểu Minh)


 

Huele_ketoan

Thành viên
Quy định mới về thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt


Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 130/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 100/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Giá trị gia tăng (GTGT), Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và Luật Quản lý thuế.




Được khấu trừ thuế GTGT tiếp sang kỳ sau

Liên quan đến thuế GTGT, theo hướng dẫn của Thông tư 130/2016/TT-BTC (Thông tư 130), cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.

Trường hợp cơ sở kinh doanh có số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết phát sinh trước kỳ tính thuế tháng 7/2016 (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trước kỳ tính thuế quý 3/2016 (đối với trường hợp kê khai theo quý), đủ điều kiện hoàn thuế GTGT (theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC), cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế theo quy định của pháp luật.

Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 1 năm trở lên thì được hoàn thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm (trừ trường hợp hướng dẫn tại điểm c, Khoản 3, Điều 1 thông tư này).

Trường hợp, nếu số thuế GTGT lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT.

Thông tư 130 quy định, cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư (trừ cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế GTGT theo hướng dẫn tại điểm c Khoản 3 Điều 1 và trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê mà không hình thành tài sản cố định) đang trong giai đoạn đầu tư cùng tỉnh/thành phố, thì cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai riêng đối với dự án đầu tư và phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện.

Số thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh.

Sau khi bù trừ, nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.

Còn sau khi bù trừ, nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mà chưa được khấu trừ hết nhỏ hơn 300 triệu đồng thì kết chuyển vào số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư của kỳ kê khai tiếp theo.

Ấn định giá tính thuế TTĐB nếu giá bán quá thấp

Cũng theo Thông tư 130, giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ là giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa có thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và thuế GTGT.

Cụ thể, đối với hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra. Trường hợp giá bán của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.

Trường hợp nhà sản xuất, nhà nhập khẩu thành lập nhiều cơ sở thương mại trung gian có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ hoặc có mối quan hệ liên kết thì giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB không được thấp hơn tỷ lệ 7% so với giá bình quân trong tháng của các cơ sở thương mại này bán cho cơ sở kinh doanh thương mại không có quan hệ (mẹ- con... hoặc có mối quan hệ liên kết).

Riêng mặt hàng xe ôtô, giá bán bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại để so sánh là giá bán xe chưa bao gồm các lựa chọn về trang thiết bị, phụ tùng mà cơ sở kinh doanh thương mại lắp đặt thêm theo yêu cầu của khách hàng.

Các cơ sở trên được coi là có mối quan hệ liên kết trong trường hợp này khi: Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia.

Trường hợp giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế thấp hơn tỷ lệ 7% so với giá bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại bán ra thì quan thuế ấn định giá tính thuế…/.

(Kế toán An Hiểu Minh)
 

Facebook Comment

Bài viết mới

Chủ đề được quan tâm nhất

Top